Giảm bất bình đẳng giáo dục tại các quốc gia đang phát triển

Giảm bất bình đẳng trong giáo dục - 1

Tác giả: Nguyễn Huy

Giúp trẻ em gái có cơ hội đến trường luôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu tại những quốc gia nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên đó chỉ là sự khởi đầu, để giảm thiểu sự bất bình đẳng cần phải loại bỏ cả những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự giáo dục không đồng đều giữa trẻ nam và nữ.

Bình đẳng giới trong giáo dục: không chỉ là cân bằng tỉ lệ tuyển sinh

Những thập kỷ gần đây, thế giới đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong nhiều lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức tiêm chủng và cả tuổi thọ con người…. mang lại một xã hội công bằng và bình đẳng hơn. Thế nhưng trong một số lĩnh vực, sự thay đổi gần như chưa có những chuyển biến tích cực và trong đó có bình đẳng giới giáo dục.

Theo Báo cáo Giới tính Giáo dục Toàn cầu (Global Education Monitoring) năm 2019 của UNESCO, số phụ nữ trưởng thành bị mù chữ ở các nước thu nhập trung bình đã giảm đến 42 triệu trong 16 năm qua. Tại các quốc gia nghèo nhất thế giới, việc đưa bé gái đi học vẫn cực kỳ quan trọng và điều này thành công phần lớn là nhờ vào giúp cho việc đi lại hàng ngày của các em trở nên an toàn hơn. Trong số 20 quốc gia có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ nam sinh và nữ sinh ở trường học thì Guinea, Nigeria và Somalia nổi bật lên vì các cam kết thu hẹp khoảng cách giữa số lượng nam và nữ sinh đến trường.

Tuy vậy, cân bằng tỉ lệ tuyển sinh chỉ là sự khởi đầu. Cũng cần phải giải quyết các nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả giáo dục không đồng đều. Ở các nước thu nhập thấp điều này có nghĩa là đánh giá những gì xảy ra ở trường và những cơ hội có sẵn sau khi hoàn thành việc học. Và cả hai chỉ tiêu này đều được định hình bởi thái độ xã hội về giới tính.

Giảm bất bình đẳng trong giáo dục - 1

Trên khắp thế giới, trẻ em gái và phụ nữ liên tục tiếp nhận thông điệp rằng vai trò chính của họ phải là người chăm sóc. Trong Khảo sát Giá trị Thế giới (World Values Survey) lần thứ sáu, được thực hiện từ năm 2010 – 2014 tại 51 quốc gia, một nửa số người được hỏi đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng khi phụ nữ phải đi làm thì thiệt thòi sẽ thuộc về trẻ em. Và với những nhận thức như vậy, gia đình và cộng đồng có ít khả năng đặt ưu tiên cao cho giáo dục cho trẻ em gái. Cuộc khảo sát tương tự cho thấy một phần tư số người trên toàn thế giới vẫn tin rằng giáo dục đại học quan trọng đối với nam sinh hơn nữ sinh.

Tư tưởng này còn được củng cố trong các trường học. Thậm chí sách giáo khoa cũng cổ súy định kiến này và bỏ qua những đóng góp lịch sử của phụ nữ. Trong khi phần lớn giáo viên là phụ nữ thì lãnh đạo nhà trường thường là nam giới. Và kết quả của việc này cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi ngay cả những cô gái có giáo dục cao cũng có nhiều khả năng theo đuổi những sự nghiệp “nữ tính” truyền thống, làm việc trong nước và chăm sóc người khác. Phụ nữ chỉ chiếm hơn một phần tư trong số những người đăng ký tham gia các chương trình kỹ thuật, sản xuất và xây dựng cũng như các chương trình công nghệ thông tin và truyền thông.

Những định kiến giới tính như vậy cũng thường dẫn đến thái độ cho phép – không chỉ về mặt xã hội, mà còn về mặt pháp lý – đối với hôn nhân trẻ em, mang thai sớm, công việc gia đình và thậm chí là bạo lực tình dục, kể cả ở trường học. Ít nhất 117 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn cho phép trẻ em kết hôn. Bốn quốc gia ở châu Phi cận Sahara cấm các cô gái trở lại trường trong hoặc sau khi mang thai. Và các bé gái ở hầu hết các quốc gia có khả năng tham gia vào công việc gia đình sử dụng trẻ em nhiều hơn gấp đôi so với các bé trai.

Chiến lược giảm thiểu bất bình đẳng trong giáo dục tại các quốc gia đang phát triển

Tất cả những điều này hạn chế triển vọng của trẻ em gái và phụ nữ, khiến họ dễ bị tổn thương về kinh tế, xã hội và thể chất. Nếu muốn bảo vệ các quyền của nữ giới trong đó có quyền học tập, các chuyên gia cho rằng cần hành động để thay đổi các chính sách gây tổn hại và các quy tắc xã hội làm nền tảng cho các chính sách đó. Ví dụ, các chiến lược giáo dục nên bao gồm các sửa đổi có liên quan đến chương trình giảng dạy và sách giáo khoa.

Nhưng ở 16 trong số 20 quốc gia có sự chênh lệch giới tính lớn nhất đã phân tích bên trên, những cân nhắc như vậy không nằm trong chương trình nghị sự của chính quyền. Các nước như: Angola, Cộng hòa Trung Phi, Djibouti và Mauritania hầu như không đề cập đến giới tính trong tất cả các chiến lược giáo dục của họ.

Giảm bất bình đẳng trong giáo dục - 2

Các đối tác phát triển có thể đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc thay đổi thực tế này. Trong năm 2017, hơn một nửa tổng số viện trợ giáo dục trực tiếp như ủng hộ phong trào bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ với tư cách là mục tiêu chính hoặc mục tiêu quan trọng. Và nếu các nhà tài trợ này nhấn mạnh vào việc thay đổi toàn diện, định hình thái độ cần thiết cũng như bắt buộc phải tạo ra các giải pháp có thể nhân rộng sự tham gia của nhiều tổ chức hơn nữa có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của các chiến lược chính phủ đáp ứng và các chương trình công cộng bền vững phục vụ tất cả mọi người.

Thế giới luôn công nhận lợi ích của việc cung cấp giáo dục cho tất cả mọi người. Điều này nằm trong Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (United Nations Sustainable Development Goals) bao gồm mục tiêu xóa bỏ chênh lệch giới tính trong giáo dục vào năm 2030. Nhưng nếu những lợi ích đó được bảo đảm, con người phải thừa nhận những thiếu sót của cách tiếp cận tập trung vào số liệu tuyển sinh. Báo cáo Giới tính Giáo dục Toàn cầu cũng đã thông qua một khuôn khổ mới để giám sát bình đẳng giới trong giáo dục những năm tiếp theo. Các quốc gia và các nhà tài trợ cũng nên làm như vậy và điều chỉnh các chiến lược giáo dục của họ cho phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

Bài viết: “The Wrong Way to Educate Girls” của Manos Antoninis – Giám đốc Tổ chức Báo cáo Giới tính Giáo dục Toàn cầu của UNESCO.

location map