Tương tự những làn sóng đổi mới công nghệ từ xưa đến nay, kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa hứa hẹn nâng cao năng suất, lương bổng và cả tuổi thọ con người. Bên cạnh những tiềm năng này cũng có những đòi hỏi đặt ra cho các chính phủ và doanh nghiệp trong việc quản lý và phổ biến các phát minh công nghệ.
Tác động của công nghệ đối với phúc lợi con người
Thảo luận cộng đồng về tác động của tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) thường tập trung vào lợi ích năng suất cho các công ty, các nền kinh tế và mặt trái của những tiềm năng đó đối với người lao động. Tuy nhiên, có một khía cạnh thứ ba quan trọng không nên bỏ qua đó là tác động của các công nghệ mới đối với phúc lợi con người.
Trong lịch sử, sự đổi mới công nghệ đã có những tác động tích cực đối với phúc lợi vượt xa những gì được nắm bắt bởi các số liệu kinh tế tiêu chuẩn như GDP. Tiêm vắc-xin, dược phẩm mới và những cải tiến y tế như tia X quang và MRI đã cải thiện đáng kể sức khỏe và tăng tuổi thọ con người. Ngày nay, ngay cả những quốc gia có tuổi thọ thấp nhất thế giới cũng có tuổi thọ trung bình lớn hơn so với các quốc gia có tuổi thọ cao nhất vào những năm 1800. Hơn nữa, khoảng một phần ba mức tăng năng suất từ các công nghệ mới trong thế kỷ qua đã giúp cắt giảm số giờ làm việc của con người dưới hình thức nghỉ phép được trả lương hàng năm dài hơn và gần một nửa số tuần làm việc ở các nền kinh tế tiên tiến.
Ngày nay, khi một thế hệ công nghệ mới đang dần chiếm lĩnh, câu hỏi đặt ra là liệu những lợi ích phúc lợi tương tự sẽ giữ nguyên hay nỗi lo thất nghiệp sẽ dấy lên căng thẳng, làm giảm niềm tin và chi tiêu của người tiêu dùng?
Khi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, con người nên tập trung vào hai yếu tố quyết định. Đầu tiên là tiềm năng của sự đổi mới để cải thiện phúc lợi. AI có thể làm tăng đáng kể chất lượng cuộc sống con người bằng cách nâng cao năng suất, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới và mở ra thị trường mới. Nghiên cứu của McKinsey & Company về chuyển đổi kỹ thuật số hiện tại cho thấy các ứng dụng AI đã thực hiện chính xác điều đó và sẽ còn tiếp tục trong tương lai.
Hơn nữa, các công ty triển khai AI nhằm thúc đẩy đổi mới thay vì thay thế lao động và cắt giảm chi phí, có khả năng thành công cao nhất; khi đó, họ sẽ dễ dàng thuê nhân công mới để mở rộng quy mô. Ví dụ, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, AI đã giúp đưa ra các chẩn đoán tốt hơn và sớm hơn về các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, cũng như các phương pháp điều trị cá nhân hóa.
Yếu tố quyết định thứ hai là cách tiếp cận của các công ty và chính phủ trong việc quản lý công nghệ mới. AI đặt ra những câu hỏi về đạo đức quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực như di truyền, dữ liệu cá nhân cung như nhu cầu trang bị các kỹ năng mới để vận hành máy móc thông minh có thể gây ra căng thẳng và xung đột. Sự dịch chuyển của công nhân giữa các ngành có thể rất đáng kể và càng nghiêm trọng hơn bởi sự không tương thích của ngành, hạn chế trong di chuyển và chi phí của công tác đào tạo lại. Để tránh sự gián đoạn lớn, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào việc cung cấp đào tạo lại theo quy mô lớn, trang bị cho công nhân các kỹ năng mềm (trái ngược với những đặc tính của robot) và đảm bảo tính linh hoạt của thị trường lao động.
Cần làm gì để tối đa phúc lợi cho con người từ AI trong thời đại công nghệ?
Bằng cách chỉ đạo triển khai các công nghệ theo hướng đổi mới cải thiện phúc lợi và quản lý các hiệu ứng thị trường lao động sau sự khuếch tán công nghệ, chúng ta có thể thu lợi không chỉ về năng suất và thu nhập mà cả tuổi thọ, đóng góp vào GDP cao hơn.
Tính toán các tác động có thể xảy ra của việc đổi mới tăng cường phúc lợi là một quá trình phức tạp. Các nhà kinh tế Charles Jones và Peter Klenow của Đại học Stanford đã xây dựng các phương pháp định lượng phúc lợi, cũng như các phương pháp khác trong lĩnh vực nghiên cứu hạnh phúc đang phát triển. Sử dụng mô hình chống rủi ro liên tục theo sơ đồ làm chuẩn, các nhà nghiên cứu thấy rằng, ở Mỹ và Châu u, lợi ích phúc lợi từ AI và các công nghệ khác là vượt xa máy tính và các hình thức tự động hóa trước đó trong những thập kỷ gần đây. Mặt khác, nếu quá trình chuyển đổi công nghệ không được quản lý đúng cách, các nước đó có thể tăng trưởng thu nhập chậm hơn, bất bình đẳng và thất nghiệp gia tăng, giảm mức độ tận hưởng, sức khỏe và tuổi thọ.
Trên hết, chính phủ các nước ngày nay có vai trò quan trọng trong việc trang bị giáo dục và thiết kế lại chương trình giảng dạy nhằm nhấn mạnh kỹ năng kỹ thuật và kiến thức kỹ thuật số. Họ cũng có thể sử dụng chi tiêu công để giảm chi phí đổi mới cho doanh nghiệp và phát triển công nghệ theo hướng kết thúc sản xuất thông qua mua sắm và thị trường mở.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng có những thách thức cần vượt qua. Nếu các công ty áp dụng cách tiếp cận lợi ích tự giác đối với AI và tự động hóa – có thể gọi là trách nhiệm xã hội của công nghệ, họ có thể mang lại lợi ích cho cả xã hội và chính họ. Cuối cùng, nhiều công nhân làm việc hiệu quả hơn có thể được trả lương cao hơn, thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ. Để nắm bắt những lợi ích sâu rộng của công nghệ kỹ thuật số, AI và tự động hóa, chúng ta sẽ cần cẩn thận đạt được sự cân bằng, thúc đẩy đổi mới và các kỹ năng để khai thác bất kỳ tính năng mới nào mà công nghệ mang lại.
Bài viết tham khảo:
Christopher Pissarides – nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel và Giáo sư Kinh tế Regius tại Trường Kinh tế Luân Đôn.
Jacques Bughin – giám đốc Viện toàn cầu McKinsey và là đối tác cao cấp của McKinsey có trụ sở tại Brussels, Bỉ.