Tiền học đường là giai đoạn chuyển tiếp từ mẫu giáo sang lớp 1 của bé. Nhiều ba mẹ cảm thấy hoang mang trong giai đoạn này. Bạn không biết chuẩn bị những gì để con tự tin vào lớp 1? Bạn lo lắng làm thế nào để con thích nghi với môi trường học tập đúng nghĩa? Vậy cụ thể kỹ năng tiền học đường là gì? Hãy cùng ILA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Kỹ năng tiền học đường là gì?
Thế nào là kỹ năng tiền học đường? Thông thường, bé 3 tuổi sẽ bắt đầu học mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1. Giai đoạn trẻ từ 5 – 6 tuổi được gọi là tiền học đường. Hay nói cách khác, tiền học đường là thời điểm chuyển giao giữa mầm non và tiểu học.
Ở thời điểm này, con cần trang bị những kỹ năng cơ bản để có thể sẵn sàng bước vào lớp 1. Đây chính là những kỹ năng tiền học đường (tiếng Anh là preschool skills).
Ở cấp mầm non, bé thường được học tập thông qua hình thức vui chơi. Các hoạt động giáo dục diễn ra nhẹ nhàng. Con được phát triển các kỹ năng tùy theo nhu cầu, sự hào hứng. Các quy tắc và sự kỷ luật chưa được nhấn mạnh và tập trung ở lứa tuổi này. Bé cũng chưa có áp lực bài vở, học hành, làm bài tập về nhà hay điểm số.
Bước vào lớp 1, bé sẽ tiếp xúc với môi trường mang tính học thuật đúng nghĩa. Có thể nói, lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của một đứa trẻ. Đây là sự khởi đầu cho quá trình học tập lâu dài của con.
Hầu hết các bé đều có sự bỡ ngỡ trong những ngày đầu học tiểu học. Con phải làm quen với nhiều điều lạ lẫm. Môi trường mới với nhiều quy định nghiêm túc về giờ giấc, bài vở khiến con hoang mang. Ví dụ, con phải học cách chấp hành nội quy nhà trường, tập trung học tập nghiêm túc, làm bài tập về nhà… Vì vậy, bạn cần giúp con có sự chuẩn bị kỹ càng.
Bạn cần nắm kỹ năng tiền học đường là gì. Từ đó, bạn giúp con trang bị kỹ năng cần thiết để bước vào hành trình học tập mới mẻ.
>>> Tìm hiểu thêm: 5 nguyên tắc tạo động lực học tập cho con mà cha mẹ nên biết
Các kỹ năng tiền học đường cho trẻ mầm non
Dưới đây là một số kỹ năng tiền học đường cần thiết cho bé mầm non:
1. Kỹ năng chăm sóc bản thân
Tự chăm sóc bản thân là một trong những kỹ năng sống quan trọng của trẻ mầm non. Đặc biệt, bạn cần rèn luyện kỹ năng này cho bé trong giai đoạn tiền học đường.
Kỹ năng tự chăm sóc giúp con có thể thực hiện các việc cơ bản nhất cho bản thân. Ví dụ như tự vệ sinh cá nhân, chuẩn bị cặp sách, quần áo, dọn dẹp đồ chơi, phòng riêng.
Ở mẫu giáo, cô giáo sẽ đồng thời hướng dẫn bé học và giúp con trong một số hoạt động chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, vào lớp 1, phần lớn thời gian sẽ chỉ tập trung cho học tập. Vì vậy, con cần thành thạo kỹ năng này để tự phục vụ bản thân.
2. Kỹ năng tiền học đường là gì? Tuân thủ nề nếp học tập
Ở mầm non, bé chủ yếu vừa học vừa chơi. Lên lớp 1, yếu tố học tập được đưa lên hàng đầu. Con được sinh hoạt trong môi trường khuôn khổ hơn, nhiều quy định, yêu cầu kỷ luật nhiều hơn.
Vì vậy, bạn cần tập cho bé hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ nề nếp trong trường học. Con cần đi học đúng giờ, nghiêm túc trong lớp học, giữ gìn vệ sinh chung, tự giác chăm sóc bản thân, chấp hành nội quy nhà trường.
3. Kỹ năng chuẩn bị và quản lý đồ dùng học tập
Đồ dùng học tập ở lớp 1 sẽ có sự thay đổi rất lớn về số lượng so với lớp mầm non. Bộ đồ dùng cho bé lớp 1 có thể kể đến như: sách, vở, bút (bút chì, bút màu), thước kẻ, gôm, hộp bút, kéo, giấy màu…
Con cần làm quen với việc tự chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vào mỗi ngày lên lớp. Con cũng phải biết cách quản lý, sắp xếp và giữ gìn các dụng cụ. Thông qua điều này, bé sẽ phát triển tính cẩn thận, chi tiết hơn.
4. Kỹ năng sử dụng dụng cụ học tập
Bên cạnh việc chuẩn bị và quản lý, bạn nên tập cho bé các thao tác sử dụng cơ bản với dụng cụ học tập. Đó là những thao tác thường xuyên sử dụng trong lớp học. Có thể kể đến như cách cầm bút, cách lật giở trang sách, vở, đánh dấu bài học, dùng gôm, dùng kéo…
Kỹ năng tiền học đường là gì và vì sao phải chuẩn bị cho bé? Việc thực hành trước những kỹ năng này giúp con đỡ lúng túng hơn khi đi học. Con đã sử dụng thành thạo nên có thể bắt kịp với bài giảng. Từ đó, con trở nên tự tin, dạn dĩ hơn.
5. Kỹ năng tự lên kế hoạch
Vào lớp 1, bé sẽ làm quen với việc học tập theo thời khóa biểu. Bên cạnh những giờ học trên lớp, con còn có thêm bài tập về nhà. Nếu không có kế hoạch cụ thể, con sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành đúng yêu cầu.
Vì vậy, bé cần biết cách tự lên kế hoạch học tập và vui chơi. Bạn có thể hướng dẫn con cách phân bổ thời gian hợp lý. Bạn cùng bé lập một thời gian biểu và dán vào ngay góc học tập.
Tiêu biểu nhất là thời gian biểu sau khi đi học về. Con tự sắp xếp và quy định thời gian cho các hoạt động cụ thể. Ví dụ như giải trí, tắm rửa, phụ giúp ba mẹ làm việc nhà, làm bài tập, học tiếng Anh, vệ sinh cá nhân và đi ngủ.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách lên kế hoạch học tập đơn giản nhưng đầy hiệu quả
6. Kỹ năng tiền học đường là gì? Các kỹ năng khác
Một số kỹ năng khác mà bạn cần rèn luyện cho con như: kỹ năng chào hỏi, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện…
Biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường là gì?
Kỹ năng tiền học đường là gì và cách để trang bị cho bé? Rèn luyện những kỹ năng cho con vào lớp 1 là việc làm cần thiết. Bạn có thể tham khảo những cách làm sau:
1. Chuẩn bị tâm lý cho con
Các bé chuẩn bị lên lớp 1 thường cảm thấy lo lắng, bỡ ngỡ với việc tiếp xúc môi trường mới. Con chính thức bước vào chặng đường học tập đúng nghĩa. Việc “lên lớp” này rất khác với khi con từ lớp lá lên lớp mầm, chồi ở mẫu giáo. Vì vậy, bạn cần giúp con chuẩn bị tâm lý vững vàng.
Bạn nên dành thời gian trò chuyện nhiều với con. Bạn có thể tỉ tê về những điều thú vị ở trường tiểu học. Ví dụ, vào lớp 1, con sẽ gặp nhiều bạn mới, học nhiều điều hay, hấp dẫn, có nhiều trải nghiệm đáng nhớ.
Bên cạnh đó, bạn cũng đồng hành cùng con hình thành thói quen kỷ luật, nề nếp, biết cách lên thời gian biểu. Điều này giúp bé dễ thích nghi khi hòa nhập với môi trường mới.
>>> Tìm hiểu thêm: Phát triển tâm lý trẻ em: Ba mẹ đồng hành cùng con trưởng thành
2. Chuẩn bị về mặt thể chất
Kỹ năng tiền học đường là gì ở khía cạnh thể chất? Sức khỏe tốt là nền tảng để bé học tập, sinh hoạt tốt. Chương trình học lớp 1 sẽ có nhiều bài học, bài tập hơn rất nhiều lớp mẫu giáo. Ngoài giờ học chính, nhiều ba mẹ còn đăng ký cho con học thêm các lớp ngoại khóa. Để việc học tập và vui chơi hiệu quả, bé cần có thể chất tốt.
Thể chất tốt không chỉ đơn thuần có yếu tố chiều cao và cân nặng. Đó còn là sự bền bỉ, dẻo dai, khéo léo, tinh thần nhanh nhạy. Bạn nên xây dựng cho bé chế độ ăn đủ dưỡng chất và lịch sinh hoạt khoa học. Đặc biệt, bạn đừng quên cho bé vận động thường xuyên nhé.
3. Chuẩn bị về mặt kiến thức
Ở giai đoạn tiền học đường, bé nên được trang bị một số kiến thức học tập cơ bản. Điều này tạo đà để con nhanh chóng tiếp thu khi bước vào lớp 1. Hiện nay, các trường mầm non cũng rất chú trọng đến việc chuẩn bị kiến thức cho bé ở giai đoạn này.
Thông thường, trẻ 5 tuổi sẽ nắm được các kiến thức cơ bản như: hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, định hướng không gian, thời gian. Bé biết cách giao tiếp với mọi người, biết so sánh, đánh giá và xử lý vấn đề trong khả năng.
Bé cũng bắt đầu nhận diện các chữ cái và con số. Một số bé tiếp thu nhanh có thể đọc được chữ, biết một số phép tính cơ bản. Nhìn chung, mỗi bé sẽ có tốc độ lĩnh hội và phát triển khác nhau. Điều quan trọng bạn cần trang bị cho bé là tinh thần học tập và một tư duy cởi mở.
4. Kỹ năng tiền học đường là gì? Đó là kỹ năng sống
Các kỹ năng sống cũng là một trong những kỹ năng tiền học đường mà bạn cần lưu tâm. Đây là điều cần thiết cho các bé khi chuẩn bị bước vào lớp 1. Các kỹ năng sống sẽ theo con lâu dài đến suốt đời. Vì vậy, bạn nên giúp con trang bị càng sớm càng tốt nhé.
Dưới đây là một số kỹ năng sống mang lại nhiều tác động tích cực cho bé:
• Kỹ năng biết tự chăm sóc bản thân
• Kỹ năng giúp trẻ tự tin
• Kỹ năng phản biện
• Kỹ năng giải quyết vấn đề
• Kỹ năng giao tiếp
• Kỹ năng lập kế hoạch
• Kỹ năng thoát hiểm
• Kỹ năng ứng xử nơi công cộng
• Kỹ năng biết giúp đỡ người khác
>>> Tìm hiểu thêm: 9 cách dạy trẻ kỹ năng sống để thành công
Kết luận
Qua bài viết, ILA hy vọng đã giúp bạn trả lời câu hỏi kỹ năng tiền học đường là gì. Mỗi giai đoạn trong hành trình phát triển của con đều để lại nhiều điều đáng nhớ. Chúc bạn luôn tận hưởng được nhiều điều ngọt ngào trên mỗi chặng đường đồng hành cùng “thiên thần nhỏ” của mình nhé.