Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vui nhộn và bổ ích

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vui nhộn và bổ ích

Tác giả: Cao Vi

Trò chơi dân gian là một trong những hoạt động giải trí thú vị và là cách giáo dục hiệu quả cho trẻ mầm non. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp bé phát triển thể chất, trí tuệ và kỹ năng xã hội, đồng thời bé sẽ hiểu hơn về văn hóa truyền thống của dân tộc. Hãy cùng khám phá những trò chơi dân gian dưới đây.

Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Mục tiêu trò chơi dân gian cho trẻ mầm non:

Phát triển thể chất: Trẻ rèn luyện sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai và khả năng vận động.

Phát triển trí tuệ: Kích thích tư duy sáng tạo, khả năng quan sát và giải quyết vấn đề.

Phát triển kỹ năng xã hội: Bé sẽ học cách phối hợp, đoàn kết, ghi nhớ, phản ứng nhanh, giao tiếp và làm việc nhóm.

Mở rộng vốn từ: Các trò chơi thường đi kèm với các bài đồng dao, câu hát, giúp bé học thêm từ mới.

Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử: Khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh thay vì xem tivi, điện thoại hoặc chơi điện tử.

Giáo dục văn hóa: Thông qua các trò chơi, bé sẽ hiểu biết và yêu mến văn hóa truyền thống của dân tộc, hiểu hơn về truyền thống của cha ông, ví dụ như trò kéo co thường được tổ chức ở các dịp lễ hội, Tết Nguyên Đán hay các sự kiện cộng đồng.

Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

1. Bịt mắt bắt dê (Blind man’s buff)

bịt mắt bắt dê

Dụng cụ

• Một chiếc khăn hoặc vải mềm để bịt mắt.

Cách chơi

Chuẩn bị: Chọn ra 2 bé chơi chính, một bé làm dê và một bé bịt mắt đi bắt dê. Các bé còn lại đứng xung quanh để cổ vũ.

Bịt mắt: Dùng khăn hoặc vải mềm bịt mắt bé đi bắt dê sao cho bé không thể nhìn thấy gì.

Bắt đầu trò chơi: Bé làm dê sẽ di chuyển trong không gian chơi và các bé cổ vũ sẽ luôn miệng kêu “be be” để giúp bé bịt mắt định hướng và tìm bắt dê.

Tìm và bắt dê: Bé bịt mắt sẽ di chuyển và lắng nghe âm thanh “be be” để xác định vị trí của bé làm dê. Bé bịt mắt sẽ cố gắng bắt được “dê” bằng cách chạm vào người bé làm dê.

Kết thúc và thay vai: Nếu bé bịt mắt bắt được “dê”, vai trò sẽ được hoán đổi. Bé làm dê sẽ trở thành bé bịt mắt và tiếp tục trò chơi từ đầu.

Lưu ý khi chơi trò chơi dân gian mầm non

• Đảm bảo không gian chơi an toàn, không có chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm cho bé.

• Khuyến khích các bé cổ vũ nhiệt tình để trò chơi thêm phần vui nhộn.

• Luôn giám sát và hỗ trợ các bé khi cần thiết để đảm bảo trò chơi diễn ra suôn sẻ và an toàn.

2. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Chi chi chành chành 

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Chi chi chành chành 

Dụng cụ

• Không cần dụng cụ đặc biệt, chỉ cần có ít nhất 3 bé tham gia.

Cách chơi

Chuẩn bị: Chọn một bé trong nhóm xòe tay ra, mở lòng bàn tay. Các bé còn lại dùng ngón trỏ chỉ vào lòng bàn tay của bé này.

Bắt đầu trò chơi: Cả nhóm cùng đọc bài đồng dao sau: “Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa đứt cương. Ba vương ngũ đế. Chấp chế đi tìm. Ù à ù ập.”

Phản xạ: Khi đọc đến chữ “ập”, bé xòe tay sẽ nắm lại thật nhanh để bắt lấy ngón tay của các bé khác. Đồng thời, các bé chỉ tay vào lòng bàn tay phải rút ngón tay ra thật nhanh để tránh bị bắt.

Kết thúc lượt chơi: Bé nào không kịp rút tay ra và bị nắm trúng sẽ thua cuộc và trở thành người xòe tay trong lượt chơi tiếp theo. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến khi các bé muốn dừng lại.

3. Kéo co (Tug of war)

Kéo co (Tug of war)

Dụng cụ 

• Một sợi dây thừng chắc chắn và đủ dài.

• Một đường vạch ngang trên mặt đất.

Cách chơi

Chuẩn bị: Chia các bé thành 2 đội với số lượng thành viên bằng nhau. Kẻ một vạch ngang trên mặt đất để làm ranh giới. Hai đội đứng đối diện nhau ở hai bên vạch này.

Bắt đầu trò chơi: Mỗi đội cầm chặt sợi dây thừng ở phần mình. Bạn trong vai trò trọng tài thổi còi ra hiệu bắt đầu kéo.

Kéo co: Các đội kéo sợi dây về phía mình, cố gắng kéo đội đối thủ vượt qua vạch ngang, đến khi một đội kéo được đội kia qua vạch.

Kết thúc: Đội nào kéo được sợi dây và đội đối thủ vượt qua vạch sẽ giành chiến thắng.

Lưu ý khi chơi trò chơi dân gian cho bé

• Đảm bảo sợi dây thừng chắc chắn và an toàn cho bé.

• Chọn không gian rộng rãi, không có chướng ngại vật để tránh nguy hiểm.

• Khuyến khích các bé chơi công bằng.

• Bạn cần theo dõi sát sao và ra hiệu lệnh rõ ràng để trò chơi diễn ra suôn sẻ và an toàn.

>>> Tìm hiểu thêm: 20 phim hoạt hình tiếng Anh cho bé học ngoại ngữ hiệu quả

4. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Nhảy lò cò (Hopscotch)

Nhảy lò cò

Dụng cụ chơi Hopscotch

• Phấn để vẽ ô trên sàn.

• Miếng gạch mỏng hoặc hòn đá phẳng để ném.

Cách chơi

Chuẩn bị: Vẽ một hình gồm các ô hình vuông hoặc chữ nhật trên sàn, thường có 7 ô, đánh số từ 1 đến 7. Đảm bảo các ô đủ lớn để bé có thể nhảy vào một chân và không bị gạch bắn ra ngoài.

Bắt đầu trò chơi: Bé đầu tiên ném miếng gạch vào ô số 1. Miếng gạch phải nằm gọn trong ô mà không chạm vào đường viền. Nếu miếng gạch rơi trượt ra ngoài, lượt chơi chuyển cho người tiếp theo.

Nhảy qua các ô: Nếu miếng gạch nằm đúng vị trí, bé sẽ nhảy qua các ô còn lại. Bỏ qua ô có miếng gạch và nhảy vào các ô tiếp theo. Lưu ý rằng phải nhảy bằng một chân qua các ô đơn và hai chân qua các ô đôi.

Nhặt gạch: Khi trở lại gần ô có miếng gạch, bé cần cúi người (vẫn đứng trên một chân) để nhặt miếng gạch lên. Sau khi nhặt được miếng gạch, tiếp tục nhảy qua các ô còn lại cho đến khi hoàn thành.

Tiếp tục: Sau khi hoàn thành ô số 1, bé ném miếng gạch vào ô số 2 và tiếp tục theo quy trình cho đến ô số 7. Bé nào hoàn thành tất cả các ô mà không gặp lỗi sẽ chiến thắng.

Lưu ý khi chơi

• Đảm bảo ô vẽ rõ ràng và đủ lớn để nhảy vào một hoặc hai chân.

• Bé cần giữ thăng bằng tốt để không bị ngã hoặc chạm vào đường viền của các ô.

• Trong khi nhảy, bé cần hát bài đồng dao: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe. Nhảy khe khẽ cho nó khỏe cái chân” để duy trì nhịp điệu.

• Nếu chân chạm vào đường viền ô, nhảy sai ô hoặc ra ngoài khu vực vẽ, bé sẽ mất lượt.

• Có thể thi đấu cá nhân hoặc theo cặp. Trong thi đấu theo cặp, nếu một người trong đội bị ngã hoặc làm sai, cả đội sẽ thua.

5. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Trốn tìm (Hide and seek)

"</p

Cách chơi

Chuẩn bị: Các bé chơi oẳn tù tì để chọn ra một người bị.

• Người bị sẽ đứng sát tường và nhắm mắt lại. Bạn đó bắt đầu đếm từ 5, 10, 15, 20 và tiếp tục đến 100. Trong khi đó, các bạn còn lại sẽ chạy đi trốn ở các vị trí gần đó.

Bắt đầu tìm: Sau khi đếm xong, người bị sẽ mở mắt ra và bắt đầu tìm các bạn đang trốn. Bạn này phải tìm khắp nơi để phát hiện các bạn đang ẩn nấp.

Kết thúc trò chơi:

√ Nếu người bị tìm tìm thấy ai đó, người đó sẽ thua cuộc.

√ Nếu bạn nào chạy về chạm vào tường, nơi người bị bắt đầu, trước bạn đó sẽ thắng.

√ Nếu người bị không tìm thấy bạn nào trong thời gian quy định, bạn đó sẽ thua cuộc.

6. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Rồng rắn lên mây (Dragon snake)

Rồng rắn lên mây (dragon snake)

Dụng cụ

• Chỉ cần một khu vực sân chơi rộng rãi và an toàn.

Cách chơi

Chuẩn bị: Cô giáo đóng vai “ông chủ” và đứng yên tại một chỗ. Các bé xếp thành hàng dài, nối đuôi nhau thành “đoàn rồng rắn”.

Bắt đầu trò chơi:

Đoàn rồng rắn bắt đầu đi vòng quanh sân, vừa đi vừa đọc câu đồng dao:

“Rồng rắn lên mây. Có cái cây lúc lắc. Có cái nhà điểm binh. Có ông chủ ở nhà không?”

Đối thoại với ông chủ:

Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?”, đoàn rồng rắn dừng lại trước mặt ông chủ. Ông chủ sẽ trả lời “có” hoặc “không”:

Nếu ông chủ trả lời “không”, đoàn rồng rắn tiếp tục đi và đọc câu đồng dao như trước.

Nếu ông chủ trả lời “có”, đoàn rồng rắn sẽ tiếp tục cuộc đối thoại như sau:

Ông chủ: “Có ông chủ ở nhà. Mẹ con rồng rắn đi đâu đó?”.

Đoàn rồng rắn: “Đi lấy thuốc cho con”.

Ông chủ: “Con lên mấy?”.

Đoàn rồng rắn: “Con lên một… hai… ba… bốn…”.

Ông chủ: “Thuốc ngon rồi. Cho xin khúc đầu?”.

Đoàn rồng rắn: “Những xương cùng xẩu”.

Ông chủ: “Cho xin khúc giữa?”.

Đoàn rồng rắn: “Chả có gì ngon”.

Ông chủ: “Cho xin khúc đuôi?”.

Đoàn rồng rắn: “Tha hồ mà đuổi”.

Chạy đuổi bắt:

Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, ông chủ bắt đầu đuổi bắt “khúc đuôi” (người đứng cuối cùng trong đoàn). Cả đoàn rồng rắn sẽ chạy tránh, và người đứng đầu sẽ dang tay che chở cho cả nhóm không bị bắt.

Nếu ông chủ bắt được “khúc đuôi”, các bé đổi vai và chơi lại từ đầu.

Lưu ý khi chơi

• Nhắc nhở các bé giữ khoảng cách an toàn khi chạy đuổi để tránh va chạm.

• Có thể chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút và không hạn chế số lần chơi của các bé.

• Nếu đoàn rồng rắn bị đứt khúc trong lúc chơi, trò chơi sẽ bị dừng lại và cần bắt đầu lại từ đầu.

7. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Nhảy dây (Skipping Rope)

"</p

Dụng cụ chơi Skipping Rope

• Một sợi dây đủ dài và bền.

Luật chơi

• Người nhảy không được giẫm chân lên dây. Nếu giẫm phải dây thì sẽ thua cuộc.

Cách chơi

Chuẩn bị: Các bé đứng thẳng người, mỗi bé cầm một đầu của sợi dây.

Bắt đầu trò chơi:

√ Hai tay cầm đầu sợi dây và quay dây đều qua đầu.

√ Khi dây vòng xuống sát mặt đất, các bé chụm hai chân lại và nhảy qua vòng dây.

√ Các bé cũng có thể nhảy qua dây bằng cách nhảy chân trước, chân sau liên tiếp nhau.

Tiếp tục trò chơi: Trò chơi tiếp tục cho đến khi một bé giẫm phải dây, khi đó lượt chơi sẽ chuyển sang bé khác.

Lưu ý khi chơi trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

• Bạn nên hướng dẫn các bé cách quay dây đều và nhảy đúng cách để tránh chấn thương.

>>> Tìm hiểu thêm: 22 lời bài hát tiếng Anh sôi động dễ thuộc dành cho bé yêu

Lưu ý khi tổ chức trò chơi dân gian mầm non cho trẻ

Lưu ý gì khi tổ chức trò chơi dân gian mầm non cho trẻ

Chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi: Đảm bảo trò chơi được chọn phù hợp với khả năng phát triển của trẻ. Trò chơi không nên quá đơn giản để tránh nhàm chán và cũng không quá phức tạp để trẻ có thể dễ dàng tham gia và cảm thấy tự tin.

Chuẩn bị đồ dùng dễ kiếm: Các vật dụng cần thiết cho trò chơi nên dễ dàng tìm kiếm. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Thu hút và hứng thú: Chọn những trò chơi có yếu tố hấp dẫn để thu hút sự chú ý và khiến trẻ muốn tham gia. Trò chơi nên có sự đổi mới và sáng tạo để duy trì sự hứng thú của trẻ.

Hoạt động nhóm và tập thể: Ưu tiên các trò chơi đòi hỏi sự hợp tác và làm việc nhóm. Điều này giúp bé học cách làm việc cùng nhau và phát triển kỹ năng giao tiếp, tinh thần đồng đội.

Học thuộc bài ca đồng dao: Dạy trẻ các bài ca đồng dao đi kèm với trò chơi để làm cho trò chơi thêm phần thú vị và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ.

Lựa chọn địa điểm phù hợp: Đảm bảo địa điểm tổ chức trò chơi an toàn và phù hợp với hoạt động của trẻ. Khu vực chơi nên rộng rãi, sạch sẽ và không có các vật cản nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia.

Hướng dẫn và giám sát: Người lớn nên hướng dẫn cụ thể cách chơi và giám sát chặt chẽ quá trình chơi của trẻ để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ và an toàn.

Lời kết

Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, thể chất và tinh thần. Bằng cách lựa chọn những trò chơi phù hợp với lứa tuổi, chuẩn bị đồ dùng dễ kiếm và tạo môi trường an toàn, bạn sẽ giúp trẻ có những trải nghiệm học hỏi và vui chơi bổ ích. Hãy để mỗi trò chơi là một cơ hội để trẻ khám phá, học hỏi và gắn bó với bạn bè.

Nguồn tham khảo

1. Spinning tops (Con Quay) – Cập nhật 18-7-2024

2. Vietnam Traditional Folk Games – Have You Tried It? – Cập nhật 18-7-2024

location map