Các công nghệ được cung cấp bởi Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được áp dụng vào những vấn đề phát triển con người thách thức nhất thế giới. Nhưng trong khi AI có những tiềm năng đáng kể để phục vụ lợi ích cộng đồng thì nó cũng có những vướng mắc, rủi ro cần được khắc phục.
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo không chỉ phản ánh cách các nó ứng dụng nhằm thay đổi các hoạt động trong doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn có thể giải quyết các thách thức của con người như điều trị bệnh ung thư hoặc vấn đề biến đổi khí hậu. Một câu hỏi đặt ra rằng AI có thể cách mạng hóa phúc lợi của con người nhưng nó thực tế nó ảnh hưởng đến mức nào?
Để trả lời cho câu hỏi đó, Viện toàn cầu McKinsey đã kiểm định hơn 150 bối cảnh khác nhau, trong đó, AI đang được áp dụng hoặc có thể được áp dụng cho lợi ích xã hội. Kết quả tìm thấy sau nghiên cứu đó là AI có thể đóng góp mạnh mẽ để giải quyết nhiều loại thách thức xã hội, nhưng nó không phải là phương án nhanh và đơn giản nhất. Mặc dù phạm vi tiếp cận AI rộng nhưng những bế tắc trong sự phát triển và rủi ro khi ứng dụng AI phải được khắc phục trước khi các lợi ích được nhận ra trên quy mô toàn cầu.
AI mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe và xã hội
Chắc chắn rằng, AI đang thay đổi cách chúng ta giải quyết các thách thức trong quá trình phát triển của con người. Chẳng hạn như, năm 2017, phần mềm phát hiện đối tượng và hình ảnh vệ tinh đã hỗ trợ các nhân viên cứu hộ ở Houston phát hiện ra các nạn nhân trong sau cơn bão Harvey dễ dàng hơn. Hoặc ở Châu Phi, các thuật toán đã giúp giảm nạn săn trộm trong các công viên động vật hoang dã. Tại Đan Mạch, các chương trình nhận dạng giọng nói được sử dụng trong các cuộc gọi khẩn cấp để phát hiện xem người gọi có bị ngừng tim hay không. Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm truyền thông MIT, Boston đã sử dụng phương pháp học tăng cường trong các thử nghiệm lâm sàng để thực hiện các mô phỏng liên quan đến bệnh nhân mắc bệnh u nguyên bào thần kinh đệm, dạng ung thư não để giảm việc hóa trị cho bệnh nhân.
Hơn nữa, AI đã có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tiểu đường từ dữ liệu cảm biến nhịp tim, giúp trẻ tự kỷ kiểm soát cảm xúc và hướng dẫn người khiếm thị. Nếu những đổi mới này được phổ biến và sử dụng rộng rãi, lợi ích về sức khỏe và xã hội sẽ rất lớn. Trên thực tế, đánh giá của McKinsey kết luận rằng các công nghệ AI có thể đẩy nhanh tiến độ đạt được một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Những rào cản khi ứng dụng AI vào cuộc sống của con người
Để ứng dụng những lợi ích của AI mang lại trên phạm vi toàn cầu, trước tiên các nhà lãnh đạo phải giải quyết các trở ngại phát triển, đồng thời, giảm thiểu rủi ro từ công nghệ AI.
Khả năng tiếp cận dữ liệu là một trong những rào cản lớn nhất và đầu tiên có thể kể đến. Trong nhiều trường hợp, một tập dữ liệu nhạy cảm hoặc có khả thi về mặt thương mại, có ứng dụng xã hội nhưng thuộc sở hữu tư nhân và các tổ chức phi chính phủ vì thế không thể truy cập được. Trong các trường hợp khác, tính quan liêu vẫn còn tồn tại làm các dữ liệu hữu ích bị khóa và không thể ứng dụng vào công nghệ AI.
Thách thức thực hiện ở chặng cuối của quá trình phát triển cũng là một vấn đề phổ biến. Ngay cả trong trường hợp dữ liệu có sẵn và công nghệ đã sẵn sàng, sự thiếu sót của các nhà khoa học dữ liệu có thể gây khó khăn cho việc áp dụng các giải pháp AI cục bộ. Hoặc các công nhân thực hiện không có các kỹ năng cần thiết. Trong trường hợp này, các chuyên gia AI nên được khuyến khích tham gia vào các dự án chuyên nghiệp và được khen thưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, các công cụ và kỹ thuật AI có thể bị sử dụng sai một cách cố ý hoặc vô ý. Ví dụ, sự thiên vị có thể được lập trình trong các thuật toán hoặc bộ dữ liệu AI và điều này có thể làm khuếch đại sự bất bình đẳng hiện có. Theo một nghiên cứu học thuật, tỷ lệ lỗi đối với phần mềm phân tích khuôn mặt là dưới 1% đối với đàn ông da sáng, nhưng cao tới 35% đối với phụ nữ có làn da sẫm. Điều này đặt ra những câu hỏi quan trọng về cách tính toán định kiến của con người trong lập trình AI. Một rủi ro rõ ràng khác là việc lạm dụng AI có thể đe dọa đến việc bảo mật thông tin cá nhân, kỹ thuật số, tài chính và cảm xúc.
Các bên liên quan từ cá nhân đến cộng đồng phải làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề này. Chẳng hạn như để tăng tính khả dụng của dữ liệu, các quan chức nhà nước và các chủ thể tư nhân nên cấp quyền truy cập rộng hơn cho những người tìm cách sử dụng dữ liệu cho các sáng kiến phục vụ lợi ích công cộng. Các công ty vệ tinh đã tham gia vào một thỏa thuận quốc tế cam kết cung cấp quyền truy cập mở trong các trường hợp khẩn cấp. Các mối quan hệ đối tác phụ thuộc vào dữ liệu như thế này phải được mở rộng và trở thành một tính năng trong các hoạt động thường xuyên của các công ty.
AI đang nhanh chóng trở thành một phần vô giá của bộ công cụ phát triển con người. Nhưng để AI phát huy hết những tiềm năng của nó trong quá trình phát triển của con người và ứng dụng tốt trên toàn cầu thì những người đề xuất phải tập trung ít hơn vào sự cường điệu lợi ích của nó và thay bằng việc đưa ra những biện pháp khắc phục những trở ngại của nó trước tiên.
Tham khảo bài viết “ AI for Human Development” của Michael Chui – đối tác tại Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, lĩnh vực dữ liệu khổng lồ & Martin Harrysson – đối tác tại Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey & văn phòng thung lũng Silicon.