Triết lý ‘Giáo dục thay đổi cuộc đời’ của CEO ILA

CEO ILA Trần Xuân Dzu: “Đầu tư vào chương trình học là cốt lõi của một tổ chức giáo dục”

Tác giả: admin

Không chỉ dạy tiếng Anh, trung tâm còn tập trung giúp trẻ phát triển tính cách, kỹ năng mềm để sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thế giới.

20 năm hình thành và phát triển với mô hình “100% giáo viên người bản ngữ” tại Việt Nam, đến nay ILA đã đào tạo hơn 300.000 học viên với hơn 40 trung tâm giảng dạy tiếng Anh cùng 6 trung tâm tư vấn du học khắp cả nước. Bà Trần Xuân Dzu, CEO của ILA chia sẻ về thành công của trung tâm và triết lý “Giáo dục thay đổi cuộc đời”.

– Gắn bó với ILA từ những ngày đầu tiên, bà có chia sẻ gì về triết lý “Giáo dục thay đổi cuộc đời” của hệ thống?

Triết lý “Giáo dục thay đổi cuộc đời” của ILA thể hiện ở ba điểm chính:

Một tầm nhìn về giáo dục hiện đại. Chúng tôi không ngừng nghiên cứu cách làm giáo dục của những nước đi đầu trên thế giới như Phần Lan, Thụy Điển, Mỹ… để kết hợp hài hòa giữa việc phát huy tính cách, kỹ năng mềm, kiến thức cho trẻ em. Điều này được áp dụng vào từng giờ học ở mỗi trung tâm ILA.

Đầu tư bài bản và nghiêm túc vào giáo dục. Chúng tôi có đội ngũ giám đốc và quản lý 100% người nước ngoài giàu kinh nghiệm. Họ chuyên nghiên cứu, phát triển nội dung và phương pháp giảng dạy, giám sát chất lượng mỗi giờ lên lớp. Ngoài ra, hàng năm chúng tôi đều gửi nhân sự tham dự các hội nghị giáo dục ở Mỹ, tham vấn các mô hình giáo dục Bắc Âu, Australia để cập nhật kiến thức chuyên môn. Song song, ILA cũng đầu tư vào những đánh giá độc lập để có cái nhìn khách quan về công tác giảng dạy.

Sự tâm huyết và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ của những người thầy. ILA hiện có hơn 1.500 giáo viên bản ngữ và các thầy cô trợ giảng người Việt Nam giàu kinh nghiệm. Tất cả đều phải trải qua những khoá đào tạo về sự khác biệt văn hóa và phương pháp giảng dạy trẻ em Việt Nam – chương trình dành riêng cho đội ngũ giáo viên để tăng cường những kiến thức mà ILA yêu cầu.

CEO ILA Trần Xuân Dzu: “Đầu tư vào chương trình học là cốt lõi của một tổ chức giáo dục” 3

Bà Trần Xuân Dzu, CEO của ILA thành công với triết lý “Giáo dục thay đổi cuộc đời”.

– Học tiếng Anh giờ phổ biến và dễ dàng hơn nhờ Internet, các trung tâm tiếng Anh cũng ra đời ngày càng nhiều, ILA định vị giá trị khác biệt của mình như thế nào?

Chúng tôi luôn dành thời gian để đầu tư nâng cao chất lượng chương trình học với quan điểm: Thành công là khi chúng ta tối đa hóa hiệu quả của từng giờ học, để những gì các em học tại lớp thực sự chất lượng. Đó là những kỹ năng, kiến thức, tư duy thông qua tương tác với bạn bè và thầy cô, những bài tập nhóm mà các em không thể học một mình. Còn lại, chúng tôi luôn khuyến khích tinh thần tự học và niềm đam mê khám phá của học viên.

CEO ILA Trần Xuân Dzu: “Đầu tư vào chương trình học là cốt lõi của một tổ chức giáo dục”

Bà Trần Xuân Dzu tin rằng giáo dục hiện đại là một hình ảnh truyền cảm hứng, cập nhật xu hướng và thể hiện rõ bản sắc cá nhân.

– Thời gian gần đây, hình ảnh của ILA thiên về “life-style” – tươi mới và phóng khoáng hơn. Vì sao trung tâm chọn sự thay đổi này?

Tôi tin rằng giáo dục hiện đại là một hình ảnh truyền cảm hứng, cập nhật xu hướng và thể hiện rõ bản sắc cá nhân. Chúng tôi luôn muốn các em thoải mái trong mỗi giờ học, từ đó hạnh phúc được là chính mình trong cuộc sống. Vì vây, những hình ảnh mới của trung tâm cũng trở nên gần gũi, hiện đại, phong cách hơn.

– Động lực nào giúp bà gắn bó với ngành giáo dục suốt 20 năm qua?

Động lực lớn nhất là nhìn thấy thành công và sự trưởng thành của các em. Thành công không chỉ là điểm số mà còn là phong thái các em khi bước lên sân khấu, thuyết trình những chủ đề “hóc búa” bằng sự tự tin không hề thua kém các bạn được học tập trong những môi trường giáo dục hàng đầu thế giới.

Làm giáo dục luôn mang lại những cảm xúc rất mạnh mẽ. Chúng tôi không khỏi xúc động khi thấy các bé chỉ mới 11, 12 tuổi nhưng hiểu rõ mình muốn gì, chia sẻ mong ước thay đổi cộng đồng và thế giới trước đám đông với tiếng Anh trôi chảy. Đặc biệt, có em mắc hội chứng tự kỷ, sau một thời gian học tại ILA, con đã thay đổi: tự tin, thoải mái và hòa nhập với bạn bè. Những câu chuyện như vậy luôn truyền cảm hứng đến chúng tôi và giúp xóa đi mệt mỏi, căng thẳng.

CEO ILA Trần Xuân Dzu: “Đầu tư vào chương trình học là cốt lõi của một tổ chức giáo dục” 4

Động lực lớn nhất giúp bà Trần Xuân Dzu gắn bó với ILA là nhìn thấy thành công và sự trưởng thành của học viên.

– Định hướng trong thời gian tới của ILA là gì?

Chúng tôi mong muốn không chỉ tạo ra một thế hệ trẻ thích nghi với những thay đổi của thế giới tương lai, mà bản thân các em còn có thể thay đổi cả thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, rất nhiều điều ILA sẽ phải thực hiện. Trong thời gian ngắn và trung hạn, chúng tôi tập trung ba mục tiêu chính:

Không ngừng đầu tư vào chương trình học, nghiên cứu về những khuynh hướng của giáo dục hiện đại trên thế giới. Chúng tôi đang thiết kế những chương trình học mới để đáp ứng sự phát triển của xã hội hiện đại, trang bị tốt kiến thức, kỹ năng cho học viên.

Tiếp tục đầu tư vào công nghệ và con người ILA. Điều này sẽ tối ưu hóa hiệu quả, cam kết vào chất lượng để đáp ứng lòng tin của phụ huynh, học viên.

Chung tay giúp đỡ cộng đồng, tạo cơ hội để nhiều em nhỏ hoàn cảnh khó khăn có cơ hội thay đổi tương lai thông qua giáo dục. Nhiều năm qua, ILA là đối tác của phần lớn tổ chức phi lợi nhuận. Trong năm 2018, chúng tôi trao gần 15 tỷ đồng học bổng cho học sinh nghèo không có đủ điều kiện đến trường công cũng như không có cơ hội học tiếng Anh từ ILA, cùng nhiều công tác giáo dục tình nguyện khác như xây trường học ở vùng sâu, dạy tiếng Anh ở các mái ấm…

Nguồn: Vnexpress

location map