Cơ cấu việc làm toàn cầu sẽ có sự chuyển hướng mạnh mẽ, buộc thế hệ trẻ phải được đào tạo từ bây giờ để có thể đón đầu, đáp ứng công việc tương lai.
Cơ cấu việc làm thay đổi…
Theo báo cáo thường niên về việc làm “Future Of Jobs” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2020, sẽ có thay đổi lớn trong cơ cấu lao động và việc làm trong tương lai. Dự kiến đến năm 2025, 85 triệu việc làm của người lao động có thể được thay thế bằng máy móc. Trong khi đó, khoảng 97 triệu đầu việc mới có thể xuất hiện phù hợp với người lao động.
Những nhóm công việc được đánh giá sẽ phát triển trong tương lai bao gồm nhóm ngành liên quan đến công nghệ, số hóa, big data, thương mại điện tử, sức khỏe… Đặc biệt, từ đại dịch Covid-19 đã đánh dấu bước chuyển dịch từ làm việc tại chỗ (trực tiếp) sang làm việc từ xa (trực tuyến). Đây cũng là hình thức sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai với sự hỗ trợ mạnh mẽ của bước tiến công nghệ.
Các chuyên gia WEF nhận định, tất cả những thay đổi đó đòi hỏi người lao động hiện tại cần học lại, nâng cao các kỹ năng cũ; đồng thời cập nhật những kỹ năng mới để không bị tụt hậu và thay thế.
Mặt khác, để đáp ứng được tiêu chuẩn và phù hợp với nhu cầu việc làm trong tương lai, từ hiện tại, trẻ em cần được đào tạo những nền tảng kiến thức, kỹ năng chuẩn bị sẵn sàng đón đầu xu hướng công việc mới. Bởi lẽ, nhóm trẻ từ 3-15 tuổi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ những thay đổi mới này. Đây là nhóm dân số vàng, nguồn lao động chính của xã hội trong 5-20 năm tới, làm những công việc hiện chưa xuất hiện.
…dẫn đến xu hướng đào tạo cũng thay đổi
Các kỹ năng thiết yếu để thích ứng tốt với những yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai được các chuyên gia việc làm đề ra bao gồm: kiến thức công nghệ, kỹ năng làm việc nhóm và trí tuệ cảm xúc (EQ). Chính thay đổi của giáo dục sẽ đặt nền tảng năng lực cho trẻ đáp ứng cho nhu cầu lao động trong 10-20 năm tới.
Theo ông Todd Bierbaum, Giám đốc Giảng dạy và Đào tạo hệ thống Anh ngữ OLA Academy do ILA sáng lập và vận hành, khoảng 20 năm sau, nơi làm việc của con cháu chúng ta sẽ khác rất nhiều so với bây giờ. Khi tham gia lực lượng lao động, các em sẽ làm việc với những người từ khắp nơi trên thế giới, dù cho nơi làm việc ở trong nước hay nước ngoài. Vì vậy, điều quan trọng là các em học sinh cần được trang bị để trở thành những công dân toàn cầu.
Để trở thành một công dân toàn cầu, việc sử dụng nhuần nhuyễn được tiếng Anh là rất hữu ích vì hiện đây là ngôn ngữ được sử dụng ở nhiều nơi nhất. Ngoài ra, trẻ cần được tiếp cận nhiều nền văn hóa, những lối suy nghĩ khác nhau. Đây là nền tảng để hình thành sự đồng cảm, giúp trẻ dễ dàng làm việc nhóm và phát triển trí tuệ cảm xúc.
Học theo nhóm giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng của thế kỷ 21
Ông Dafi Jenkins, Tổng hiệu trưởng ILO – hệ thống mầm non Phần Lan do ILA sáng lập và vận hành, cho biết về nhận thức, các nghiên cứu chỉ ra rằng người nói được hai hoặc nhiều thứ tiếng sẽ suy nghĩ linh hoạt hơn so với người chỉ biết một ngôn ngữ. Khi biết hai thứ tiếng, vốn từ rộng, một người có thể suy nghĩ và bày tỏ cảm nghĩ bằng cả hai thứ tiếng đó, bộc lộ suy nghĩ một cách mạch lạc nhất.
Về lợi ích xã hội, cụ thể là sự đồng cảm, những trẻ nhỏ, nhất là 2 tuổi, đã có thể phân biệt hai ngôn ngữ khác nhau. Trẻ có thể hiểu được khi người đối diện nói thứ tiếng mà trẻ không biết. Lúc đó, trẻ sẽ cố gắng hết sức để giao tiếp được với người đó, để người đó hiểu được mình. Đó chính là sự đồng cảm.
Học trong môi trường vui vẻ, hạnh phúc, trẻ sẽ phát triển toàn diện
Cuối cùng là lợi ích về văn hóa. Sống trong một thế giới có xu hướng toàn cầu hóa nên một điều quan trọng là trẻ có thể tiếp cận được nhiều nền văn hóa nhất có thể. Việc biết hai hoặc nhiều ngôn ngữ đã tạo cơ hội để trẻ tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức hơn, biết cách để hành động và tương tác với những người từ nền văn hóa đó.
“Cần trang bị hành trang cho học sinh, để các em sẵn sàng cho tương lai. Chỉ tiếng Anh thôi là không đủ, các em cần biết thêm các kỹ năng như làm việc nhóm, cách suy nghĩ phản biện… Đó là những điều khiến ILA khác biệt”, ông Jonathan Bird, Giám đốc Giảng dạy và Đào tạo tổ chức giáo dục ILA Việt Nam, cho biết.
Đó là lý do ILA là một trong những tổ chức giáo dục Anh ngữ đầu tiên dạy các kỹ năng bên cạnh việc dạy ngôn ngữ. Từ khi thành lập tại Việt Nam cho đến nay, ILA đã phát triển việc giảng dạy các kỹ năng, lồng ghép vào các khóa học. Các bài học được thiết kế cho học sinh có thể rèn luyện những kỹ năng được cho là cần thiết trong tương lai, khi các em học đại học hoặc đi làm.
Môi trường học 100% giáo viên bản ngữ giàu kinh nghiệm, kiên nhẫn sẽ giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh một cách tự nhiên
“Có rất nhiều kỹ năng mà các em cần phát triển và đó là những kỹ năng mà chúng tôi cung cấp ở ILA. Tôi nghĩ một trong những kỹ năng quan trọng và chúng tôi đang hướng dẫn cho học sinh của mình, đó là nhận biết sự đa dạng, đặc biệt là về văn hóa”, ông Todd nói.
Mặt khác, để đáp ứng được yêu cầu về kiến thức công nghệ trong đánh giá lao động, việc làm trong tương lai, cùng với xu hướng chung thì xu hướng lớn nhất trong giáo dục hiện nay chính là công nghệ. ILA cũng ứng dụng công nghệ trong việc giảng dạy, số hóa các tài liệu học tập, giúp việc tiếp cận những tài liệu này trở nên dễ dàng hơn tại nhà và trong lớp. Một lợi ích khi ứng dụng công nghệ trong giáo dục là có thể mang cả thế giới vào trong lớp.
Ông Todd đánh giá công nghệ giúp thu thập các dữ liệu cho thấy việc học của học sinh đang phát triển như thế nào, các em đang học tốt ở mảng nào và mảng nào chưa tốt. Những ghi nhận này rất chi tiết, nhà trường có thể thông tin đến học sinh và phụ huynh. Hệ thống mới này cũng sẽ giúp trường phân tích các dữ liệu, từ đó có thể điều chỉnh giáo trình, phương pháp giảng dạy để hướng đến việc “cá nhân hóa” trong dạy và học.
Hiểu được sự dịch chuyển cùng các xu hướng việc làm, nhu cầu lao động trong tương lai, Tổ chức giáo dục ILA đã tiên phong trong việc ứng dụng mô hình giảng dạy chuẩn quốc tế, với chương trình đào tạo hiện đại, cho học sinh từ tuổi mầm non tới sinh viên đại học trên khắp Việt Nam.
Nguồn: Tuổi trẻ