Cách dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé đơn giản, dễ nhớ

game tiếng anh cho bé

Tác giả: Nguyễn Hưng

Học bảng chữ cái tiếng Anh cho bé chính là hành trình đầu tiên trẻ làm quen với tiếng Anh. Con cần kỹ năng nhận diện chữ cái, phát âm và kết hợp các âm tiết với nhau để hỗ trợ cho quá trình tập đọc cũng như nói tiếng Anh sau này.

Nếu ba mẹ đang tìm ý tưởng để dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé từ 3 tuổi thì đừng bỏ qua nội dung dưới đây. Những phương pháp dạy học vô cùng tự nhiên, thú vị và đơn giản mà ILA Việt Nam chia sẻ chắc chắn sẽ giúp ba mẹ áp dụng được cho con ngay tại nhà.

1. Vì sao phải học bảng chữ cái tiếng Anh?

Bảng chữ cái tiếng Anh cho bé, hay còn gọi là bảng chữ cái Latinh hiện đại, là hệ thống chữ viết được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu. Nó bao gồm 26 chữ cái với 5 nguyên âm là a-e-i-o-u và 21 phụ âm là b-c-d-f-g-h-j-k-l-m-n-p-q-r-s-t-v-w-x-y-z. Những lợi ích khi trẻ học bảng chữ cái đó là:

• Học bảng chữ cái tiếng Anh là bước quan trọng hình thành nền tảng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ. Cụ thể hơn, nó đặt nền tảng cho việc học đọc, viết và đánh vần.

• Học bảng chữ cái giúp trẻ phát âm tốt hơn, là cơ sở của ngôn ngữ nói.

• Cho phép trẻ suy nghĩ bằng ngôn ngữ tiếng Anh đang học, từ đó giao tiếp nhanh và tốt hơn.

Với nhiều phụ huynh, dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn. Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu? Dạy thế nào cho hiệu quả? Đừng lo lắng, hãy làm theo trình tự tiếp theo sau đây nhé.

2. Cách dạy bé nhận dạng chữ cái

Cách dạy bé nhận dạng chữ cái

Nhận dạng chữ cái là khả năng nhận dạng và gọi tên tất cả các chữ cái viết thường và viết hoa. Trẻ biết các chữ cái và có thể phân biệt được chúng. Khi trẻ có thể nói nhanh tên chữ cái, trẻ sẽ học phát âm dễ dàng hơn. Điều đó hỗ trợ cho con đọc tốt hơn sau này.

Để giúp con thành thạo kỹ năng nền tảng này, bạn hãy làm cho việc học bảng chữ cái trở nên thật thú vị và hấp dẫn với các hoạt động sau:

1. Sử dụng sách bảng chữ cái

Bạn có thể tìm thấy nhiều cuốn sách được thiết kế để giúp trẻ học về bảng chữ cái thông qua hình ảnh và câu chuyện. Nếu trẻ có thể liên kết bảng chữ cái với các nhân vật và câu chuyện vui nhộn sẽ giúp con học thuộc nhanh hơn.

Một số sách tranh phổ biến dạy bảng chữ cái là Apple Pie ABC và LMNO Peas.

2. Cho trẻ chạm vào hình dạng các chữ cái

Cho trẻ chạm vào hình dạng các chữ cái

Một số trẻ em học rất nhanh bằng xúc giác. Vì vậy bạn hãy cho con học bằng cách chạm vào chúng. Bạn mua hoặc làm những chữ cái từ đất sét, giấy, que kem… để con chạm vào.

Ví dụ, bạn có thể sử dụng các chữ cái làm từ giấy nhám. Cách tiếp cận này kết hợp cả kỹ năng học tập bằng xúc giác và hình ảnh. Chắc chắn con sẽ rất hứng thú học hành.

3. Dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé bằng tên

Bạn viết ra danh sách tên của những thành viên trong gia đình. Sau đó yêu cầu trẻ tìm chữ cái bằng cách hỏi: “Tên nào có chữ O trong đó?”. Bạn hãy thay đổi chữ cái liên tục cho đến khi con tìm được tất cả các chữ cần tìm.

Thêm một gợi ý để tăng niềm vui trong quá trình học bảng chữ cái tiếng Anh cho bé. Đó là bạn hãy “giao kèo” với con rằng nếu ai đoán được chữ cái nào xuất hiện nhiều nhất thì người đó sẽ chiến thắng.

Hoạt động khám phá tên sẽ mang đến cho trẻ hai lợi ích. Thứ nhất, nó thu hút kỹ năng nhận dạng chữ cái của trẻ bằng cách cho con tiếp xúc với chữ cái lặp đi lặp lại. Thứ hai, nó giúp trẻ hiểu rằng chữ cái là một mã được tạo thành từ ký hiệu (chữ cái). Để đọc được, trước tiên trẻ cần nhận diện xem chữ đó là gì.

4. Tạo bộ thẻ bảng chữ cái tiếng Anh cho bé

Tạo thẻ bảng chữ cái là lựa chọn dễ dàng và đáng tin cậy để giúp con bạn nhận dạng chữ cái. Mặc dù có nhiều thẻ bảng chữ cái trên thị trường nhưng sẽ thú vị hơn nếu trẻ tự làm chúng.

Tất cả những gì bạn cần là một xấp giấy trắng, bút chì và màu tô. Đơn giản là cho con viết chữ cái lên mỗi tờ giấy, sau đó để bé tự tô màu theo ý thích. Hoạt động tuyệt vời này sẽ rèn cho con tính tự chủ và độc lập với việc học của mình.

5. Điền vào ô trống

Điền vào ô trống

Một thách thức của các con khi học bảng chữ cái tiếng Anh chính là phải hiểu được chữ cái có hình dạng gì.

Ví dụ: Chữ O thường được dạy là một chữ trông giống hình tròn. Các chữ cái khác được tạo thành từ đường cong, đường thẳng, dấu gạch ngang và đủ loại hình dạng.

Một cách hữu ích để giúp trẻ hiểu nắm bắt được hình dạng chữ cái chính là sử dụng các vòng tròn nhỏ để tạo thành chữ cái. Bạn có thể tải những trang “dot letter” trên mạng về và cùng con thực hành.

Khi đã có chữ cái lớn ở ngoài, bạn hướng dẫn con sử dụng các vòng tròn nhỏ để tạo thành chữ cái theo mẫu. Khi trẻ hiểu cách các chữ cái hình thành thì sẽ nhận biết được hình dạng chữ cái dễ hơn.

6. Dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé bằng cách ghép chữ

Trò chơi ghép chữ hoa với chữ thường cũng giúp trẻ nhận diện được chữ cái. Bạn hãy đố trẻ tìm được mảnh ghép chữ thường phù hợp với chữ hoa của chúng. Các hoạt động khác bao gồm ghép các chữ cái bằng nam châm hoặc thẻ bảng chữ cái (flashcard) nếu có.

7. Cho trẻ xem sách ảnh

Nhiều bé thích xem những hình ảnh vui nhộn. Vì vậy, bạn nên tìm những cuốn sách có hình minh họa hấp dẫn. Bằng cách cho trẻ xem hình ảnh, bạn có thể cho trẻ tiếp xúc với các chữ cái trong quá trình này. Tranh ảnh cũng giúp trẻ hiểu rõ hơn về các câu chuyện và khiến trẻ hứng thú với sách.

>>> Tìm hiểu thêm: 100 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho bé + 5 bí kíp học tốt nhất

3. Dạy học bảng chữ cái tiếng Anh cho bé bằng cách phát âm

Ngoài việc nhận dạng chữ cái, ngữ âm cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Ngữ âm liên quan đến các âm riêng lẻ mà mỗi chữ cái tạo ra. Nhận thức về âm vị giúp trẻ biết rằng không chỉ các chữ cái có hình dạng khác nhau mà chúng còn có âm thanh khác nhau. Các âm thanh được dạy cho trẻ em càng chính xác thì trẻ càng dễ dàng học đánh vần và đọc.

Dạy cách phát âm chữ cái tiếng Anh

1. Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh cho bé

Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh cho bé

Có 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh. Mỗi chữ cái sẽ có ít nhất 1 âm thanh.

Dưới đây là cách phiên âm:

STT CHỮ CÁI PHIÊN ÂM
1 A /eɪ/
2 B /biː/
3 C /siː/
4 D /diː/
5 E /iː/
6 F /ɛf/
7 G /dʒiː/
8 H /eɪtʃ/
9 I /aɪ/
10 J /dʒeɪ/
11 K /keɪ/
12 L /ɛl/
13 M /ɛm/
14 N /ɛn/
15 O /oʊ/
16 P /piː/
17 Q /kjuː/
18 R /ɑr/
19 S /ɛs/
20 T /tiː/
21 U /juː/
22 V /viː/
23 W /ˈdʌbəl.juː/
24 X /ɛks/
25 Y /waɪ/
26 Z /z/

2. Cách đọc từng nguyên âm và phụ âm

Các bảng chữ cái tiếng Anh cho bé bao gồm 5 nguyên âm là a-e-i-o-u và 21 phụ âm là b-c-d-f-g-h-j-k-l-m-n-p-q-r-s-t-v-w-x-y-z. Trong đó cách đọc từng nguyên âm và phụ âm như sau:

/ ɪ /: Đây là âm i ngắn, đọc gần giống âm “i” trong tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn (chỉ bằng 1/2 âm “i” trong tiếng Việt). Khi đọc, bạn mở môi hơi rộng sang hai bên, lưỡi hạ thấp.

/i:/: Đây là âm i dài, giống âm “i” trong tiếng Việt nhưng kéo dài. Âm phát ra từ trong khoang miệng. Bạn mở môi rộng sang hai bên, lưỡi nâng cao lên.

/ ʊ /: Đây là âm “u” ngắn, tương tự với âm “ư” trong tiếng Việt. Khi phát âm âm này, bạn chỉ cần đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Để môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp xuống.

/u:/: Đây là âm “u” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng. Bạn đặt khẩu hình môi tròn, lưỡi nâng cao lên.

/ e /: Phát âm tương tự âm “e” trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn. Bạn mở môi rộng hơn so với khi đọc âm / ɪ / và lưỡi hạ thấp hơn so với khi đọc âm / ɪ /.

/ ə /: Phát âm tương tự âm “ơ” của tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn. Bạn mở hơi rộng môi, lưỡi thả lỏng ra.

/ɜ:/: Tương tự phát âm âm /ɘ/ nhưng cong lưỡi lên, âm phát ra từ trong khoang miệng. Môi bạn hơi mở rộng, lưỡi cong lên và chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.

/ ɒ /: Âm “o” ngắn, phát âm tương tự âm “o” trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn. Đặt môi hơi tròn và lưỡi hạ thấp xuống.

/ɔ:/: Đây là âm “o” cong lưỡi, phát âm như âm “o” trong tiếng Việt nhưng lưỡi cong lên, âm phát ra từ trong khoang miệng. Đặt môi tròn và lưỡi cong lên, lưỡi chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.

/æ/: Đây là a, tuy nhiên hơi lai giữa âm “a” và âm “e”. Khi phát âm,  âm bị đè xuống, miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi hạ rất thấp.

/ ʌ /: Phát âm tương tự giống âm “ă” trong tiếng Việt. Âm này hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ” nhưng phải bật hơi ra. Bạn thu hẹp miệng lại và lưỡi hơi nâng lên.

/ɑ:/: Đây là âm “a” kéo dài, âm phát ra từ trong khoang miệng. Miệng bạn mở rộng và lưỡi hạ xuống thấp.

/ɪə/: Bạn tiến hành phát âm âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Khẩu hình miệng chuyển từ dẹt thành hình tròn, lưỡi thụt dần về sau.

/ʊə/: Bạn bắt đầu phát âm âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi bạn mở rộng dần và lưỡi đẩy dần về phía trước.

/eə/: Phát âm âm m / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Môi bạn thu hẹp lại và lưỡi thụt dần ra phía sau.

/eɪ/: Phát âm âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /. Bạn dẹt môi dần sang 2 bên và lưỡi hướng dần lên trên.

/ɔɪ/: Bạn phát âm âm / ɔ: / sau đó chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi bạn cũng dẹt dần sang 2 bên. Đầu lưỡi hướng dần lên trên và đẩy dần về phía trước.

/aɪ/: Bắt đầu bằng âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Bạn dẹt môi dần sang hai bên, đầu lưỡi hướng dần lên trên và đẩy dần hơi về phía trước.

/əʊ/: Bắt đầu phát âm bằng âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. Bạn mở dần môi, đặt môi hơi tròn và lưỡi lùi dần về phía sau.

/aʊ/: Bắt đầu phát âm âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Bạn mở môi tròn dần, lưỡi hơi thụt dần về phía sau.

Một số quy tắc sau bạn cũng cần chú ý khi phát âm:

Khi phát âm các nguyên âm, dây thanh quản phải rung.

Với các âm như /ɪə / – /aʊ/, khi phát âm phải phát âm đầy đủ cả 2 thành tố cấu tạo của âm, phát âm chuyển dần từ trái sang phải và âm đứng trước đọc dài hơn âm đứng sau một chút.

3. Chơi trò chơi “I Spy”

Trong trò chơi “I Spy – Tôi do thám”, bạn chọn một cái gì đó mà bạn nhìn thấy và không nói cho con biết đó là gì. Con bạn phải đoán những gì bạn nhìn thấy. Đây là cách bạn có thể sử dụng “I Spy” để dạy âm chữ cái (ngữ âm).

Giả sử bạn nhìn thấy một cuốn sách trong phòng, bạn có thể nói: Mẹ/ba theo dõi một cái gì đó bắt đầu bằng (tạo âm thanh cho chữ B) hoặc mẹ/ba theo dõi một cái gì đó kết thúc bằng (tạo âm thanh cho chữ K).

Sau khi con tìm thấy đồ vật, hãy yêu cầu bé cho bạn biết chữ cái đầu tiên (hoặc chữ cái cuối cùng) của đồ vật đó là gì. Thay phiên đổi vai trò cho nhau. Đầu tiên bạn do thám, sau đó con do thám rồi thực hiện ngược lại.

>>> Tìm hiểu thêm: Dạy bảng màu tiếng Anh cho bé bắt đầu từ đâu?

Dạy bài hát bảng chữ cái tiếng Anh cho bé

Dạy bài hát bảng chữ cái tiếng Anh cho bé

Bài hát về bảng chữ cái nổi tiếng là một trong những cách phổ biến nhất để dạy trẻ em về các chữ cái. Trước tiên hãy hát cho con nghe để làm quen. Sau đó bạn dạy từng bước khi con đã sẵn sàng. Sau khi trẻ học được, bạn nên hát lại với con nhiều lần để giúp con tiếp thu.

Ngoài ra, bạn có thể ghép nối bài hát với các giáo cụ trực quan như thẻ nhớ để giúp bé liên kết các chữ cái với hình dạng của chúng. Khi trẻ thực sự hát tốt bài hát bảng chữ cái, bạn hãy thách con hát ngược lại bài hát đó. Điều này khiến con cảm thấy thú vị và bạn kiểm tra được bé đã thực sự biết các chữ cái chưa.

Dùng phần mềm học bảng chữ cái tiếng Anh cho bé

Có nhiều phần mềm mà trẻ có thể vừa chơi vừa học phát âm chữ cái. Đặc biệt là những phần mềm có màu sắc tươi sáng, video sinh động sẽ thu hút sự chú ý và tập trung của trẻ. Bạn có thể tìm thấy những phần mềm học bảng chữ cái tiếng Anh cho bé trong kho ứng dụng trên Internet.

Đọc to các bảng hiệu

Trong suốt cả ngày, bạn liên tục thấy các chữ cái trên biển báo đường phố, bao bì thực phẩm, tạp chí và nhiều nơi khác. Khi ở cùng với trẻ, bạn chỉ ra những chữ cái này và phát âm chúng thành tiếng. Bằng cách đó, con sẽ bắt đầu biết nhận diện và phát âm chữ cái.

>>> Tìm hiểu thêm: Top 20 truyện tiếng Anh cho bé hay và ý nghĩa nhất

4. Lưu ý khi dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé

Lưu ý khi dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé

1. Khi nào nên dạy trẻ bảng chữ cái tiếng Anh?

Cũng giống như tập đi, trẻ cần phải sẵn sàng về mặt phát triển để học các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh cho bé.

• Trước khi bắt đầu, trẻ cần phân biệt bằng mắt hoặc nhận ra sự giống và khác nhau giữa các hình dạng chữ cái khác nhau.

• Trẻ cần có khả năng phân biệt giữa các đường thẳng và đường cong hoặc các chữ cái cao và ngắn.

• Trẻ cũng cần hiểu sự khác biệt giữa các chữ cái, số và các ký hiệu khác.

2. Có nên dạy trẻ chữ cái theo thứ tự?

Khi dạy con bạn các chữ cái, bạn không cần phải dạy theo thứ tự bảng chữ cái.

Bạn nên bắt đầu với những cái có tần suất xuất hiện cao như các chữ cái trong tên của trẻ. Điều đó ý nghĩa hơn và cho trẻ nhiều cơ hội hơn để thực hành nhận biết các chữ cái đó theo những cách khác nhau.

Khi lần đầu tiên giới thiệu các chữ cái trong tên của trẻ và phần còn lại của bảng chữ cái, chỉ đưa cho con bạn hai chữ cái chưa biết để làm cùng một lúc. Sau khi trẻ thành thạo các chữ cái đó, hãy cho trẻ học thêm một hoặc hai chữ cái nữa cho đến khi trẻ biết hết 26 chữ cái.

3. Trẻ nên học chữ hoa hay chữ thường trước?

Trẻ nhỏ cần được tiếp xúc với cả chữ viết hoa và viết thường. Mặc dù các chữ cái viết thường phổ biến hơn trong việc đọc, nhưng trước tiên trẻ sẽ dễ dàng học các chữ cái viết hoa hơn.

Chữ hoa khó nhầm lẫn hơn chữ thường. Nếu bạn nhìn vào tất cả các chữ in hoa thì chữ cái duy nhất thường bị nhầm lẫn với nhau là chữ hoa M và W.

Cả nhận dạng chữ cái và ngữ âm đều đóng một vai trò quan trọng trong việc học bảng chữ cái tiếng Anh cho bé. Bằng cách đọc, hát và chơi trò chơi với trẻ, bạn có thể khiến trẻ tò mò về bảng chữ cái và khơi dậy mong muốn tìm hiểu thêm. Chỉ cần đảm bảo giữ cho không khí học tập luôn vui vẻ bạn nhé.

Trên đây là những thông tin mà ILA Việt Nam muốn chia sẻ thêm với bậc phụ huynh khi dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé. Hy vọng bạn sẽ tìm ra được phương pháp học tập tốt cho con mình. Chúc bạn thành công.

location map