8 cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu những điều được dạy

8 cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu những điều được dạy

Tác giả: Nguyen Hong

Con bạn có thường cảm thấy khó nhớ lại những gì đã học không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và gợi ý 8 cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu hơn một cách hiệu quả sau đây nhé!

Mục lục

Vì sao cần dạy cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu?

Nếu bé không thể tập trung và nhớ lâu một việc gì đó, bạn đừng quá lo lắng. Trí não của trẻ từ 4 – 8 tuổi vẫn đang phát triển mạnh mẽ và con cần “học” cách để ghi nhớ mọi thứ. Tuy vậy, chứng hay quên sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập và kỹ năng trong cuộc sống của bé.

Trí nhớ tốt là nền tảng cho việc học tậptư duy phản biện. Trẻ có trí nhớ tốt không chỉ dừng lại ở việc đạt kết quả tốt trong học tập. Trí nhớ giúp bé lưu trữ, xử lý và sử dụng thông tin đúng cách để giải quyết các vấn đề xảy ra ở xung quanh. Trẻ ghi nhớ nhanh và lâu thực sự sẽ có nhiều lợi thế trong giáo dục, thể thao, hoạt động nhóm và tương tác xã hội nói chung.

Đó là lý do vì sao bạn cần giúp trẻ học cách ghi nhớ nhanh hơn ngay từ những năm tháng đầu đời.

>>> Tìm hiểu thêm: Ba mẹ có biết 5 lợi ích khi trẻ được học Toán sớm?

Nguyên nhân nào khiến trẻ hay quên?

Nguyên nhân nào khiến trẻ hay quên?

Xung quanh bé có nhiều thứ gây xao nhãng như đồ chơi, Internet, tivi… Đặc biệt, việc sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên sẽ thay đổi lượng chất xám và chất trắng trong não, làm giảm khả năng tiếp thu kiến thức và khiến trẻ hay quên. Ngoài ra, một số nguyên nhân sau đây cũng ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của trẻ.

1. Trẻ bị rối loạn cảm xúc

Người ta quan sát thấy rằng khi phấn chấn và vui vẻ, trẻ sẽ sẵn sàng học tập và biết cách ghi nhớ nhanh hơn. Ngược lại, khi con buồn bã hoặc bị rối loạn cảm xúc, khả năng học tập sụt giảm và việc ghi nhớ thông tin cần thiết trở nên khó khăn.

2. Trẻ bị thiếu ngủ 

Cách để nhớ lâu là con cần ngủ đủ giấc. Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ mà vẫn phải học liên tục thì con sẽ giảm khả năng ghi nhớ, dẫn đến hay quên.

3. Chậm phát triển trí tuệ: cần biết cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu

Chậm phát triển trí tuệ sẽ cản trở khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ. Tốc độ xử lý thông tin của não sẽ chậm hơn. Trẻ mất rất nhiều thời gian để hiểu và nhớ được thông tin mới.

4. Tình trạng sức khỏe kém

Sức khỏe kém cũng ảnh hưởng đến cách trẻ ghi nhớ thông tin. Ví dụ, bé mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh mãn tính sẽ thường xuyên vắng mặt và khó tập trung trong lớp.

5. Trẻ bị thiếu chú ý

Nguyên nhân khiến trẻ thiếu chú ý thường do không tập trung, nhất là khi con bị ép học. Tình trạng thiếu chú ý sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và phương pháp dạy học cho trẻ.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách dạy bé học chữ cái nhanh thuộc và nhớ lâu

6. Phương pháp học tập khác nhau

Phương pháp học tập khác nhau

Cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu còn phụ thuộc vào phương pháp học tập của mỗi trẻ. Không phải tất cả trẻ em đều học theo cách giống nhau. Một số trẻ học bằng cách nghe thông tin (thính giác). Bạn có thể nghe bé nói: “Con nghe thấy” khi trẻ hiểu về điều gì đó. Một số bé lại có cách để nhớ lâu thông qua vận động. Một số bé lại học từ hình ảnh và giải các câu đố trực quan dễ dàng.

Các phương pháp học khác nhau bao gồm:

Visual – Trực quan, không gian: Thích dùng hình ảnh và hiểu biết về không gian.

Aural – Thính giác, âm nhạc: Thích dùng âm thanh và âm nhạc.

Verbal – Ngôn ngữ học: Thích dùng từ ngữ, cả trong nói và viết.

Physical – Thể chất, vận động: Sử dụng cơ thể, bàn tay và xúc giác.

Logical – Toán học: Thích sử dụng logic, lý luận và hệ thống.

Social – Xã hội: Thích học theo nhóm hoặc với người khác.

Solitary – Cá nhân: Thích làm việc một mình và tự học.

7. Sự khác biệt về não

Hồi hải mã là một cấu trúc quan trọng của não bộ, có công dụng cải thiện khả năng ghi nhớ. Vỏ não trước trán (PFC) xử lý sự chú ý bằng cách tiếp nhận thông tin ban đầu, sau đó lập kế hoạch và sắp xếp thông tin đó. Trẻ cần lấy thông tin đó thông qua PFC và sau đó ghi nhớ nó với sự trợ giúp của vùng hải mã.

Sự khác biệt về não của mỗi đứa trẻ sẽ ảnh hưởng đến cách ghi nhớ nhanh nhất thông tin mà trẻ tiếp nhận được.

>>> Tìm hiểu thêm: Mách mẹ 12 cách dạy trẻ bướng bỉnh nhàn tênh

Cách ghi nhớ nhanh cho trẻ mẫu giáo là gì?

Cách ghi nhớ nhanh cho trẻ mẫu giáo là gì?

Dưới đây là một số mẹo để giúp trẻ mẫu giáo cải thiện trí nhớ tốt hơn.

1. Cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu: Ghi nhớ bằng tất cả giác quan

Thông tin giác quan đóng vai trò rất quan trọng trong cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu. Khi trẻ tiếp nhận thông tin bằng trí nhớ giác quan, con sẽ ghi nhớ rất nhanh. Bạn càng sử dụng nhiều giác quan thì bé sẽ nhớ tốt hơn những gì đã học. Hãy tìm cơ hội để con chạm, ngửi, nếm, nhìn và nghe những gì bạn đang dạy.

Ví dụ, khi trẻ đọc sách, bạn hãy khuyến khích con ghi nhớ những hình ảnh trong sách. Hãy dạy con cách ngửi mùi hương những bông hoa trong vườn hay bánh nướng mẹ làm. Trẻ có thể phân biệt được cảm giác chạm vào bộ lông của chú cún với cảm giác chạm vào áo khoác da của bố.

2. Tạo cơ hội cho con trò chuyện và chia sẻ

Sự tương tác đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành trí nhớ của trẻ. Một trong những cách ghi nhớ nhanh là trò chuyện hiệu quả với con. Nói với trẻ về các chủ đề khác nhau và hỏi con nghĩ gì về chủ đề đó. Thảo luận mọi thứ có thể sẽ giúp con ghi nhớ mọi thứ tốt hơn.

Ví dụ: Bạn hỏi bé: ‘”Con có thấy những quả chuối đó có màu vàng không? Con có thích chúng không?”. Hãy để con nhìn trực quan rằng chuối có màu vàng, chúng có hình dạng và kích thước nhất định, sau đó hỏi xem con có thích chúng hay không.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ giúp bé nói hiệu quả

3. Cách để nhớ lâu bằng ví dụ thực tế

Hầu hết các cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu chỉ phát huy tác dụng khi con hiểu những gì mình đang học. Nếu không hiểu, bé sẽ quên sạch ngay sau khi được dạy. Cách ghi nhớ nhanh nhất là để trẻ liên hệ thông tin với các ví dụ thực tế.

Ví dụ: Bạn hãy đưa cho trẻ xem bức tranh con gà và hỏi con có nhớ khi nhìn thấy một con vật kêu “cục tác” không? Đợi một lát để con nhớ lại âm thanh của con vật ấy.

4. Cách ghi nhớ nhanh bằng những chuyến đi thực tế

Cách ghi nhớ nhanh bằng những chuyến đi thực tế

Các chuyến đi thực tế tạo hứng thú cho con tìm hiểu thêm về một chủ đề nào đó. Khi bé vui vẻ trong học tập, con sẽ ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

Ví dụ: Nếu cô giáo đang dạy cho bé về động vật, hãy đến sở thú gần nhất để cho con xem hình dạng và cách các con vật di chuyển. Một bảo tàng hoặc phòng trưng bày nghệ thuật cũng có thể dạy cho trẻ rất nhiều điều về lịch sử, hiện vật, di tích khảo cổ và vẻ đẹp của nghệ thuật.

5. Cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu qua bài hát và vần điệu

Bộ não của trẻ ghi nhớ âm nhạc và bài thơ có vần điệu nhanh hơn là thông tin được viết bằng đoạn văn. Hãy chọn những bài hát hoặc bài thơ có vần điệu lặp đi lặp lại để giúp trẻ rèn luyện trí nhớ nhé.

6. Từ khóa và kích hoạt bộ nhớ

Từ khóa đóng vai trò là những tiêu đề nhỏ tóm tắt toàn bộ thông tin trong đoạn văn. Còn yếu tố kích hoạt trí nhớ là những từ hoặc sự việc xảy ra trong khi trẻ đang học thông tin đó.

Ví dụ: Nếu trẻ đang tìm hiểu về các hành tinh trong vũ trụ, hãy đặt “quả bóng trong không gian” là từ khóa giúp trẻ nhớ rằng các hành tinh là những quả bóng lớn đang quay quanh một trục trung tâm và quay quanh mặt trời. Nếu không có từ khóa, con có thể khó nhớ được nhiều thông tin về các hành tinh hay vũ trụ.

7. Sử dụng hình ảnh và video – Cách để ghi nhớ nhanh

Có câu nói: “Hình ảnh mạnh hơn lời nói”. Một nửa bộ não được dành riêng cho chức năng thị giác. Khi bạn sử dụng hình ảnh, cùng với ngôn ngữ học để dạy trẻ, con sẽ biết cách ghi nhớ nhanh nhất.

8. Cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu: Khuyến khích con “dạy” lại bạn 

Khuyến khích trẻ “dạy” cho bạn những gì con đang học. Đây là một trong những cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu tốt nhất. Bạn cũng dùng như một thước đo để xem trẻ lưu giữ được bao nhiêu thông tin đã học được trong đầu.

Ví dụ: Bạn có thể hỏi trẻ: “Con đang tìm hiểu về thế giới đại dương phải không? Hãy kể cho mẹ nghe về thế giới đó nhé?”. Sau đó lắng nghe con giải thích cho bạn. Nếu con có quên điều gì đó, hãy nhẹ nhàng nói với con rằng bạn chưa được nghe kể về điều đó và yêu cầu con nói lại để bạn hiểu rõ hơn.

Mẹo dạy học này không chỉ để tăng cường sức mạnh trí nhớ mà còn nâng cao sự tự tin của con bạn. Chúng cải thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ, đồng thời học cách giữ lại nhiều thông tin hơn trong đầu.

>>> Tìm hiểu thêm: 10 cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Cách để nhớ lâu cho trẻ trước kỳ thi

cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu

Tất cả học sinh trong một lớp đều được dạy theo cùng một cách bởi cùng một giáo viên. Trẻ cũng làm bài kiểm tra dựa trên cùng một câu hỏi. Vậy tại sao tất cả trẻ không đạt được điểm giống nhau? Có nhiều lý do dẫn đến điều này, nhưng lý do phổ biến và quan trọng nhất là nhiều trẻ không nhớ những gì mình đã học.

Sau đây là gợi ý cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu hơn trước kỳ thi.

1. Ghi nhớ từ khóa

Khi không thể nhớ được những gì đã học, trẻ sẽ khó viết được câu trả lời phù hợp cho bài thi. Hãy yêu cầu con ghi lại một số từ khóa cho mỗi câu trả lời và ghi nhớ chúng. Khi chuẩn bị viết câu trả lời, con sẽ chỉ cần nhớ lại các từ khóa.

2. Đọc kỹ, cách để ghi nhớ nhanh

Tập cho trẻ thói quen đọc bài hàng ngày ở nhà. Trẻ phải ôn lại kỹ lưỡng những gì đã được dạy ở trường ngày hôm đó. Điều này sẽ giúp con dễ dàng hiểu bài và ghi nhớ tốt.

3. Viết ra câu trả lời, cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu

Con bạn phải luyện viết ra câu trả lời khi ôn thi. Viết câu trả lời một lần tương đương với việc đọc nó nhiều lần. Cách làm này sẽ giúp trẻ nhớ câu trả lời trong các kỳ thi.

4. Đọc đi đọc lại, cách ghi nhớ nhanh nhất

Một trong những cách ghi nhớ nhanh bài đã học là đọc cùng một bài học nhiều lần. Trẻ sẽ không gặp vấn đề gì khi nhớ câu trả lời trong kỳ thi.

5. Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Trẻ phải ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là trước và trong các kỳ thi. Điều này sẽ giúp trao đổi chất thích hợp, từ đó thúc đẩy trí nhớ và sự tỉnh táo. Cho con ăn nhiều trái cây và rau quả, tránh đồ ăn vặt.

Ngoài ra, hãy đảm con được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Điều quan trọng nhất là giúp trẻ thư giãn để không phải nghĩ về kỳ thi với nỗi “sợ hãi”.

6. Thảo luận với bạn bè, cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu

Đôi khi con có thể quá tự tin và cảm thấy mình đã học hết mọi thứ. Nhưng có nhiều khả năng trẻ sẽ quên những gì đã học khi làm bài kiểm tra. Để tránh điều này xảy ra, hãy yêu cầu con thảo luận bài học với bạn bè trong các buổi học nhóm. Bằng cách này, con bạn sẽ tìm ra những thiếu sót trong quá trình chuẩn bị của mình và chú ý đến chúng.

7. Cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu: Xây dựng sự tự tin cho con 

Con có thể không làm tốt bài kiểm tra vì thiếu tự tin. Những cuộc nói chuyện tích cực giúp xây dựng sự tự tin ở trẻ mỗi trước kỳ thi.

>>> Tìm hiểu thêm: 13 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép

Dạy cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu cần lưu ý điều gì?

Dạy cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu cần lưu ý điều gì?

Mặc dù cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu tùy thuộc vào khả năng của mỗi đứa trẻ, thế nhưng bạn hãy ghi nhớ những điều sau khi áp dụng dạy cho con nhé!

1. Tránh truyền đạt quá nhiều thông tin

Khi bạn càng “nhồi nhét” quá nhiều thông tin vào đầu trẻ, trẻ sẽ càng nhanh quên. Hãy dạy theo cách đơn giản nhất, lấy 1 ý làm trọng tâm và triển khai thành nhiều ý tưởng nhỏ hơn.

2. Sự lặp lại là chìa khóa của việc học

Nếu muốn trẻ ghi nhớ, bạn cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Những điều được lặp lại từ 6 lần trở lên sẽ tăng khả năng ghi nhớ lên 90%. Vì vậy hãy nói nhiều lần, bằng nhiều cách khác nhau để bé dễ nhớ.

3. Áp dụng các phương pháp học tập khác nhau

Cách làm này giúp trẻ ghi nhớ nhiều hơn những gì bạn đang muốn dạy.

4. Thu hút sự chú ý của trẻ, cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu

Trẻ sẽ không nhớ những gì chúng không chú ý tới. Ví dụ, thu hút sự chú ý của bé cứ 10 phút một lần bằng cách gọi tên trẻ, vỗ tay và chơi một đoạn nhạc ngắn.

5. Chú ý đến cảm xúc của bé

Hãy tìm cách để tạo ra một trải nghiệm rõ ràng, hấp dẫn và có liên quan giữa bài học với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Những bài học quá khó sẽ khiến trẻ nhanh nản chí và không muốn hợp tác.

Đừng quên kiên nhẫn trong suốt hành trình học tập và khuyến khích bản tính ham học hỏi của con.

Những gợi ý về cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu trên đây có thể tăng cường khả năng ghi nhớ ở bé. Điều quan trọng là bạn cần tạo sự cân bằng giữa việc học và chơi. Điều đó sẽ kích thích trẻ học tập hiệu quả và có cách ghi nhớ nhanh nhất dễ dàng.

>>> Tìm hiểu thêm: Dạy trẻ lòng trắc ẩn là gì để trở thành người tử tế

Nguồn tham khảo

1. 10 Tips To Improve Memory Power in Kids – Ngày truy cập 4-7-2024
2. 10 Ways To Help Kids Remember What You Teach – Ngày truy cập 4-7-2024

location map