Công nghệ giáo dục 4.0 – Trẻ sẽ học như thế nào?

Giáo dục 4.0 trong cách mạng công nghiệp thứ 4 - 1

Tác giả: Nguyễn Huy

KHI PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG KHÔNG CÒN PHÙ HỢP VỚI MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC

Giáo dục 4.0 trong cách mạng công nghiệp thứ 4 - 1

Nguồn: Hankyoreh

Khi những quan niệm hiện đại về công việc và giáo dục được hình thành, chúng ta nhận ra rằng con người sẽ có khoảng 30 – 60 năm trên Trái đất. Giả định rằng trong suốt thời gian trưởng thành, mức độ làm việc một cách có năng suất thiết thực của con người dao động trong khoảng từ 25% đến 60%, trung bình bằng ba thập kỷ. Nhưng nhờ những tiến bộ khoa học, con số này đang gia tăng khoảng hơn sáu thập kỷ! Cân bằng con số đó với tốc độ đổi mới không ngừng đòi hỏi những kỹ năng và kiến ​​thức mới để bắt kịp, chúng ta hiện có một hệ sinh thái làm việc – học tập hoàn toàn mới mẻ và hấp dẫn để đáp ứng. Sự kết nối toàn cầu, thiết bị thông minh là một vài trong số các công cụ đưa chúng ta vào chế độ hoàn toàn xa lạ này, và chúng đã định hình lại cách chúng ta nghĩ về thông tin, giáo dục và tương lai của công việc

Vậy tại sao ngành công nghiệp trung tâm của mọi tiến bộ của con người, động lực cho sự thành công chuyên nghiệp của chúng ta, dường như lại bị đình trệ trong việc đáp ứng khoa học công nghệ phát triển theo cấp số nhân này? Những người đương nhiệm đã chứng minh một sự phản kháng thẳng thừng trong việc nắm bắt tiến bộ công nghệ theo hướng tiêu chuẩn hóa, nhưng với tốc độ tăng trưởng nhanh như chớp ngày nay, việc tiêu chuẩn hóa đơn giản là không thể thực hiện được. Cách tiếp cận giáo dục một cách đại trà và không có tính cá nhân đã không còn đáp ứng nhu cầu thay đổi linh hoạt của nền kinh tế tri thức ngày nay vốn chưa chứa đựng nhiều nhu cầu so với nền kinh tế kết nối trong tương lai. Các tổ chức thành lập vì mục đích công nghiệp vẫn bị thôi miên bởi những “hiện thực lý tưởng” trong quá khứ và kiên quyết chống lại nhu cầu cách mạng: giáo viên vẫn đang được đào tạo như trước đây với cách thức phân phối giống giai đoạn đầu Kỉ nguyên công nghiệp dù chúng ta đều biết sự thật rằng nền giáo dục đó đã không còn phù hợp. Trái đất của chúng ta đã phát triển vượt ra ngoài giáo dục tiêu chuẩn, và đã đến lúc phải đối mặt với giai đoạn khó khăn khi con người bước vào giai đoạn đổi mới sơ khai này.

Lược sử giáo dục thông thường 

Chuyên gia giáo dục và diễn giả người Anh Sir Ken Robinson có một câu nói nổi tiếng: “Hệ thống giáo dục hiện tại của chúng ta được thiết kế cho những độ tuổi khác nhau; nó được hình thành trong văn hóa trí tuệ của sự nhận thức và trong hoàn cảnh kinh tế của cuộc cách mạng công nghiệp”. Sinh ra trong thời đại công nghiệp nơi hiệu quả và tiêu chuẩn hóa đại chúng đồng nghĩa với thành công, giáo dục chính quy truyền thống được thiết kế để phân phối đại chúng, với tốc độ tối đa. Kết quả của nó là một mô hình sản xuất học sinh kiểu mẫu nơi trẻ em được đặt trên một băng chuyền học tập để được sắp xếp, đóng gói và dán nhãn đầu ra – cái được xem là trí thông minh của các em. Trường học được tổ chức như dây chuyền lắp ráp với các môn học chuyên biệt, học sinh được sắp xếp theo độ tuổi, có chuông báo hiệu kết thúc mỗi tiết để chuyển đổi qua các môn học khác nhau.

Mô hình giáo dục này được thiết kế để biến học sinh thành những người tiếp nhận thông tin thụ động từ sự truyền tải kiến ​​thức một chiều của giáo viên, với rất ít cơ hội tìm hiểu thêm về bối cảnh, tính xác thực hoặc thậm chí được thử thách thêm về năng lực. Các giá trị như kiểm soát, cạnh tranh, tiêu chuẩn hóa, tuân thủ và chấp hành được coi là điểm chuẩn để hoàn thành việc học một cách thành công. Kết quả: học sinh trở nên phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên cho nhu cầu học tập của họ. Khái niệm “Giáo dục” dần được đánh đồng với việc tiếp thu kiến thức một cách máy móc và thường không thể áp dụng trong môi trường thực tế, không thường xuyên thích nghi để nâng cấp thông tin. Một ví dụ đơn giản: ông bà của bạn hoặc những người thế hệ trước sẽ hòa nhập vào một lớp học hiện đại như thế nào khi họ đã quen thuộc với giảng đường, phấn bảng và chương trình giảng dạy cũ kỹ thời xưa.

Giáo dục 4.0 trong cách mạng công nghiệp thứ 4 - 2

Chú thích: Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất (TK 18): Máy móc hoạt động nhờ vào hơi nước

Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai (TK 19-20): Sản xuất hàng loạt dựa trên năng lượng điện

Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba (Cách mạng Thông tin lần thứ nhất – Nửa sau TK 20): Máy tính và kiến ​​thức dựa trên internet

Sự tích hợp và hội tụ của các công nghệ mới nổi —> chuỗi khối/ DLT + Trí thông minh (A.I.SW) + Thông tin (Dữ kiện lớn IoT Cloud) —> Trí thông minh nhân tạo của công nghệ thông tin

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng Thông tin lần thứ hai – Đầu TK 21)

Mô hình giáo dục “ăn liền”

“Chúng ta đã “bán” bản thân cho một mô hình giáo dục “ăn liền” và nó làm suy yếu tinh thần,  năng lượng của chúng ta cũng như thức ăn nhanh đang làm sức khỏe con người suy yếu.” – Sir Ken Robinson.

Vấn đề ở đây chính là: chúng ta phải đối mặt với sự nổi dậy của nền kinh tế hiện đại ở mọi nơi trên thế giới mà không phải ai cũng bắt kịp. Hãy thử dành vài phút tìm kiếm bằng Google và bạn sẽ thấy trên đó không thiếu những thành phần xấu, tin tức giả… đang gây khó khăn cho thế hệ trẻ – cộng đồng toàn cầu của người trẻ đang phải đối mặt với nhiều nỗi lo lắng và mơ hồ về tương lai.

Dưới đây là một số số liệu thống kê hiện tại:

– 65% trẻ em nhập học hiện nay sẽ làm những công việc chưa có

– 49% việc làm hiện tại có khả năng bị thay thế bởi máy móc với 60% công việc có ít nhất 1/3 hoạt động tự động hoá

– 80% các kỹ năng được đào tạo trong 50 năm qua có thể bị máy móc qua mặt.

– Ở cấp độ toàn cầu, các hoạt động tự động hóa về mặt kỹ thuật chạm tới tương đương 1,1 tỷ nhân viên và 15,8 nghìn tỷ đô la tiền lương.

Giáo dục 4.0 trong cách mạng công nghiệp thứ 4 - 3

Chú thích:

Theo McKinsey, đây là cách các công việc chính yếu có thể tự động hóa:

11% Kiến trúc sư

13% Kỹ sư xây dựng

17% Quản lý xây dựng

21% Kỹ sư điện

50% Thợ mộc

56% Nhân viên kiểm soát

Đối số rất đơn giản: đây là lúc cần thay đổi, vì vậy, đã đến lúc phải thích nghi. Các tổ chức phải thay đổi để bắt kịp thời đại. Chúng ta đang trên bờ vực của một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và rất cần một sự chuyển đổi toàn diện, một cuộc cách mạng về giáo dục để theo kịp thế giới 4.0.

Internet trong lòng bàn tay

Động lực lớn nhất của sự thay đổi trong nền kinh tế giáo dục là sự ra đời của World Wide Web (WWW.). Với 2,5 tỷ người hiện có thể truy cập Google dễ dàng như trở bàn tay, các tiêu chuẩn cũ để học tập thành công đã trở nên lỗi thời. Cụm từ “Google” thậm chí đã chính thức được sử dụng như một động từ trong từ điển Webster, việc mở rộng các công nghệ phổ biến đã dẫn đến việc cập nhật vô số thông tin chưa từng có.

Chúng ta không còn sống trong thế giới của thông tin bất đối xứng và tuyến tính từ trên xuống được kiểm soát bởi giới thượng lưu, thay vào đó là kho tàng kiến thức phong phú đa chiều. Google đã góp phần “làm phẳng” chuỗi tài nguyên thông tin, khiến mô hình cung ứng thông tin từ một phía biến mất. Việc học không nên và không cần phải diễn ra giới hạn trong không gian lớp học và thậm chí không yêu cầu giáo viên. Kiến thức ngày nay đáp ứng mọi nhu cầu, hiện diện khắp mọi nơi, miễn phí và cập nhật nhanh chóng.

Vậy, điều này có ý nghĩa gì đối với con người chúng ta?

Cuộc cách mạng của người máy (robot)

Tác động của điện tính hoá lên thị trường lao động đã được minh chứng rõ ràng. Từ năm 1993, John Maynard Keyne – nhà kinh tế học người Anh đã tiên đoán tình trạng thất nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ sẽ lan rộng và dẫn đến ý nghĩa kinh tế cho việc sử dụng lao động, nó sẽ vượt xa tốc độ mà chúng ta tìm kiếm việc sử dụng lao động mới. Trong đó, có một báo hiệu cho việc thất nghiệp cơ cấu, Keyne đã báo trước rằng robot sẽ thay thế con người trong tất cả các công việc thường ngày, có tính lặp đi lặp lại, dễ gặp tai nạn và thậm chí mở rộng đến công việc của tầng lớp cấp trung và chuyên ngành.

Những tranh cãi đó đều có lý lẽ biện minh: máy móc có những lợi thế tính toán, nhận dạng mẫu và sở hữu một bộ nhớ không bị hỏng như con người. Có ý kiến cho rằng các bộ kỹ năng nhận thức nội tại của chúng ta là không có thật, bị hạn chế bởi các yêu cầu của sự tiến hóa, về mặt khách quan chúng ta kém hơn quan bộ não của robot. Trí tuệ nhân tạo không có những hạn chế của như cơ thể con người. Nếu robot không được lập trình rõ ràng, chúng sẽ không ngừng nghĩ và cảm thấy nhàm chán hoặc trải qua những thay đổi đột ngột về tinh thần hoặc tâm trạng. Robot sẽ không bị lung lay hoặc thiên vị theo cảm xúc, hoặc bị nghiện như con người. Và xa hơn nữa, chúng sẽ không trải qua những đau đớn về tinh thần hoặc thể xác. Thậm chí,robot của tương lai sẽ có khả năng sinh sản, hoặc như nhà toán học  người Mỹ – John von Neumann gọi là “Máy móc tự động sao chép”. Ngày nay, người máy có thể chuyển tải bộ óc kỹ thuật số của chúng sang những con robot khác nếu cơ thể của chúng bị mất đi. Nếu Altered Carbon* không trở thành hiện thực trong vài năm tới, thì làm thế nào chúng ta có thể đánh bại sự cuộc cách mạng của robot đó?

Brianna Lee Welsh, tác giả của bài viết cũng đưa ra nhận định khách quan khách quan cho cuộc cách mạng này, máy móc sẽ không hẳn dẫn đến sự lỗi thời của công nhân. Con người không phải không có việc làm mà chỉ là không biết để làm. Công nghiệp 4.0 dẫn đến sự hội tụ của con người và máy móc – sẽ có một sự thay đổi mạnh mẽ sang sản xuất phi tập trung, hợp tác. Chúng ta nên tận dụng sức mạnh của máy móc để tăng cường năng lực của con người. Và cần trang bị cho mình những kỹ năng thời đại mới để cho phép việc chuyển đổi suôn sẻ hơn và xuyên suốt sự nghiệp, nghĩa là chấp nhận sự nghiệp cả đời được đặc trưng bởi sự linh hoạt và năng động.

Giáo dục 4.0 trong cách mạng công nghiệp thứ 4 - 4

location map