Không nơi nào giá trị của vốn nhân lực để phát triển rõ ràng hơn ở Đông Á. Từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1990, sự phát triển của lực lượng lao động được giáo dục toàn diện kết hợp với các chính sách kinh tế có định hướng rõ ràng là chìa khóa cho sự thành công của một quốc gia.
Sự phát triển kinh tế nhờ đầu tư vào giáo dục tại Đông Á
Nelson Mandela từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất con người có thể sử dụng để thay đổi thế giới. Giáo dục không chỉ cho phép ta cải thiện cuộc sống; làm giàu nguồn nhân lực của một nền kinh tế – yếu tố quan trọng đối với sự thịnh vượng và tiến bộ của xã hội.
Không ở nơi nào tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực lại rõ ràng như ở Đông Á. Bốn vị trí hàng đầu trên tổng số 157 vị trí của Ngân hàng Thế giới (World Bank) gần nhất đã nhắc đến Chỉ số nguồn nhân lực (Human Capital Index) – chỉ số tổng hợp khả năng thích ứng, khả năng điều chỉnh học tập và sức khỏe nhân viên của các nền kinh tế lớn ở khu vực Đông Á như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông. Chỉ số ước tính rằng một đứa trẻ được sinh ra ở Singapore sẽ có 88% khả năng thành công khi trưởng thành nếu chúng được hưởng nền giáo dục toàn diện và chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Ngược lại, ở khu vực châu Phi cận Sahara, một đứa trẻ sẽ chỉ có 40% khả năng đó. Trên toàn cầu, 57% trẻ em được sinh ra ngày hôm nay sẽ có khả năng thành công bằng một nửa khả năng thành công trọn vẹn so với hiện tại khi chúng lớn lên.
Cân nhắc tầm ảnh hưởng của nguồn nhân lực đến năng lực sản xuất và phát triển, các nước đang phát triển cần ưu tiên thúc đẩy nguồn nhân lực – như cách mà các nền kinh tế lớn mạnh nhất Đông Á đang làm để đạt được sự tăng trưởng bền vững và công bằng. Bài học kinh nghiệm của Đông Á cho chúng ta là gì?
Từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1990, khi nhiều nền kinh tế Đông Á tiến hành công nghiệp hóa một cách nhanh chóng, sự phát triển của lực lượng lao động có trình độ giáo dục và kỹ năng cao kết hợp với các chính sách kinh tế được định hướng phù hợp là chìa khóa để đa dạng hóa và nâng cấp các ngành công nghiệp xuất khẩu. Trong một chu kỳ phát triển, nguồn thu nhập tăng và sự phát triển công nghiệp đã kích thích sự đầu tư liên tục vào giáo dục và kỹ năng, góp phần tăng năng suất, tiến bộ công nghệ và tăng trưởng công bằng.
Bài học thực tiễn từ các nền kinh tế Đông Á
Chính sách công là trung tâm của sự thành công này. Các nhà lãnh đạo Đông Á cho rằng các kế hoạch phát triển kinh tế và các biện pháp liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu về nguồn nhân lực. Ở Hàn Quốc, mỗi kế hoạch phát triển 5 năm được thực hiện từ năm 1962 đến 1996 đều có kế hoạch hành động cụ thể để phát triển nhân lực, bao gồm các chính sách giáo dục và đào tạo.
Các chính sách này được thiết kế và phối hợp thực hiện chặt chẽ với các chính sách công nghiệp và thương mại, giúp cho các nước Đông Á đáp ứng nhu cầu kinh tế một cách hiệu quả khi cơ cấu công nghiệp liên tục được nâng cấp.
Để giải quyết các vấn đề như: dân số trong độ tuổi đi học ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng giáo dục yếu kém và kinh phí hạn hẹp do mức thu nhập quốc dân thấp, các nền kinh tế Đông Á không thể chỉ đơn giản thay đổi toàn bộ hệ thống trong cùng một lúc. Vì vậy, ngay từ đầu quá trình phát triển, khi các chính phủ thúc đẩy ngành công nghiệp lao động, họ đã tập trung vào phát triển giáo dục. Sau này, khi các chính phủ thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng và công nghệ, họ lại tập trung phát triển giáo dục trung học và đại học, giáo dục nghề nghiệp và các chương trình đào tạo.
Một thành phần khác trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các nền kinh tế Đông Á là sự thay đổi tập trung từ số lượng sang chất lượng. Lúc đầu, khi giáo dục tiểu học là trọng tâm, các nhà hoạch định chính sách đã tìm cách giúp đưa mọi trẻ em đều được đến trường, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chấp nhận đầu vào chất lượng thấp hơn, quy mô lớp học lớn hơn. Sau đó, họ bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào việc thúc đẩy chất lượng giáo dục tiểu học, bằng cách giảm quy mô lớp học và cải thiện nguồn lực, từ tài liệu đến giáo viên. Khi trọng tâm chuyển sang giáo dục trung học và đại học, trình tự tương tự đã được thực hiện với một nguồn ngân sách đáng kể được chính phủ đã phân bổ đặc biệt cho các mục tiêu này. Khi thu nhập quốc dân tăng và tỷ lệ sinh giảm, tổng chi tiêu giáo dục bình quân đầu người sẽ liên tục tăng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển giáo dục, đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở và đại học. Ví dụ ở Hàn Quốc, khoảng 60% học sinh trung học phổ thông đã được ghi danh vào các trường tư trong những năm 1980. Doanh nghiệp tư nhân cũng được khuyến khích đóng góp cho công cuộc đào tạo tại Singapore khi các nhà tuyển dụng đã đóng góp một quỹ phát triển kỹ năng để thúc đẩy nâng cao năng lực công nhân.
Học hỏi từ những kinh nghiệm này, các quốc gia đang phát triển ngày nay nên chuyển sang đầu tư ngân sách công cộng, thậm chí nhờ hỗ trợ nước ngoài vào công cuộc phát triển giáo dục, đồng thời thu hút đầu tư tư nhân vào giáo dục đại học và đào tạo kỹ năng.
Các quốc gia đang phát triển ngày nay với nguồn dân số trẻ phát triển nhanh chóng là một lợi ích cho việc tăng trưởng kinh tế. Nhưng, để đáp ứng tiềm năng của họ, thế hệ trẻ cần cơ hội việc làm và nền giáo dục phát triển để bộc lộ hết khả năng của họ với một nền kinh tế.
Thông tin tham khảo:
Bài viết của Lee Jong-Wha -Giáo sư Kinh tế và Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á tại Đại học Hàn Quốc, xuất bản trong cuốn “Những vấn đề giáo dục: Những lợi ích toàn cầu từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 21”.