Numerophobia là gì? Cách giúp con vượt qua hội chứng sợ số

5 CÁCH GIÚP TRẺ VƯỢT QUA “NỖI SỢ HÃI CÁC CON SỐ”

Tác giả: Nguyễn Hưng

Bạn có biết rằng trung bình cứ 3 người thì có 1 người mắc phải “Hội chứng sợ hãi quá mức về những con số” – Numerophobia hay Arithmophobia, trong đó phần lớn là trẻ em. Đó là một lý giải để thấy Toán học là “nỗi ám ảnh” của nhiều trẻ. Làm sao để vượt qua nỗi sợ này? Làm sao để vui chơi cùng những con số và yêu Toán? Dưới đây là 5 mẹo nhỏ để bạn cùng trẻ dễ dàng chinh phục những con số!

5 CÁCH GIÚP TRẺ VƯỢT QUA “NỖI SỢ HÃI CÁC CON SỐ”

1. Vì sao trẻ cảm thấy sợ hãi các con số?

Numerophobia có nguồn gốc sâu xa bắt nguồn từ các sự kiện chấn thương hay trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ có thể dẫn đến nỗi sợ hãi đến suốt đời. Những trẻ mắc phải Numerophobia thường bởi:

  • Thất bại khi giải Toán ở trường, chịu điểm kém và/hay bị trêu chọc, làm tổn thương.
  • Từng bị gia đình hay nhà trường phạt bằng hình thức đánh đòn, la mắng vì không làm tốt bài Toán.
  • Bị “ám thị” bằng chính nỗi sợ hãi của cha mẹ qua những câu nói, suy nghĩ mặc định như: “Học Toán rất khó” hay “Nếu không giỏi Toán con sẽ thất bại trong cuộc sống”….

2. Những triệu chứng khi trẻ sợ hãi các con số

Trẻ mắc hội chứng này thường có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng như:

  • Luôn tránh né việc nhìn hay làm việc với các con số trong các vật dụng thường ngày như đồng hồ, lịch…
  • Sợ việc phải đối mặt với việc tính toán trong cuộc sống thường ngày. Một tính toán nhỏ có thể khiến bé lo lắng, toát mồ hôi, thở gấp, tăng nhịp tim…
  • Mức độ nặng hơn, chỉ cần nghĩ đến việc giải một bài toán ở trường cũng có thể khiến trẻ sợ hãi hay hoảng loạn dữ dội.
  • Trẻ tự ti, chán ghét đến trường, thu mình với xung quanh nhưng lại rất xấu hổ khi thừa nhận điều này với mọi người.

3. 5 cách giúp con vượt qua nỗi sợ hãi các con số

Giúp con tự tin đối mặt với các con số cũng là cách xây dựng niềm tin cho trẻ ở bất kỳ lĩnh vực nào. Dưới đây là 5 lời khuyên được các chuyên gia trị liệu khuyến khích cha mẹ áp dụng thậm chí trước cả khi nhận thấy những dấu hiệu tiêu cực ở trẻ.

5 CÁCH GIÚP TRẺ VƯỢT QUA “NỖI SỢ HÃI CÁC CON SỐ” 2

Tránh gieo những ám ảnh vào đầu trẻ

Nhiều phụ huynh không biết rằng chính họ là người “gieo” mầm mống sợ hãi con số vào tâm trí trẻ vì chính họ từng hoặc đang gặp rắc tối với Toán và các con số. Khi đón nhận tư tưởng này, trẻ sẽ tin rằng toán học là một “con quái vật” khủng khiếp và sợ hãi tất cả những thứ liên quan.

Trở thành “Ngôi sao dẫn đường”

Dù có thể bạn không giỏi Toán nhưng bạn chính là người thầy đầu tiên sẽ quyết định thái độ của trẻ đối với môn Toán. Do đó, đừng ngại thể hiện sự nhiệt tình với các chủ đề về Toán, khuyến khích trẻ tiếp xúc với các con số ở nhiều dạng khác nhau, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy con đáp lại bằng thái độ háo hức, vui vẻ.

Phá vỡ mọi quy tắc

Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu rằng không ai giỏi hơn ai vì bộ não mỗi người đều như nhau. Do đó, đừng bao giờ so sánh hay cho rằng con học kém Toán hơn những bạn khác. Chúng ta sẽ không bao giờ ghi nhớ được màu sắc trước khi cầm cọ để vẽ. Chính vì vậy, hãy giúp con thoải mái với ý tưởng về các con số đầu tiên, tập cho con cách giải quyết vấn đề hơn là tìm ra một đáp án cụ thể để phân định đúng – sai.

Kết hợp Toán vào các hoạt động hàng ngày

Hãy khuyến khích con trẻ sử dụng các phép toán cơ bản khi xử lý các tình huống như: cắt bánh pizza thành những lát bằng nhau, chia chocolate cho mọi người, chi trả khi đi siêu thị….  Những hoạt động này trông đơn giản nhưng sẽ truyền cảm hứng cho trẻ. Khi đó, trẻ sẽ thấy những con số vô cùng gần gũi và dần xem môn Toán như một công cụ hơn là một vấn đề cần giải quyết.

Chọn phương pháp và môi trường học Toán phù hợp

Việc chọn phương pháp và môi trường học Toán phù hợp ngay từ đầu là cách bạn tránh cho con trẻ những lầm tưởng Toán học đáng sợ. Một môi trường học tập với cách giảng dạy cởi mở sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu với những con số bằng chính vật thật gần gũi rồi mới hình thành tư duy trừu tượng. Trẻ cũng được xây dựng niềm tin tích cực rằng luôn có vô vàn cách giải quyết vấn đề cho một câu hỏi. Hơn thế nữa, trẻ sẽ không ngại mắc lỗi vì khi mắc lỗi chúng sẽ làm lại từ đầu và giải quyết vấn đề bằng bằng nhiều cách khác.

Bài viết tham khảo nghiên cứu của tác giả:

Seymour Segnit: Kỹ sư tốt nghiệp Đại học Oxford, Nhà báo, Doanh nhân và CEO của tổ chức CTRN giúp thay đổi cộng đồng bằng nhiều kỹ thuật trị liệu tâm lý.

ILA là Tổ chức giáo dục giảng dạy Anh ngữ và tư vấn du học với 100% giáo viên bản ngữ có bằng cấp chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Phương pháp học Tư duy Thế kỷ 21 của ILA giúp học viên vừa nâng cao khả năng Anh ngữ, vừa rèn luyện tư duy đa chiều và bồi đắp 6 kỹ năng thiết yếu để tự tin hội nhập và thành công trong thế giới tương lai.
location map