6 quy tắc đơn giản giúp bé học đánh vần tiếng Anh dễ dàng

học đánh vần tiếng Anh

Tác giả: Đỗ Nhi

Đánh vần tiếng Anh là điều cơ bản mà trẻ cần làm quen khi bắt đầu học tiếng Anh

Nhiều ba mẹ thường phân vân không biết có nên cho bé học đánh vần chữ cái tiếng Anh hay không? Cũng có ba mẹ cho rằng chỉ cần dạy con ngữ pháp và từ vựng, rồi tập ghép câu từ đơn giản là được. Thực tế, khi học bất cứ ngôn ngữ nào, bao gồm cả tiếng Anh, bé cũng cần phải học cách đánh vần.

Để hiểu hơn về tầm quan trọng của việc học đánh vần cũng như những cách dạy con học đánh vần tiếng Anh hiệu quả, mời ba mẹ tham khảo thông tin sau nhé!

1. Trẻ có nên học đánh vần tiếng Anh hay không?

1. Nên cho bé học đánh vần chữ cái tiếng Anh từ khi nào?

Ở nước ngoài, trẻ em được làm quen với các bảng chữ cái và cách đánh vần từ rất sớm. Các chuyên gia ngôn ngữ nhận định đây là bước đệm quan trọng để con dễ dàng học giao tiếp tiếng Anh. Vì thế, việc học đánh vần chuẩn là điều vô cùng cần thiết.

Thời điểm tốt nhất để con học đánh vần tiếng Anh là khi mới bắt đầu làm quen với bảng chữ cái. Ba mẹ đừng lo lắng con quá nhỏ, khiến việc học đánh vần trở nên khó khăn. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ở thời điểm từ 3 tuổi trở lên, não bộ của trẻ bắt đầu phát triển rất tốt. Đây là thời kỳ “mở cửa sổ” về ngôn ngữ, nên bé có thể tiếp nhận được một lượng thông tin khổng lồ.

>>> Tìm hiểu thêm: Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm? 3 lợi ích khi trẻ học tiếng Anh sớm

2. Lợi ích của việc học đánh vần tiếng Anh

Việc cho trẻ học đánh vần tiếng Anh chuẩn ngay từ đầu mang lại nhiều lợi ích:

• Giúp bé đọc nhanh và chuẩn: Học đánh vần giúp bé được trang bị khả năng tách ghép âm. Từ đó bé sẽ sửa được các lỗi sai về mặt trọng âm, giúp đọc nhanh và chuẩn hơn.

• Giúp con dễ dàng sử dụng từ điển trong việc đọc từ và học từ mới. Nhờ vậy, con có thể học từ vựng nhanh hơn và đọc chính xác hơn.

• Giúp con hiểu quy trình luyện nói tiếng Anh theo từng âm – từng từ – từng câu – từng đoạn.

• Khi nắm vững các quy tắc đánh vần, con sẽ nói tiếng Anh có ngữ điệu, nhịp điệu nhờ biết cách nối âm và nắm rõ quy luật từ ngữ. Từ đó, con sẽ nói tiếng Anh hay hơn.

• Việc phát âm chính xác cũng giúp con tăng khả năng nghe. Từ đó con có thể nghe – hiểu tốt hơn và dần có phản xạ giao tiếp tự nhiên, tự tin như người bản xứ.

2. Cách học đánh vần tiếng Anh cho trẻ

Cách học đánh vần tiếng Anh cho trẻ

Để dạy bé đánh vần hiệu quả, ba mẹ cần hiểu rõ về phát âm tiếng Anh

Quy tắc đánh vần cơ bản trong tiếng Anh thường được quy định theo bảng phiên âm quốc tế IPA. Trong bảng phiên âm quốc tế IPA, tiếng Anh gồm có: phụ âm, nguyên âm, trọng âm, âm đôi, âm đuôi… Mỗi thành phần lại có những cách đánh vần tiếng Anh khác nhau. Vì thế, ba mẹ có thể dựa vào bảng phiên âm IPA để dạy trẻ đánh vần tiếng Anh.

1. Phương pháp học đánh vần tiếng Anh: Cách đánh vần phụ âm

Dựa theo bảng chữ cái, trong tiếng Anh có 24 phụ âm. Phụ âm là những âm khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở nên không tạo ra tiếng. Các phụ âm được chia thành ba nhóm khác nhau:

Cách đánh vần phụ âm hữu thanh (voiced sounds)

Phụ âm hữu thanh Ví dụ
/b/: Được tạo ra bằng cách mím chặt môi, sau đó bật mạnh âm thanh, dây thanh quản rung.
  1. Bad /bæd/: tệ
  2. Body /ˈbɑːdi/: thân thể
  3. Boat /bəʊt/: con thuyền
/g/: Phần sau lưỡi nâng lên chạm vào ngạc mềm, kết hợp với dây thanh quản rung.
  1. Girl /ɡɜːrl/: cô gái
  2. Egg /eɡ/: quả trứng
  3. Pig /pɪɡ/: con heo
/v/: Hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới, dây thanh quản rung.
  1. Voice /vɔɪs/: âm thanh
  2. View /vjuː/: trông thấy
  3. Have /həv/: có
/z/: Lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, khí thoát ra từ lưỡi và lợi kết hợp với rung thanh quản.
  1. Music /’mjuːzɪk/: âm nhạc
  2. Zoo /zuː/: sở thú
  3. Zero /ˈzɪrəʊ/: số không
/d/: Đầu lưỡi chạm vào phần lợi của hàm trên, dây thanh quản rung lên kết hợp với sự chuyển động của răng, môi, lưỡi và luồng khí thoát ra.
  1. Dog /dɔːɡ/: con chó
  2. Bad /bæd/: tệ
  3. Need /niːd/: cần
/dʒ/: Môi tròn, chu về phía trước.
  1. Job /dʒɑːb/: công việc
  2. Orange /ˈɔːrɪndʒ/: quả cam
/ð/: Đầu lưỡi để giữa hai hàm răng, sau đó để luồng khí thoát ra giữa hai hàm răng và lưỡi, rung thanh quản.
  1. This /ðɪs/: điều này, đây
  2. They /ðeɪ/: họ
  3. Brother /ˈbrʌðər/: anh trai
/ʒ/: Môi tròn, hơi chu ra hướng về phía trước, nâng mặt trước của lưỡi chạm vào hàm trên kết hợp với rung thanh quản.
  1. Television /ˈtelɪvɪʒn/: tivi
  2.  Vision /ˈvɪʒn/: tầm nhìn

Dạy bé đánh vần tiếng Anh: Cách đánh vần phụ âm vô thanh (unvoiced sounds) 

Phụ âm vô thanh Ví dụ
/p/: Được tạo ra bằng cách mím chặt môi, chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.
  1. Pet /pet/: thú cưng
  2. People /ˈpiːpl/: con người
  3. Help /help/: giúp đỡ
/f/: Môi dưới và hàm răng trên chạm nhẹ vào nhau. Âm được tạo bởi luồng hơi phát ra từ kẽ hở giữa răng trên và môi dưới.
  1. Feel /fiːl/: cảm thấy
  2. Life /laɪf/: cuộc sống
  3. Half /hæf/: một nửa
/s/: Cong lưỡi chạm vào hàm trên, rung thanh quản, môi mở rộng hoàn toàn.
  1. Sad /sæd/: buồn
  2. Sing /sɪŋ/: hát
  3. House /haʊs/: ngôi nhà
/∫/: Môi hơi chu ra hướng về phía trước, dáng môi tròn, nâng phần trước của lưỡi chạm vào hàm trên.
  1. Ship /ʃɪp/: con tàu, vận chuyển
  2. She /ʃiː/: cô ấy
  3. Wish /wɪʃ/: điều ước, lời chúc
/k/: Phần sau lưỡi nâng lên chạm vào ngạc mềm, sau đó lưỡi hạ thấp để luồng khí bật ra.
  1. Car /kɑːr/: xe ô tô
  2. Call /kɔːl/: cuộc gọi
  3. Book /bʊk/: quyển sách
/t/: Đầu lưỡi chạm vào phần lợi của hàm trên, sau đó khi bật khí ra, lưỡi sẽ chạm vào răng cửa.
  1. Tell /tel/: nói
  2. Take /teɪk/: cầm lấy
  3. Time /taɪm/: thời gian
/θ/: Đầu lưỡi để giữa hai hàm răng, khí thoát ra giữa hai hàm răng và răng, thanh quản không rung.
  1. Think /θɪŋk/: suy nghĩ
  2. Thank /θæŋk/: cảm ơn
  3. Mouth /maʊθ/: miệng
/t∫/: Phát âm giống /tr/ trong tiếng Việt, môi hơi tròn và chu về phía trước.
  1. Choose /tʃuːz/: lựa chọn
  2. Chat /tʃæt/: trò chuyện
  3. Teacher /ˈtiːtʃər/: giáo viên

6 quy tắc đơn giản giúp bé học đánh vần tiếng Anh dễ dàng

Dạy trẻ đánh vần bắt đầu từ các nguyên âm và phụ âm

Học đánh vần tiếng Anh: Cách đánh vần một số phụ âm còn lại

Phụ âm còn lại Ví dụ
/m/: Đọc giống âm /m/ trong tiếng Việt, khí thoát ra qua đường mũi.
  1. Mom /mɑːm/: mẹ
  2. Make /meɪk/: làm, cách làm
  3. Him /hɪm/: anh ấy
/η/: Cuống lưỡi nâng lên chạm vào phía trên ngạc mềm. Khí thoát ra từ mũi, thanh quản rung.
  1. Sing /sɪŋ/: hát
  2. Evening /ˈiːvnɪŋ/: buổi tối
  3. Hungry /ˈhʌŋɡri/: đói
/l/: Cong lưỡi chạm vào hàm trên, rung thanh quản, môi mở rộng hoàn toàn.
  1. People /ˈpiːpl/: con người
  1. Like /laɪk/: thích
  2. Late /leɪt/: muộn
/j/: Nâng phần trước của lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy luồng khí thoát ra môi để mở rộng, hơi nâng phần giữa lưỡi lên, thả lỏng lưỡi.
  1. Year /jɪər/: năm
  2. You  /juː/: bạn
  3. Yes /jes/: vâng
/n/: Môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, khí thoát ra từ mũi.
  1. Name /neɪm/: tên
  2. Now /naʊ/: bây giờ
/h/: Môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra.
  1. Hat /hæt/: cái mũ
  2. Hard /hɑːrd/: chăm chỉ
/r/: Môi tròn, hơi chu về phía trước. Lưỡi cong vào bên trong. Khi khí thoát ra, thả lỏng lưỡi, môi tròn mở rộng.
  1. Run /rʌn/: chạy
  2. Relax /rɪˈlæks/: thư giãn
/w/: Thả lỏng lưỡi, môi hơi chu về phía trước kết hợp với dây thanh quản tạo thành âm.
  1. Water ˈwɔːtər/: nước
  2. Winter /ˈwɪntər/: mùa đông

>>> Tìm hiểu thêm: Cách dạy bảng chữ cái tiếng Anh để bé phát triển khả năng đọc viết sớm

2. Học cách đánh vần trong tiếng Anh: Cách đánh vần các nguyên âm

phương pháp học đánh vần tiếng anh

Khi tập cho con đánh vần các nguyên âm, ba mẹ có thể kết hợp tìm từ đơn giản để con thực hành

Nguyên âm là những âm khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Trong tiếng Anh có 5 nguyên âm (ngắn) chính là: u, e, o, a, i cùng một số nguyên âm dài khác.

Các nguyên âm trong tiếng Anh được kí hiệu như sau: /ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɪ/, /i:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/, /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/. Ba mẹ có thể tham khảo cách cho bé tập đánh vần tiếng Anh với các nguyên âm như sau:

1. /ɪ/: Môi mở rộng sang hai bên, hạ thấp lưỡi, phát âm giống âm /i/ trong tiếng Việt nhưng rất ngắn.

2. /aʊ/: Môi tròn dần, lưỡi lùi về phía sau, đọc “a” rồi chuyển dần sang “u”.

3. /i:/: Kéo dài âm “i”, âm được tạo ra trong khoang miệng chứ không phải nhờ thổi hơi ra bên ngoài. Môi mở rộng sang hai bên, phần lưỡi nâng cao.

4. /ʊ/: Môi để hơi tròn, hạ thấp lưỡi, đẩy hơi từ cổ họng, phát âm tương tự chữ “ư” trong tiếng Việt.

5. /u:/: Lưỡi nâng cao, môi tròn, kéo dài âm “u”.

6. /e/: Môi để rộng hơn, lưỡi thấp so với khi đọc âm i. Đọc giống “e” trong tiếng Việt nhưng rất ngắn.

7. /ə/: Môi hơi mở, thả lỏng lưỡi, đọc giống “ơ” trong tiếng Việt.

8. /ɜ:/: Môi hơi mở, cong lưỡi lên chạm vào vòm miệng phía trên.

9. /ɒ/: Lưỡi hạ thấp, môi hơi tròn, đọc giống âm “o” trong tiếng Việt.

10. /ɔ:/: Môi tròn, lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng, phát âm gần giống “o”.

11. /æ/: Âm này có cách đọc lai giữa “a” và “e” với phần miệng mở rộng, lưỡi và môi dưới đều hạ thấp.

12. /ʌ/: Miệng thu hẹp, hơi nâng lưỡi lên cao, bật âm ra ngoài, phát âm gần giống “ă” trong tiếng Việt.

13. /ɑ:/: Lưỡi hạ thấp, miệng mở rộng, kéo dài âm “a”.

14. /ɪə/: Môi từ dáng dẹt chuyển thành tròn, lưỡi thu về phía sau, chuyển từ từ âm “i” sang “ơ”.

15. /ʊə/: Mở rộng môi từ từ, đẩy lưỡi về phía trước, chuyển dần từ “ư” sang “ơ”.

16. /eə/: Thu hẹp môi, lưỡi thu về sau, phát âm chuyển dần từ “e” sang “ơ”.

17. /eɪ/: Môi dẹt sang hai bên, lưỡi đưa lên trên, đọc âm “e” rồi chuyển dần sang “i”.

18. /ɔɪ/: Môi dẹt sang hai bên, nâng lưỡi lên và đẩy về phía trước đọc “o” rồi chuyển dần sang “i”.

19. /aɪ/: Môi dẹt dần sang hai bên, nâng lưỡi lên hơi đẩy về phía trước, đọc âm “a” rồi chuyển dần sang “i”.

20. /əʊ/: Môi mở tròn dần, đẩy lùi lưỡi về phía sau, bắt đầu đọc từ “ơ” rồi chuyển dần sang “u”.

3. Những lưu ý khi cho trẻ học đánh vần tiếng Anh

Sau khi đã dạy con cách học đánh vần tiếng Anh với phụ âm và nguyên âm, ba mẹ cần phối hợp thêm một số quy tắc sau để dạy con cách đánh vần cho hiệu quả.

1. Dạy trẻ cách đọc cả từ (whole word)

có nên học đánh vần tiếng anh

Kết hợp việc đọc cả từ khi tập đánh vần giúp bé ghi nhớ mặt chữ nhanh hơn

Đọc cả từ là một phương pháp dạy trẻ đọc thông qua nhận diện mặt chữ. Đặc biệt, khi kết hợp cùng hình ảnh, bé sẽ nhận diện và ghi nhớ mặt chữ rất nhanh. Vì thế, hãy kết hợp cả phương pháp dạy trẻ đánh vần với bảng chữ cái và đọc cả từ.

>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 300+ từ vựng tiếng Anh cho bé theo từng chủ đề

2. Dạy trẻ đếm số nguyên âm để biết từ có bao nhiêu âm tiết

Trong tiếng Anh có 5 nguyên âm là: u, e, o, a, i. Một từ có bao nhiêu nguyên âm thì từ đó sẽ có bấy nhiêu âm tiết. Vì thế, ba mẹ có thể dạy con cách đếm nguyên âm và tập đánh vần.

Ví dụ:

• Từ có 1 âm tiết: cat, dog, want…

• Từ có 2 âm tiết: wanna, chicken…

• Từ có 3 âm tiết: camera, vitamin…

• Từ có 4 âm tiết: camerama, calculator…

3. Dạy con cách nhấn trọng âm

Trọng âm, được ký hiệu bởi dấu (‘), là phần cực kỳ quan trọng trong tiếng Anh. Những âm có dấu (‘) đứng trước chính là âm được nhấn trọng âm. Các âm này cần được đọc to hơn, dài hơn so với các âm khác. Trọng âm tạo nên ngữ điệu của câu nói. Nhấn trọng âm đúng sẽ giúp con nói tiếng Anh tự nhiên và trôi chảy hơn. Vì thế, trong quá trình dạy con học đánh vần tiếng Anh, ba mẹ cũng cần chỉ con học cách nhấn trọng âm.

Việc dạy tiếng Anh cho con cần có sự phối hợp của cả nhà trường và ba mẹ. Chẳng hạn như, khi con học tiếng Anh ở trường theo phương pháp A thì ở nhà ba mẹ cũng nên luyện thêm cho con bằng phương pháp A. Như thế con mới có thể học tiếng Anh một cách đồng nhất và bài bản. Chính vì vậy, ILA hy vọng rằng những thông tin về cách học đánh vần tiếng Anh ở trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình dạy kèm con học tiếng Anh tại nhà.

location map