Ngay sau kì nghỉ Tết, đồng loạt các tỉnh thành trên cả nước thông báo ngừng dạy học, đánh dấu sự kiện hiếm có trong lịch sử ngành giáo dục Việt Nam, đồng thời đặt lên vai những nhà làm giáo dục nhiều thách thức.
Nhưng cũng ngay trong chính mùa dịch này, vẫn có những điểm sáng đáng mừng.
Kì nghỉ Tết dài chưa từng có
“Đây là tuần thứ ba con ở nhà, chắc nghỉ Tết cả tháng rồi. Cuộc sống gia đình đảo lộn hết cả. Hai vợ chồng chia nhau nghỉ trông con.” Lời chia sẻ của chị Thanh Huyền (TP. HCM) nhận được nhiều đồng cảm từ các bậc phụ huynh trong thời điểm này. Tuy nhiên, không chỉ có cuộc sống gia đình chị Huyền bị đảo lộn, việc nghỉ học cả tháng 2, ảnh hưởng rất nhiều đến những người làm công tác giáo dục. Không chỉ trường học mà các trung tâm giáo dục, đào tạo, ngoại ngữ… cũng không thể mở cửa, học sinh không đến lớp, thầy cô cũng không có giờ dạy.
Trên trang Fanpage dành cho những người nước ngoài sống tại Hà Nội, phần lớn các chủ đề đều xoay quanh: Giáo viên nước ngoài sẽ làm gì khi việc nghỉ học kéo dài quá lâu? Đa số bày tỏ quan ngại và lên kế hoạch trở về nước. Max, giáo viên tại một Trung tâm Anh ngữ nói: “Tôi cảm thấy như bị mắc kẹt tại đây. Nếu tình hình như này còn kéo dài, phải tìm cách khác để có nguồn thu nhập, hoặc là tính đến việc về lại Anh.” Rõ ràng, nhiều giáo viên nước ngoài đang phải chịu áp lực lớn.
Không chỉ là bài toán về kinh tế, mà chất lượng học tập của học sinh cũng là nỗi lo hàng đầu của các bậc cha mẹ và người làm giáo dục, đặc biệt với Tiếng Anh – môn học cần phải thực hành và rèn luyện thường xuyên. Làm sao để trẻ ở nhà vẫn ôn tập, rèn luyện để không quên kiến thức, kĩ năng lại có thể học được bài học mới? Làm sao để ổn định tinh thần và cuộc sống của giáo viên, đội ngũ nhân viên làm giáo dục? Đó là những câu hỏi lớn của ngành giáo dục trong thời điểm này.
Học trực tuyến: Hướng đi phù hợp nhưng cần triển khai đúng hướng
Khi những lớp học thường ngày đóng cửa, nhiều giáo viên và các đơn vị giáo dục đã nhanh chóng triển khai mô hình học trực tuyến. Dạo một vòng các trung tâm Anh ngữ lớn, nội dung chủ yếu được nhắc đến là các lớp học trực tuyến với những mô hình khác nhau và từng bước được kiểm chứng khi nhận được phản hồi từ phụ huynh và học sinh. Nổi bật trong đó, trung tâm Anh ngữ ILA đang cho thấy việc triển khai mô hình học trực tuyến bài bản sẽ mang lại những hiệu quả đột phá.
Thay vì triển khai đơn thuần mô hình “live class” (lớp học trực tuyến), ILA giới thiệu hai nền tảng cùng lúc: ILA@Home và ILA@Live. ILA@Home là thư viện trực tuyến dành cho học viên từ 3 – 17 tuổi với kho bài học, video về Tiếng Anh và Toán. Được tuyển chọn, biên tập kĩ lưỡng, kho bài học gồm hơn 400 video với nhiều chủ đề, đi cùng các bài tập/ hoạt động thực hành đòi hỏi sự tham gia của cả gia đình. Song song với đó, ILA@Live là hệ thống lớp học trực tuyến, ứng dụng công nghệ cập nhật nhất, giúp học viên học trực tiếp với các thầy cô giáo. Hai nền tảng có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau tạo nên “hệ sinh thái học trực tuyến” dành cho học viên. Chị Bích Phương – phụ huynh có con học tại trung tâm cho biết: “Học thế này lạ và hay. Lần đầu tiên tôi được “đi học”, ngồi cạnh con như một người bạn trong lớp. Lần đầu tiên tôi được thấy con tự tin nói tiếng Anh với thầy, bạn bè. Vừa tự hào vừa thấy rất sướng. Cháu còn làm bài tập Tiếng Anh hàng ngày và rủ cả nhà chơi đủ trò với thư viện trực tuyến này. Mình vừa thấy được con học thế nào, lại có nhiều thứ để làm với con, rất vui và hiểu con hơn.”
Phụ huynh ILA đồng hành cùng con khi con học Tiếng Anh trực tuyến tại nhà
Dù mới triển khai nhưng các lớp học trực tuyến này đã “chật kín” với sự tham gia của hơn 12.000 học viên cùng gần 500 thầy cô. Cô Mona Nainie, Giám đốc Học vụ ILA chia sẻ: “Thấu hiểu khách hàng, chia sẻ những tâm tư và trăn trở là giá trị cốt lõi mà chúng tôi đang theo đuổi. Tại thời điểm này, làm sao để học sinh không quên kiến thức, tìm thấy niềm vui học tập tại nhà, làm sao để phụ huynh an tâm về việc học của con, không bị vướng bận tài chính là điều chúng tôi tập trung giải “toán”. Chúng tôi tạo ra hệ sinh thái trực tuyến và tạo điều kiện tối đa để các em nâng cao tư duy và kiến thức về công nghệ. Đây là một trong sáu kĩ năng thế kỷ 21 quan trọng nằm trong chương trình giảng dạy của ILA nhiều năm nay.”
Thầy cô ILA tham gia đào tạo về ”Hệ sinh thái học trực tuyến”
Không chỉ nhận được tín hiệu tích cực từ phụ huynh, mô hình này còn nhận được sự ủng hộ từ đội ngũ thầy cô giáo. Aaron, giáo viên của trung tâm hào hứng trả lời: “Lớp học trực tuyến sôi động và hứng thú. Các em nhanh chóng nhập cuộc. Tôi không có cảm giác biến động nhiều, công ty hoạt động còn sôi nổi hơn thường ngày và tất nhiên, mọi chế độ hay lương thưởng vẫn được giữ nguyên. Điều này làm tôi an tâm và tập trung sáng tạo bài giảng trực tuyến”.
Một tháng qua là giai đoạn thử thách nhất trong nhiều năm gần đây với ngành giáo dục, tạm ngừng dạy học không chỉ đơn giản là câu chuyện đóng lớp mà còn có thể kéo theo những khủng hoảng về nhân sự và công tác tổ chức nếu không đủ bản lĩnh, tầm cỡ. Bình tĩnh trong xử lý và nhân văn trong cách triển khai của ILA đã giải quyết đồng thời được ba bài toán khó: niềm vui học cho học sinh, sự an tâm cho phụ huynh và giữ được năng lượng và nhiệt huyết cho giáo viên, nhân viên.
Nguồn: Dân trí