Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục, tạo ra những thay đổi trong mô hình đào tạo nhân lực. Đây chính là những thách thức mà giáo dục truyền thống sẽ phải đối mặt để thích ứng với thị trường lao động rất “mới” và “khác” trong tương lai gần.
Thách thức từ những ngành nghề “không tên”
85% công việc thế hệ trẻ sẽ làm vào năm 2030 vẫn chưa xuất hiện trong thời điểm hiện tại là con số mà The Institute for the Future dự đoán. Ngoài ra, một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đưa ra ước lượng rằng: trong giai đoạn 2015 – 2020, trung bình cứ 6 triệu vị trí việc làm mất đi sẽ có khoảng 2 triệu việc làm mới được tạo ra.
85% nghề nghiệp hoàn toàn mới sẽ xuất hiện trong 10 năm tới.
Xét về mặt khách quan, có thể thấy, một thị trường lao động đầy mới mẻ và tiềm năng đang chờ đón thế hệ tương lai. Tuy nhiên làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng đúng các tiêu chí của những ngành nghề còn chưa hiện hữu lại là một thử thách lớn đối với người làm giáo dục.
4 năm đại học là điều kiện cần nhưng chưa đủ
“Hành trình sinh viên” được hoạch định sẵn trong 4, 6 hay 9 năm,… và kết thúc với tấm bằng cử nhân trên tay không còn là điều kiện đảm bảo cho một tương lai với công việc lý tưởng “học gì làm nấy”. Đây chính là thực trạng phổ biến trên thế giới khi một nghiên cứu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã chỉ ra rằng: chỉ có 27% sinh viên hiện đang làm việc theo đúng chuyên ngành họ đã học. Tại Việt Nam, con số ấy lớn hơn rất nhiều khi có đến 61% người tham gia khảo sát “Sinh viên mới ra trường cùng những cơ hội và thách thức trong bước đầu của sự nghiệp” do Tập đoàn Navigos thực hiện, cho biết: kiến thức được trường đào tạo và thực tế làm việc là khác biệt hoàn toàn.
Mô hình giáo dục truyền thống liệu có còn phù hợp khi tỷ lệ làm việc trái ngành ngày càng cao?
Đào tạo chuyên ngành có những lợi thế nhất định. Tuy nhiên, nguồn lao động tương lai cần chú trọng trang bị kỹ năng hơn là những kiến thức chuyên sâu và hẹp – những điều có thể dễ dàng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
Giáo dục tương lai cần bắt kịp thời đại
Trong Hội nghị Thượng đỉnh Giáo dục Quốc tế (WISE) diễn ra tại New York tháng 9.2018 đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong giáo dục nhận thức và tư duy “học tập suốt đời”, bởi trong tương lai kiến thức học được ở trường đại học sẽ bị lạc hậu rất nhanh. Vì vậy, chỉ khi có quan điểm học tập thường xuyên, tư duy học tập suốt đời thì người lao động mới có thể thích ứng được với sự biến đổi của nghề nghiệp tương lai.
Đại học Konkuk (Hàn Quốc) phát triển ngành nghề Smart ICT Engineering (Kỹ sư hội tụ ICT thông minh) nhằm thích ứng với cách mạng công nghệ 4.0. (Source: konkuk.ac.kr)
Mô hình giáo dục truyền thống, chạy theo bằng cấp hay tiêu chuẩn chung của xã hội sẽ không còn nhiều giá trị. Thế hệ tương lai cần có định hướng giáo dục thích hợp để khai phá và phát triển giá trị của từng cá nhân, mà ở đó, vai trò của phụ huynh là vô cùng quan trọng. Bạn sẽ làm gì để giúp con thích ứng với những thay đổi sắp diễn ra?
Là một trong những người dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với cam kết không ngừng cải tiến mọi hoạt động, cung cấp chương trình học hiện đại theo Phương pháp tư duy thế kỷ 21. ILA luôn cập nhật xu hướng giáo dục mới, bổ trợ kiến thức và kỹ năng giúp học viên khám phá bản thân, thay đổi tầm nhìn và đạt được những thành công trong cuộc sống. Cùng ILA trang bị kiến thức công nghệ mới để sẵn sàng nắm bắt cơ hội tương lai. |
Nguồn: Thanh niên