Trang trí lớp học STEAM: Học chưa bao giờ vui đến thế

Trang trí bức tường lớp học STEAM

Tác giả: Huynh Suong

Để giúp các bé mầm non học tập và vui chơi hiệu quả, việc trang trí lớp học STEAM đẹp mắt rất quan trọng. Một môi trường học tập hấp dẫn không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là nguồn động viên để kích thích sự tò mò và sáng tạo của bé. Hãy cùng ILA khám phá những ý tưởng sáng tạo để trang trí lớp học STEAM, giúp tạo nên không gian học tập vui tươi và sinh động cho các bé nhé. 

Lớp học STEAM là gì?

STEAM là cụm từ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Math (Toán học). Không gian trong lớp học STEAM thường được thiết kế sáng tạo. Đây là nơi cho bé học ngoại khóa hoặc các buổi học tự chọn. Bé có thể học theo các dự án liên quan đến các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học.

Lớp học STEAM là gì?

Việc trang trí lớp học STEAM rất quan trọng. Thông qua không gian này, bé sẽ được thực hành giải quyết các vấn đề từ các dự án. Từ đó, con sẽ dễ dàng hơn khi gặp tình huống tương tự ngoài thực tế.

>>> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp con mạnh mẽ và độc lập

Trang trí lớp học STEAM cho trẻ mầm non

Việc trang trí lớp học theo phương pháp STEAM phù hợp sẽ kích thích sự hứng thú của bé, nên bé quan tâm và yêu thích môi trường học tập của mình hơn.

Dưới đây là một số hướng dẫn và lưu ý khi xây dựng lớp học STEAM.

1. Sắp xếp các vật liệu, dụng cụ trong lớp học STEAM

Sắp xếp các vật liệu, dụng cụ trong lớp học STEAM

Trang trí lớp học STEAM sẽ hơi khác so với lớp học truyền thống. Bạn có thể sử dụng những vật liệu tái chế để làm đồ dùng trang trí ở lớp học STEAM. Điều quan trọng là bạn phải sắp xếp các dụng cụ hợp lý để bé có thể dễ dàng lấy khi cần thiết.

Một số vật liệu tái chế có thể sử dụng để trang trí như ly nhựa, que kem, bìa carton, bút màu, bút chì, giấy màu, các cuộn khăn giấy, lõi giấy vệ sinh, ống hút nhựa… Bạn có thể chuẩn bị thêm các thiết bị cho phòng học STEAM như máy tính hoặc laptop, máy chiếu, máy ảnh và sắp xếp mọi thứ thật gọn gàng, tinh tế.

Để đồ đạc và các thiết bị trong phòng được chỉn chu như ý, bạn không thể bỏ qua các kệ tủ hình hộp chữ nhật, hình vuông. Đây cũng được xem là dụng cụ trang trí không thể thiếu trong lớp học STEAM. Bằng cách dán nhãn lên các kệ, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các vật dụng bên trong. Việc sắp xếp chúng cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần chồng các kệ tủ lên nhau là có thể tiết kiệm không gian lớp học.

2. Trang trí bức tường lớp học STEAM

Trang trí bức tường lớp học STEAM

Sau khi đã chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho lớp học của mình, bạn cần trang trí bức tường lớp học. Điều này sẽ tạo không gian sinh động cho các tiết học. Việc trang trí bức tường trong lớp học STEAM cần đáp ứng các yêu cầu sau: giáo dục, truyền cảm hứng và tạo động lực cho các bé.

Các đồ vật trên tường nên có sự hài hòa về màu sắc và chủ đề. Ví dụ, bạn muốn trang trí bức tường theo chủ đề các hành tinh. Lúc này, bạn có thể gắn bộ từ vựng tiếng Anh liên quan đến thiên văn học. Hình ảnh được chọn là các dải ngân hà, vì sao, đám mây, ngũ hành. Màu sắc thiên về tông lấp lánh, bí ẩn. Bạn cũng có thể dán những hình ảnh dạ quang để thêm phần bắt mắt.

3. Trang trí STEAM bằng châm ngôn của các nhà lãnh đạo

Có rất nhiều nhà lãnh đạo đi đầu trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mỹ thuật và toán học đã truyền cảm hứng cho phương pháp STEAM. Bạn có thể sử dụng những câu châm ngôn hay của họ để mang đến động lực cho các bé. 

Một số nhà lãnh đạo STEAM nổi tiếng như Bill Gates, Grace Hopper, Steve Jobs, Marie Curie…

4. Trang trí lớp học STEAM – bảng thông báo tại cửa ra vào

Bạn có thể đặt một bảng thông báo tại cửa ra vào để tạo sự tò mò cho bé. Đây là cách gửi thông điệp đến con rằng bên trong đang có nhiều điều thú vị. Bảng thông báo sẽ thay đổi tùy theo mùa hoặc sự kiện của lớp.

5. Trang trí lớp học mầm non STEAM bằng bảng chữ cái

Trang trí lớp học mầm non STEAM bằng bảng chữ cái

Trang trí lớp học mầm non theo STEAM bằng bảng chữ cái là gợi ý rất hay. Các bé có thể tiếp xúc với bảng chữ cái hàng ngày một cách thụ động. Điều này giúp bé ghi nhớ tốt hơn, lớp học cũng nhiều màu sắc hơn. 

Bảng chữ cái nên sắp xếp theo các từ vựng liên quan đến bài học. Bạn cũng có thể tận dụng cách này để giúp bé ghi nhớ từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả.

>>> Tìm hiểu thêm: 12 cách học thuộc từ vựng tiếng Anh nhanh và ghi nhớ lâu

Các góc trong lớp học mầm non STEAM

1. Góc khám phá trải nghiệm

Góc khám phá trải nghiệm

Đây là góc dùng để thực hiện các thí nghiệm đơn giản của bé. Bạn nên đặt góc ở vị trí phù hợp trong lớp. Góc trải nghiệm nên bố trí ở nơi rộng rãi, tầm quan sát tốt. 

Các đồ dùng thực hiện thí nghiệm có thể là: cốc chia vạch ml, chai cốc lọ có nhiều kích thước khác nhau, bộ dụng cụ đo thể tích, xi lanh, dụng cụ thí nghiệm, kính lúp, cân điện tử…

2. Góc nghệ thuật

Góc nghệ thuật

Đây là nơi các con phát huy sự khéo tay, óc sáng tạo và khả năng nghệ thuật. Bé sử dụng các nguyên liệu có sẵn để sáng tạo sản phẩm của riêng mình. Bạn có thể chuẩn bị một số vật dụng như: bìa carton, đĩa CD, nắp nhựa, chai lọ, ly giấy, hoa khô, kim tuyến, hộp màu, keo sữa, keo dán, dây gai, len.

Góc nghệ thuật nên đặt ở gần cửa chính để con và ba mẹ có thể nhìn thấy những sản phẩm sáng tạo thường xuyên.

>>> Tìm hiểu thêm:  Nắm bắt thời kỳ VÀNG cho con phát triển tư duy sáng tạo

3. Góc thư viện

Góc thư viện

Góc này nên đặt ở nơi mát mẻ, nhiều ánh sáng và yên tĩnh. Các đồ vật cần có như: sách, vở, truyện tranh, tranh tô màu, thước kẻ, lịch, các hình khối, đồng hồ, cân khối, thẻ số, bút, kéo, hồ dán…

Ngoài ra, bạn có thể đặt thêm những chiếc ghế lười, ghế đọc sách, bàn học nhỏ để dạy bé tô màu.

Các bước trang trí lớp học mầm non theo STEAM

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách trang trí lớp học mầm non theo STEAM:

Bước 1: Lập kế hoạch, xác định chủ đề

Bước 1: Lập kế hoạch, xác định chủ đề

Trước khi trang trí lớp học mầm non theo phương pháp STEAM, bạn cần có kế hoạch và chủ đề. Thông thường, chủ đề trang trí sẽ trùng với nội dung học tập theo tuần, tháng của lớp. Bạn nên chia nhỏ chủ đề lớn thành những mục nhỏ, phù hợp với lượng bài học.

Bước 2: Đặt tên các khu vực

Tùy vào từng chủ đề, cách bài trí sẽ có phần khác biệt. Ví dụ về chủ đề hành tinh, bạn có thể sắp xếp các khu vực theo tên các ngôi sao. Nếu chủ đề là biển cả, bạn hãy biến giường ngủ của con thành các ốc đảo chẳng hạn. Việc sắp xếp không cần phải thay đổi quá nhiều vị trí hay nội thất lớp học. Nếu không tiện thay đổi, bạn chỉ cần đặt tên cho các khu vực là được.

Bước 3: Chọn màu sắc

Màu sắc nên phù hợp với chủ đề và ưu tiên gam màu tươi sáng. Bạn nên dùng màu xanh lá, cam, vàng hoặc đỏ để lớp học thêm nổi bật.

>>> Tìm hiểu thêm: 10 bí kíp dạy bé học màu sắc nhanh và hiệu quả

Bước 4: Tạo không gian trưng bày

Tạo không gian trưng bày sản phẩm giúp bé thêm hào hứng và yêu thích sáng tạo. Điều này cũng làm tăng sự tự tin cho trẻ.

Bước 5: Dùng thiết bị hiện đại trong trang trí lớp học STEAM

Bước 5: Dùng thiết bị hiện đại trong trang trí lớp học STEAM

Các thiết bị như máy chiếu, laptop, máy in giúp tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện cho trẻ khám phá nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát thời lượng dùng các thiết bị này của bé nhé.

Bước 6: Trang trí phòng học theo từng kỹ năng STEAM

Những kỹ năng trong lớp học STEAM bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Vì vậy, lớp học nên trang trí dựa trên hoạt động của các kỹ năng này. Các bài học sẽ thú vị hơn nếu đi kèm với hình ảnh minh họa.

Kết luận

Trên đây là một số hướng dẫn về trang trí lớp học STEAM. Hy vọng bạn đã có đủ kiến thức để có thể tự trang trí lớp học STEAM thật sự thu hút các bé. Trang trí lớp học STEAM cần nhiều thời gian và công sức để thực hiện. Bạn hãy dành thời gian tìm hiểu cách bố trí lớp học của mình hợp lý, đẹp mắt và hiệu quả. Chúc bạn thành công trong việc trang trí này nhé.

Nguồn tham khảo

1. STEAM – Cập nhật ngày: 6-12-2023

2. S.T.E.A.M. Bulletin Boards – Cập nhật ngày: 6-12-2023

 

 

location map