Trong một câu, ngoài danh từ, động từ, trợ động từ (auxiliary verb) cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Vậy trợ động từ là gì? Cách sử dụng như thế nào? ILA sẽ giúp bạn rõ hơn về nó.
Trợ động từ là một phần thiết yếu trong ngữ pháp tiếng Anh, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các câu có ý nghĩa và đúng ngữ pháp. Hiểu cách sử dụng đúng các trợ động từ là rất quan trọng để giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh viết và nói.
1. Trợ động từ là gì?
Trợ động từ trong tiếng Anh là auxiliary verb. Auxiliary verb là gì? Đây là những động từ phụ đóng vai trò hỗ trợ động từ chính của câu giúp hình thành các thì, thể hiện tâm trạng, diễn đạt khả năng, sự cho phép và nghĩa vụ, hình thành câu hỏi, câu phủ định, thể nhấn mạnh, dạng bị động.
>>> Tìm hiểu thêm: Những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải và giải pháp học tốt hơn
2. Các loại trợ động từ
2.1 Trợ động từ chính: be / do / have
Trợ động từ được sử dụng chủ yếu để tạo ra các thì ngữ pháp phức tạp, chẳng hạn như thì hoàn thành và tiếp diễn, thể hiện các khía cạnh thời gian hoặc khoảng thời gian diễn ra một hành động.
• Simple present (không có trợ động từ): I go to the zoo.
• Present continuous: I am going to the zoo.
• Future perfect continuous: In September, I will have been going to the zoo for a year.
Bên cạnh đó, trợ động từ được dùng thể hiện dạng chủ động hay bị động hoặc dùng để nhấn mạnh đặc biệt, chẳng hạn như thông qua các câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
• You like the book, don’t you?
• I do like the book!
Tuy be, do và have là ba trợ động từ chính nhưng cũng có thể được sử dụng riêng như động từ chỉ hành động. Khi bạn nhìn thấy một trong những động từ này, hãy tìm động từ thứ hai để xác định xem nó đang được sử dụng như một động từ chỉ hành động hay là một trợ động từ.
• [động từ hành động] I did my homework already.
• [trợ động từ] I did not want to go home.
• [động từ hành động] I have a selfie with Neil deGrasse Tyson.
• [trợ động từ] I have waited a long time for this.
2.2 Trợ động từ khiếm khuyết (modal auxiliary verbs): can / could / may / might / must / shall / should / will / would
Các trợ động từ khiếm khuyết thay đổi trạng thái ngữ pháp của một câu. Điều đó có nghĩa là bạn có thể sử dụng các động từ khiếm khuyết để diễn đạt các ý nghĩa khác nhau của động từ chính, chẳng hạn như thể hiện possibility (It might rain), ability (It can rain), sự cần thiết (It must rain), hoặc gợi ý (It should rain). Hơn nữa, động từ khiếm khuyết will diễn đạt tất cả các thì tương lai (It will rain).
Khi sử dụng các trợ động từ khiếm khuyết ở thì hiện tại, động từ chính thường ở dạng nguyên mẫu không “to”, được gọi là bare infinitive, bản thân nó cũng không phải chia thì.
Ví dụ:
• Jorgen can skate backwards.
• I may delete this later.
• She may delete this later.
Tuy nhiên, ở thì quá khứ, các động từ khiếm khuyết sẽ thay đổi: can -> could, will -> would, shall ->should, may -> might, must -> ought to
Ví dụ:
• When I was a kid, I could do somersaults without getting dizzy.
• I didn’t know when we met that she would become my wife.
>>> Tìm hiểu thêm: Cung hoàng đạo nào học giỏi tiếng Anh nhất?
3. Cách sử dụng trợ động từ
Sau khi hiểu rõ trợ động từ là gì? Bước tiếp theo bạn cần biết cách sử dụng auxiliary verb.
3.1 Hình thành các thì của động từ
Một trong những cách sử dụng phổ biến nhất của trợ động từ, đặc biệt là be và have, là để tạo thành các thì ngữ pháp khác nhau, cho thấy khía cạnh khác nhau của thời gian. Vì vậy, sử dụng các trợ động từ, bạn có thể giao tiếp chính xác hơn. Dưới đây là các thì khác nhau sử dụng trợ động từ.
Thì tương lai (will)
Tất cả các thì tương lai, kể cả thì tương lai đơn, chỉ các sự kiện chưa xảy ra nhưng sẽ xảy ra sau đó. Bạn chỉ cần sử dụng trợ động từ will trước động từ chính.
Ví dụ: She will be the first astronaut president of Mars.
Các thì tiếp diễn (be)
Các thì tiếp diễn diễn tả một hành động đang diễn ra nhưng chưa hoàn thành. Thì hiện tại tiếp diễn diễn tả một hành động đang diễn ra ở hiện tại. Thì quá khứ tiếp diễn cho thấy một hành động đang diễn ra trong quá khứ, chẳng hạn như một điều kiện hoặc sự kiện trước đó đã bị gián đoạn. Thì tương lai tiếp diễn diễn tả một hành động đang diễn ra trong tương lai.
Các thì tiếp diễn sử dụng trợ động từ be (chia thì) cùng với dạng V-ing của động từ chính.
Ví dụ:
• I am working in the shed.
• She was studying all night.
• They will be sleeping when you arrive.
Các thì hoàn thành (have)
Các thì hoàn thành được sử dụng cho các sự kiện đã xảy ra nhưng vẫn còn hậu quả đáng kể sau đó. Thì hiện tại hoàn thành đề cập đến các hành động đã hoàn thành có tác động lớn hoặc tiếp tục cho đến hiện tại. Thì quá khứ hoàn thành chỉ một sự kiện trong quá khứ đã xảy ra trước một sự kiện trong quá khứ khác trong cùng một câu. Thì tương lai hoàn thành cho thấy một sự kiện sẽ được hoàn thành sau đó.
Các thì hoàn thành sử dụng trợ động từ have cùng với dạng quá khứ phân từ của động từ chính.
Ví dụ:
• They have just finished class and are getting ready for recess.
• I had forgotten about the birthday party until I saw the calendar.
• By the time you get off work, the movie will have started already.
>>> Tìm hiểu thêm: 100 động từ bất quy tắc thường gặp và 30 danh từ bất quy tắc thông dụng nhất
Các thì hoàn thành tiếp diễn (be và have)
Các thì hoàn thành kết hợp tiếp diễn được sử dụng là thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn diễn tả một hành động đang xảy ra bắt đầu trong quá khứ. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn được sử dụng giống như thì quá khứ hoàn thành nhưng các hành động đang diễn ra. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn diễn tả một hành động đang xảy ra sẽ hoàn thành sau đó.
Các thì hoàn thành tiếp diễn sử dụng dạng chia thì của trợ động từ have và quá khứ phân từ của trợ động từ be (been) cùng với dạng V-ing của động từ chính.
Ví dụ:
• I have been reading Moby Dick for months now.
• He had been working there for five years before he quit.
• Tomorrow, we will have been dating for an entire year.
3.2 Tạo câu hỏi
Câu hỏi có/không (do, have và modal verbs)
Trong tiếng Anh, trừ khi động từ chính là be hoặc thì tiếp diễn, câu hỏi yes/no sử dụng trợ động từ do hoặc động từ khiếm khuyết và đặt ở đầu câu. Nếu câu hỏi ở thì hoàn thành, sử dụng trợ động từ have.
Ví dụ:
• Did you take the dog out?
• Can you come to the movie tonight?
• Have you eaten yet?
Câu hỏi đuôi (Tag question)
Câu hỏi đuôi là một câu hỏi nhỏ được thêm vào cuối câu để xác nhận mệnh đề đứng trước nó có đúng không. Câu hỏi đuôi sử dụng đại từ và trợ động từ phù hợp với thì của câu mệnh đề chính. Vì vậy, nếu câu mệnh đề chính sử dụng thì tiếp diễn, câu hỏi đuôi sẽ chia thì tiếp diễn cho động từ be. Nếu câu sử dụng thì hoàn thành, thì câu hỏi đuôi sẽ dùng từ have. Nếu câu sử dụng động từ khiếm khuyết, thì động từ đó được lặp lại trong câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
• The game is still going, isn’t it?
• You have been eating all the peanut butter, haven’t you?
• Your boyfriend wants to come, doesn’t he?
• They can’t swim, can they?
Câu hỏi đuôi ngược lại với câu mệnh đề chính. Nếu mệnh đề chính là câu khẳng định thì câu hỏi đuôi là phủ định. Nếu mệnh đề chính là câu phủ định, thì câu hỏi đuôi là khẳng định.
Ví dụ: She won’t quit, will she?
>>> Tìm hiểu thêm: 13 cách đặt câu hỏi với When khi đề cập đến thời gian, địa điểm
3.3 Câu phủ định
Trong các câu phủ định, trợ động từ do sẽ được chia thì phù hợp và thêm “not” vào trước dạng nguyên mẫu của động từ chính.
Ví dụ:
• She doesn’t understand algebra.
• We did not hear the bell.
Sử dụng từ phủ định never không dùng trợ động từ.
Ví dụ: She never understands algebra.
3.4 Nhấn mạnh: Đặt trợ động từ trước động từ chính
Trợ động từ do có thể được thêm vào câu để nhấn mạnh thể hiện người nói rất đồng ý hoặc để sửa sai một điều gì đó. Trong cấu trúc này, hãy chia thì cho động từ do và sử dụng dạng nguyên mẫu cho động từ chính.
Ví dụ:
• A: Did your mom find the mess?
• B: She did find it.
• A: You probably don’t want to come.
• B: I do want to come!
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách đặt câu hỏi với Who trong tiếng Anh đơn giản, dễ áp dụng
3.5 Passive voice
Các câu thường được viết ở thể chủ động, trong đó chủ ngữ thực hiện hành động. Tuy nhiên, thể bị động là khi người thực hiện hành động không phải là chủ ngữ.
Ví dụ:
• [chủ động] The man leads his dog.
• [bị động] The dog is led by the man.
Thể bị động được xây dựng với trợ động từ be và động từ chính ở quá khứ phân từ. Thường có một cụm giới từ để giải thích ai thực hiện hành động đó, trong ví dụ trên, đó là “the man”. Hãy nhớ rằng chỉ ngoại động từ (transitive verb), động từ cần có túc từ (object) mới có thể được sử dụng thể bị động.
3.6 Động từ khiếm khuyết
Động từ khiếm khuyết đề cập đến tâm trạng, các tình huống giả định, các hành động có thể xảy ra. Cụ thể, động từ khiếm khuyết gồm những tình huống sau:
Likelihood (khả năng)
Một số điều dường như có thể xảy ra, nhưng không biết chắc chắn. Trong những trường hợp này, bạn có thể sử dụng các động từ khiếm khuyết should và must để chỉ xác suất mà không cần chắc chắn.
Ví dụ:
• Her parents must be so proud.
• My baby brother should be asleep by now.
Possibility (khả năng)
Trong những tình huống khi điều gì đó có thể xảy ra nhưng không chắc chắn, hãy sử dụng các động từ khiếm khuyết could, may hoặc might.
Ví dụ:
• Judging by the clouds, it might rain today.
• She may become the youngest pro soccer player ever.
Ability
Động từ khiếm khuyết can cho thấy chủ ngữ có thể làm gì đó hay không, chẳng hạn như thực hiện một hành động hoặc thể hiện một khả năng. Tương tự như vậy, dạng phủ định, can’t cho thấy rằng chủ ngữ không thể làm điều gì đó.
Ví dụ:
• She can speak three languages, but none of them well.
• You can lead a horse to water, but you can’t make it drink.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách học tiếng Anh giỏi bằng rèn luyện 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết
Permission (khả năng)
Nếu bạn muốn xin phép làm điều gì đó, hãy bắt đầu câu hỏi của bạn bằng can, may hoặc could. Trong đó, may sử dụng trang trọng và lịch sự hơn. Nếu bạn hỏi: “Can I go to the bathroom?”, có thể bị hiểu sai thành: “Do I have the ability to go to the bathroom?”. Tuy nhiên, trong cách sử dụng hiện đại, may và can đều là những lựa chọn hoàn toàn có thể chấp nhận được khi mô tả khả năng hoặc sự cho phép.
Ví dụ:
• May I leave early today?
• Could I play too?
Requests (yêu cầu)
Nếu bạn muốn yêu cầu người khác làm gì, hãy bắt đầu câu hỏi của bạn với will, would, can hoặc could.
Ví dụ:
• Would you get that box off the top shelf?
• Will you turn that music down?
Suggestions / Advices (đề nghị / lời khuyên)
Nếu đang đưa ra gợi ý hoặc lời khuyên mà không ra lệnh cho ai đó, bạn có thể sử dụng động từ khiếm khuyết should.
Ví dụ:
• You should try the lasagna.
• That guy should wear less cologne.
Commands (mệnh lệnh)
Nếu bạn muốn ra lệnh cho ai đó, hãy sử dụng các động từ khiếm khuyết must, have to hoặc need to.
Ví dụ:
• You must wash your hands before cooking.
• You need to be here before 8:00.
Obligations / Necessity (nghĩa vụ / cần thiết)
Động từ khiếm khuyết có thể diễn đạt một hành động cần thiết, chẳng hạn như nghĩa vụ hoặc yêu cầu. Tương tự như vậy, dạng phủ định diễn đạt rằng một hành động là không cần thiết. Sử dụng các động từ khuyết thiếu giống như với mệnh lệnh: must, have to hoặc need to.
Ví dụ:
• We have to wait for our boss to arrive before we open.
• You don’t need to come if you don’t want to.
Habits (thói quen)
Để diễn đạt một hành động đang diễn ra hoặc theo thói quen, điều mà chủ ngữ làm thường xuyên, bạn có thể sử dụng động từ khiếm khuyết would cho thì quá khứ và will cho hiện tại và tương lai. Cụm từ used to cũng được chấp nhận nếu bạn đang nói về một thói quen không còn tồn tại nữa.
Ví dụ:
• When I lived alone, I would fall asleep with music.
• I will arrive early and leave late to every meeting.
>>> Tìm hiểu thêm: 3 khung giờ vàng để học tiếng Anh hiệu quả nhất trong ngày
4. Những lỗi sai thường gặp khi sử dụng trợ động từ
Dưới đây là một số lỗi sai phổ biến cần lưu ý khi sử dụng trợ động từ trong tiếng Anh:
4.1 Chủ ngữ – động từ chia ngôi, chia thì không chính xác
Các trợ động từ phải chia ngôi, chia thì đúng theo quy định.
Ví dụ: He have a car.
Đây là câu không chính xác vì “have” là trợ động từ số nhiều không phù hợp với chủ ngữ số ít “he”. Câu đúng là: “He has a car”.
4.2 Sử dụng sai các trợ động từ khiếm khuyết
Các trợ động như can, could, may, might, shall, should, will và would, được dùng để diễn đạt khả năng, sự cho phép hoặc nghĩa vụ. Bạn dễ sử dụng sai hoặc hiểu sai những động từ này.
Ví dụ:
• I should go to the gym tomorrow: thể hiện nghĩa vụ
• I would go to the gym tomorrow: thể hiện sự sẵn lòng có điều kiện.
Việc sử dụng các động từ khiếm khuyết này không chính xác hoặc thay thế cho nhau có thể gây nhầm lẫn.
4.3 Sử dụng quá nhiều hoặc bỏ sót trợ động từ
Sử dụng quá nhiều trợ động từ có thể làm cho câu phức tạp và dài dòng. Còn bỏ qua trợ động từ có thể làm cho câu không rõ ràng. Điều quan trọng là sử dụng các trợ động từ khi cần thiết để truyền đạt đúng ý nghĩa và đúng ngữ pháp.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ được trợ động từ (auxiliary verb) là gì và những cách thức sử dụng trợ động từ. Trợ động từ có nhiều cách sử dụng. Chúng phổ biến nhất trong các thì như thì tiếp diễn, tương lai, hoàn thành. Ngoài ra, chúng được sử dụng cho tất cả các trường hợp về phương thức cũng như các cấu trúc đặc biệt như câu hỏi đuôi hoặc thể bị động.
Bạn đang tìm kiếm môi trường học tập rèn luyện văn phạm tiếng Anh? Hãy đến với Trung tâm Anh ngữ ILA. Với đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao, ILA sẽ giúp bạn rèn luyện ngữ pháp tiếng Anh một cách tốt nhất.