Nắm ngữ pháp tiếng Anh tốt không chỉ có lợi trong các kỳ thi mà còn hữu ích trong giao tiếp hàng ngày. Thế nhưng, không phải ai cũng làm được điều đó, đặc biệt là trẻ em. Trong kho tàng ngữ pháp tiếng Anh rộng lớn, trẻ em cần học những gì? Dưới đây là bí kíp cũng như phạm vi ngữ pháp tiếng Anh tiểu học cơ bản.
1. Cách tự học ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Ngữ pháp tiếng Anh là gì? Ngữ pháp chính là quy tắc sử dụng ngôn ngữ. Vậy nên, cũng như tiếng Việt hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào khác, muốn sử dụng thành thạo cần phải nắm vững phần ngữ pháp. Nhiều người tâm sự rằng học ngữ pháp tiếng Anh không dễ, với các bạn nhỏ cũng vậy.
Để vượt qua khó khăn này dễ dàng, ILA mách các mẹo học ngữ pháp tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 5 ngay sau đây:
1. Chia nhỏ các phần ra để học
Đừng để con bơi trong kho ngữ pháp. Cần xác định đâu là những kiến thức cơ bản về tiếng Anh, sau đó chia nhỏ các phần ra và xem đâu là trọng tâm mà độ tuổi con cần phải học. Có như vậy, trẻ mới không cảm thấy sợ hãi và nắm được các phần căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh.
2. Dạy ngữ pháp tiếng Anh bằng nhiều hình thức linh hoạt
Bắt trẻ ngồi một chỗ để học các công thức ngữ pháp đôi khi sẽ phản tác dụng và làm con cảm thấy nhàm chán. Vậy thì hãy áp dụng bằng nhiều hình thức linh hoạt hơn như học thông qua các trò chơi, thông qua các bộ phim hoạt hình hoặc video tiếng Anh, học bằng sơ đồ tư duy…
3. Lựa chọn sách ngữ pháp tiếng Anh phù hợp
Có rất nhiều tài liệu học ngữ pháp tiếng Anh tiểu học và việc của bố mẹ là phải lựa chọn được những sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Đừng để con phải học với những quyển sách quá khó hoặc kho kiến thức quá đồ sộ. Điều này không cần thiết và cũng sẽ gây khó khăn cho trẻ. Tốt hơn hết, lựa chọn những tài liệu chính thống của các nhà xuất bản uy tín để học kiến thức ngữ pháp tiếng Anh chuẩn.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu tại nhà hiệu quả nhất
4. Tham gia khóa học ngữ pháp bài bản ở trường hoặc trung tâm tiếng Anh
Bên cạnh dạy giao tiếp thì phần ngữ pháp luôn được các thầy cô chú trọng. Nếu bố mẹ gặp khó khăn trong việc dạy con ngữ pháp tiếng Anh, có thể cho trẻ tham gia các khóa học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản. Trẻ sẽ được học theo lộ trình bài bản với nhiều phương pháp thú vị, giúp con hiểu bài và nhớ lâu.
5. Rèn ngữ pháp thông qua làm các bài tập tiếng Anh và thực hành giao tiếp
Tích cực làm bài tập tiếng Anh cũng là phương pháp hiệu quả để con ôn tập và ghi nhớ kiến thức ngữ pháp. Ngoài ra, hãy luôn khuyến khích trẻ giao tiếp, đừng vì sợ sai ngữ pháp mà rụt rè. Bởi càng giao tiếp nhiều, trẻ càng có cơ hội sửa sai và dạn dĩ hơn.
Ngoài những phương pháp trên, một trong các cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả khác là sử dụng các app hoặc website học tiếng Anh uy tín. Dù theo cách nào, ba mẹ cũng cần kiên trì khuyến khích để con không nản chí.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách học 100 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày hiệu quả
2. Hướng dẫn học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho học sinh tiểu học
Ngữ pháp tiếng Anh tiểu học là những kiến thức cơ bản, nền tảng để con học tập dễ dàng và nâng cao trình độ. Sau đây là tất tần tật kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh lứa tuổi tiểu học hoặc những người mới bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai này.
3. Các thì cơ bản trong tiếng Anh
Tổng hợp tất cả cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh gói gọn trong 12 thì. Với trẻ lứa tuổi tiểu học chỉ cần nắm vững 4 thì, đó là: hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, tương lai đơn. Sau khi con đã hiểu và biết cách sử dụng những thì này, bố mẹ mới tiếp tục dạy con các thì khác, tránh trường hợp học một lúc quá nhiều trẻ sẽ bị rối.
1. Thì hiện tại đơn (Simple present hoặc Present simple)
Đây là thì đầu tiên trong cấu trúc tiếng Anh cơ bản mà trẻ cần nắm vững cách sử dụng. Thì hiện tại đơn diễn tả các hành động lặp đi lặp lại nhiều lần, các sự thật hiển nhiên hoặc hành động diễn ra trong thời gian hiện tại.
Cấu trúc
• Với động từ to be:
Khẳng định (+): S + am/is/are + O
Phủ định (-): S + am/is/are not + O
Nghi vấn (?): Am/is/are + S + O?
• Với động từ thường:
Khẳng định (+): S + V(s/es) + O
Phủ định (-): S + do/does not + V_inf + O
Nghi vấn (?): Do/Does + S + V_inf + O?
Ghi chú:
• S: Subject (chủ ngữ là người/con vật/đồ vật/sự vật/sự việc trong câu nói)
• V: Verb (động từ)
• O: Object (tân ngữ là người/con vật/sự vật/sự việc chịu sự tác động)
Dấu hiệu nhận biết
Chúng ta biết được thì hiện tại đơn khi trong câu có các trạng từ chỉ tần suất: always (luôn luôn), constantly (liên tục), usually/frequently (thường xuyên), often/sometimes (thi thoảng), occasionally (đôi khi), seldom/rarely (ít khi, hiếm khi), every day/every week/every month (mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng)…
Cách sử dụng
– Diễn tả một hành động, sự việc diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại hoặc một thói quen.
– Diễn tả sự việc xảy ra theo thời gian biểu rõ ràng hoặc lịch trình.
– Diễn tả một sự thật hiển nhiên hoặc một chân lý.
Ví dụ
– The Sun sets in the West. (Mặt trời lặn ở phía Tây).
– I am not a student. (Tôi không phải là sinh viên).
– Is he an engineer? (Anh ấy có phải là kỹ sư không?).
>>> Tìm hiểu thêm: Top 20 truyện tiếng Anh cho bé hay và ý nghĩa nhất
2. Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)
Thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả hành động, sự việc xảy ra lúc đang nói hay xung quanh thời điểm nói. Hành động và sự việc đó vẫn chưa chấm dứt, còn tiếp tục diễn ra.
Cấu trúc
Khẳng định (+): S + be (am/is/are) + V_ing + O
Phủ định (-): S + isn’t/aren’t/am not + V_ing + O
Nghi vấn (?): Is/am/are + S + V_ing?
Cách sử dụng
• Diễn tả một hành động, sự việc xảy ra ở thời điểm nói.
• Diễn tả một hành động đang xảy ra, không nhất thiết ngay tại thời điểm nói.
• Diễn tả một hành động, sự việc sắp xảy ra ở tương lai gần (thường là nói về một kế hoạch đã được lên lịch sẵn).
Dấu hiệu nhận biết
Câu ở thì hiện tại tiếp diễn khi:
• Xuất hiện các trạng từ chỉ thời gian: now (bây giờ), at present (hiện tại), at the moment (ngay lúc này), right now (ngay bây giờ), It’s + giờ cụ thể + now (bây giờ là mấy giờ)…
• Có các động từ đặc biệt: watch!/look! (nhìn kìa), listen! (nghe này!), keep silent! (hãy giữ im lặng!), look out!/watch out! (coi chừng!)…
Ví dụ
• My mother is talking on the phone. (Mẹ tôi đang nói chuyện điện thoại).
• She isn’t cooking dinner. (Cô ấy đang không nấu bữa tối).
• What are you doing? (Bạn đang làm gì vậy?).
>>> Tìm hiểu thêm: Tài liệu học tiếng Anh cho bé lớp 1 + 4 lưu ý chọn trung tâm Anh ngữ cho con
3. Thì quá khứ đơn (Simple Past)
Trong ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, tiếp đến trẻ cần được học thì quá khứ đơn. Đây là thì dùng để diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ hoặc vừa kết thúc (hoàn tất) và biết rõ thời gian hành động đó xảy ra.
Cấu trúc
• Với động từ là động từ to be:
Khẳng định (+): S + was/were +O
Phủ định (-): S + was/were + not +O
Nghi vấn (?): Was/were + S + O?
• Với động từ là động từ thường:
Khẳng định (+): S+ V_ed
Phủ định (-): S + didn’t +V
Nghi vấn (?): Did + S + V-inf…?
Cách sử dụng
• Diễn tả một hành động đã xảy ra trong quá khứ, đã kết thúc và biết rõ mốc thời gian.
• Diễn tả một hành động đã xảy ra liên tiếp trong suốt một khoảng thời gian trong quá khứ và hiện tại đã hoàn toàn chấm dứt.
• Diễn tả 1 hành động xen vào 1 hành động khác trong thời điểm quá khứ.
• Sử dụng trong câu điều kiện loại 2 hoặc trong câu điều ước không có thật ở hiện tại.
Dấu hiệu nhận biết
Một số dấu hiệu sau giúp trẻ nhận biết thì quá khứ đơn:
• Trong câu có các từ như: yesterday (hôm qua), in the past (hồi trước), the day before (ngày hôm trước), ago (cách đây), last night/last week/last month/last year (tối qua/tuần trước/tháng trước/năm ngoái), today/this morning/this afternoon (những khoảng thời gian đã qua trong ngày).
• Sau it’s time (đã đến lúc), as if/as though (như thể là), if only/wish (ước gì), would sooner/rather (thích hơn).
• Trong một số cấu trúc câu: It’s + (high) time + S + V_ed, It + is + khoảng thời gian + since + thì quá khứ…
Ví dụ
• Khánh didn’t go to school yesterday because of the heavy rain. (Khánh đã không tới trường vào ngày hôm qua vì mưa rất to).
• He and you were not at the English club last Monday. (Thứ Hai tuần trước, anh ấy và tôi đã không ở câu lạc bộ tiếng Anh).
• Did your mom decorate the Christmas tree? (Mẹ cậu đã trang trí cây thông Giáng sinh à?).
>>> Tìm hiểu thêm: Cùng bé học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề trái cây
4. Thì tương lai đơn (Simple Future)
Thì tương lai đơn dùng diễn tả dự định/hành động bộc phát tại thời điểm nói. Đây là những ý định không có kế hoạch từ trước.
Cấu trúc
Khẳng định (+): S + will + V_inf
Phủ định (-): S + won’t +V-inf
Nghi vấn (?): Will + S +V_inf
Cách sử dụng
• Diễn tả một quyết định hay một ý định nhất thời xảy ra tại thời điểm nói.
• Diễn đạt lời hứa hoặc dự đoán/phỏng đoán về tương lai.
• Đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, lời mời.
• Dùng trong câu điều kiện loại I, diễn tả 1 giả định có thể xảy ra trong hiện tại và tương lai.
Dấu hiệu nhận biết
Có các trạng từ chỉ thời gian: tomorrow (ngày mai), soon (sớm thôi), next day/next week/next month/next year (ngày tới, tuần tới, tháng tới, năm tới)…
Ví dụ
• I think it will rain tonight. (Mình nghĩ đêm nay trời sẽ mưa).
• We won’t be friends anymore (Chúng mình sẽ không tiếp tục làm bạn nữa).
• Will you be home tomorrow morning? (Sáng mai cậu có ở nhà không?).
>>> Tìm hiểu thêm: 5 phương pháp dạy trẻ học tiếng Anh qua hình ảnh hiệu quả
4. Từ loại trong tiếng Anh
Tiếp đến trong việc học ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, trẻ cần nắm vững phần từ loại để biết cách sử dụng trong nói và viết. Có 5 loại từ chính trẻ phải phân biệt được, đó là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ và giới từ.
1. Danh từ
Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, con vật, hiện tượng, địa điểm… Đây được coi là từ loại quan trọng nhất trong ngữ pháp tiếng Anh.
Các loại danh từ trong tiếng Anh
• Các danh từ chỉ người: she (cô ấy), the women (đàn bà), doctor (bác sĩ), farmer (nông dân)…
• Danh từ chỉ con vật: monkey (con khỉ), cat (con mèo), dog (con chó)…
• Danh từ chỉ sự vật: book (sách), computer (máy tính), money (tiền)…
• Danh từ chỉ hiện tượng: rain (cơn mưa), earthquake (động đất), storm (cơn bão)…
• Danh từ chỉ địa điểm: house (nhà), beach (bãi biển), school (trường học), park (công viên)…
• Danh từ chỉ khái niệm: ability (khả năng), experience (kinh nghiệm), culture (văn hóa), morality (đạo đức)…
Vị trí của danh từ trong câu
• Sau động từ to-be
Ví dụ: I am a pupil (Tôi là học sinh), He is an engineer (Anh ấy là kỹ sư)
• Làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ: My mother is very beautiful (Mẹ tôi rất đẹp)
• Sau tính từ: Adj + N
Ví dụ: nice house (ngôi nhà đẹp), grey horse (con ngựa xám), good boy (chàng trai tốt bụng)
• Sau các mạo từ a/an, this, that, the, these… + N
Ví dụ: this book (quyển sách này), these flowers (những bông hoa này), the notebook (quyển vở)
• Sau tính từ sở hữu: my, your, her, his, their, our… + N
Ví dụ: my mom (mẹ tôi), your pen (bút của bạn), her book (sách của cô ấy)
• Sau từ chỉ số lượng: much, many, some, a lot of/ lots of… + N
Ví dụ: many candies (nhiều kẹo), a lot of pencils (rất nhiều bút chì)
>>> Tìm hiểu thêm: Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em và cách học “dễ như ăn kẹo”
2. Động từ
Động từ trong tiếng Anh là các từ hoặc cụm từ diễn tả hành động, trạng thái hoặc cảm xúc của người, sự vật.
Vị trí của động từ trong câu
• Thường đứng sau chủ ngữ
Ví dụ: They play football everyday (Họ chơi bóng đá hàng ngày)
• Đứng sau trạng từ chỉ tần suất
Ví dụ: We usually read books in the evening (Chúng tôi thường đọc sách vào mỗi buổi tối)
3. Tính từ (Adj)
Tính từ trong tiếng Anh là các từ dùng để miêu tả tính chất, đặc điểm của con người, sự vật, hiện tượng… Tính từ giúp chủ ngữ trong câu trở nên rõ ràng, chính xác hơn.
Vị trí của động từ trong câu
• Đứng trước danh từ:
beautiful flowers (những bông hoa xinh đẹp), expensive car (xe ô tô đắt tiền), heavy rain (mưa nặng hạt)
• Sau động từ To-be: am/is/are, was/were… + Adj
Ví dụ: This car is expensive (Chiếc ô tô này đắt tiền), My father is tall (Bố tôi cao)
• Đứng sau các động từ chỉ cảm xúc: hear, look, feel, become, seem, get, turn, sound… + Adj
Ví dụ: After the rain, the sky becomes bluer (Sau cơn mưa, bầu trời trở nên xanh hơn)
4. Trạng từ (Adverb)
Trạng từ là từ hoặc cụm từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ hoặc trạng từ khác trong câu.
Vị trí của trạng từ trong câu
• Đứng sau động từ thường
Ví dụ: I said quickly (Tôi nói nhanh), He sang perfectly (Anh ấy đã hát rất tuyệt)
• Đứng sau tân ngữ
Ví dụ: Nam plays the tennis well (Nam chơi tennis giỏi), Mai speaks English fluently (Mai nói tiếng Anh trôi chảy)
5. Giới từ (Preposition)
Giới từ là từ hoặc cụm từ đi cùng với danh từ hoặc đại từ để chỉ mối liên quan giữa các từ loại đó. Có nhiều loại giới từ như: giới từ chỉ địa điểm (under, on, in…), chỉ thời gian (in, on, at…), chỉ cách thức (by, with, without)…
Vị trí của giới từ trong câu
• Sau động từ “to be”, trước danh từ
Ví dụ: The book is on the table. (Quyển sách ở trên bàn).
• Đứng sau động từ
Ví dụ: Nam and Mai live in Ho Chi Minh city. (Nam và Mai sống ở thành phố Hồ Chí Minh.)
Ngữ pháp tiếng Anh tiểu học về danh từ số ít, danh từ số nhiều
Trong ngữ pháp tiếng Anh bậc tiểu học, các con được làm quen với hai khái niệm danh từ số ít (singular noun) và danh từ số nhiều (plural noun). Muốn biến một danh từ số ít sang số nhiều, trong phần lớn các trường hợp, chỉ cần thêm “s” hoặc “es” phía sau danh từ đó.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt (bất quy tắc):
• Danh từ tận cùng bằng ch, o, s, x, z, sh => thêm “es” vào sau danh từ
Ví dụ: box – boxes (hộp), glass – glasses (kính), watch – watches (xem)
• Danh kết thúc bằng F hoặc FE => bỏ F/ FE và thêm “ves” vào sau danh từ
Ví dụ: leaf – leaves (lá cây), wolf – wolves (chó sói), wife – wives (vợ)
• Một số danh từ tận cùng bằng nguyên âm Y hoặc O => không có quy tắc nhất định
Ví dụ: toy – toys (đồ chơi), baby – babies (đứa trẻ)
• Một số trường hợp đặc biệt khác =>không theo quy tắc nào
Ví dụ: woman – women (đàn bà), man – men (đàn ông), child – children (đứa trẻ), sheep – sheep (con cừu), mouse – mice (con chuột)…
>>> Tìm hiểu thêm: Cách học tiếng Anh qua phim hoạt hình Disney hiệu quả nhất
5. Cách sử dụng động từ to-be trong ngữ pháp tiếng Anh tiểu học cơ bản
Động từ to-be là một trong những kiến thức quan trọng mà học sinh tiểu học cần nắm vững. Trẻ được sử dụng rất nhiều câu có động từ to-be, vậy nên con cần biết với các chủ ngữ khác nhau hoặc với mỗi thì động từ này chia như thế nào.
1. Động từ to-be chia cho các chủ ngữ ở 3 thì cơ bản
Chủ ngữ | Hiện tại đơn | Quá khứ đơn | Tương lai đơn |
I | (+) I am (I’m)
(-) I am not (I’m not) (?) am I |
(+) I was
(-) I was not (I wasn’t) (?) Was I? |
(+) S + will + be + N/adj
(-) S + will + not + be + N/adj (?) Will + S + be + N/adj? |
He/She/It | (+) He/She/It + Is (she’s, he’s, it’s)
(-) He/She/It + Is + not (He isn’t, She isn’t, It isn’t) (?) Is + He/She/It? |
(+) He/She/It + was
(-) He/She/It + was + not (He/She/It wasn’t) (?) Was + He/She/It? |
|
You/We/They | (+) You/We/They + are (You’re, We’re, They’re)
(-) You/We/They + are + not (You aren’t, We aren’t, They aren’t) (?) Are + You/We/They? |
(+) You/We/They + were
(-) You/We/They + were + not (You weren’t, We weren’t, They weren’t) (?) Were + You/We/They? |
Ví dụ
• I am tired today. (Hôm nay tôi mệt).
• We were in Hanoi on our summer vacation last month. (Chúng tôi đã ở Hà Nội vào kỳ nghỉ hè tháng trước)
• Will he be at the park tomorrow? (Anh sẽ tới công viên vào ngày mai chứ?).
ILA vừa giới thiệu tới bố mẹ và các bé tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cấp 1 với 4 đơn vị kiến thức căn bản nhất. Học ngữ pháp tiếng Anh tiểu học cơ bản không khó, tuy nhiên để đạt kết quả cao con cần có lộ trình học bài bản. Đừng quên theo dõi các bài học về ngữ pháp khác để nâng cao kiến thức cho con bố mẹ nhé!