15 cách dạy con nghe lời răm rắp, ba mẹ nhàn tênh

Mách mẹ 15 cách dạy con nghe lời siêu hiệu quả

Tác giả: Ha Hoa

Bạn đã biết cách dạy con nghe lời chưa? Bất kỳ người làm cha, làm mẹ nào cũng mong muốn con mình ngoan ngoãn và biết vâng lời. Song, không phải đứa trẻ nào cũng vậy. Nếu bạn còn đang đau đầu vì vấn đề này, tham khảo ngay bí quyết dạy con nghe lời răm rắp trong bài viết sau.

1. Cách dạy con nghe lời: Hạn chế la hét, quát mắng con

Cách dạy con nghe lời: Hạn chế la hét, quát mắng con

Là cha mẹ, chúng ta thường la mắng hoặc cằn nhằn con mình khi chúng cư xử không đúng mực hoặc không tuân theo mong đợi của người lớn. Vậy nhưng, đây không phải là cách nuôi dạy một đứa trẻ lễ phép.

Bạn sẽ không đạt được điều gì ý nghĩa nếu cứ la hét và quát mắng con. Những gì ba mẹ nên làm là sử dụng giọng nhẹ nhàng nhưng đủ nghiêm nghị để nhận được sự tôn trọng từ con cái.

Để làm được điều này, bạn cần đủ bình tĩnh. Trong một số hoàn cảnh bé khiến ba mẹ “tăng xông”, hãy hít một hơi thật sâu để kiềm chế cơn giận.

2. Đưa ra hướng dẫn cụ thể cho bé

Đưa ra hướng dẫn cụ thể cho bé

Làm thế nào khi bạn muốn bé cất đồ chơi rồi ngồi vào bàn ăn cơm, tắt tivi đi ngủ, đánh răng để đi học?

Hãy nói với con các yêu cầu cụ thể và đưa ra hướng dẫn thực hiện nếu con chưa biết:

• Con hãy cất đồ chơi vào giỏ của mình rồi đi rửa tay ăn cơm nhé!

• Đã đến giờ đi ngủ rồi, hết tập phim hoạt hình này con phải tắt tivi để đi ngủ nhé!

Có thể nhiều bé sẽ không làm theo yêu cầu của người lớn trong những lần đầu tiên. Bạn nên khích lệ tinh thần con bằng cách làm cùng bé, chẳng hạn như nhặt đồ chơi bỏ vào hộp.

>>> Tìm hiểu thêm: 13 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép

3. Cách dạy con nghe lời: Không lặp lại các yêu cầu

Hãy đảm bảo rằng con đã hiểu hết các đề nghị của ba mẹ. Nên nhớ rằng tránh lặp lại các yêu cầu, không nói thêm lần thứ 2 hoặc thứ 3.

Bởi vì nếu bạn làm như thế, có thể khiến bé hiểu rằng con có thể trì hoãn – không cần phải làm theo lời ba mẹ nói ngay lập tức. Điều này sẽ hình thành cho bé thói quen chây ì.

4. Đưa ra các mệnh lệnh ngắn, dễ hiểu

Đưa ra các mệnh lệnh ngắn, dễ hiểu

Thay vì sử dụng những bài giảng dài dòng, với trẻ nhỏ, các mệnh lệnh ngắn thường có tác dụng hơn. Đây chính là cách dạy con nghe lời mà nhiều mẹ đã áp dụng thành công.

Ví dụ:

Thay vì dành 5 – 10 phút để cằn nhằn về việc con không bao giờ nghe lời ba mẹ đi đánh răng, ba mẹ hãy nói: “Ngay bây giờ mẹ đề nghị/yêu cầu con đi đánh răng!”.

Nếu con thường xuyên quên tắt điện khi đi ra ngoài, bạn nói với con rằng: “Ba/mẹ đề nghị con tắt điện rồi ra khỏi phòng” (một lúc nào đó mới giải thích cho bé hiểu vì sao phải tiết kiệm điện).

Lưu ý rằng trong khi bạn nhắc nhở hoặc yêu cầu con làm việc gì đó, chỉ nên nói ngắn gọn và thật dễ hiểu để con thực hiện theo. Bạn cũng cần chú ý tới việc biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của mình để con hiểu.

Lời nói nên đi kèm với ánh mắt nghiêm nghị. Nên đứng đối diện con hoặc cúi người ngang hàng với bé.

5. Nói với con về những gì ba mẹ muốn con làm, hạn chế nói những gì không nên làm

Nói với con về những gì ba mẹ muốn con làm

“Con không được làm cái này! Con không được làm cái kia!”. Bạn có thường nói với con như vậy không? Nếu có thì nên dừng lại! Bởi đây không phải là cách dạy con nghe lời hiệu quả.

Phần lớn cha mẹ có xu hướng sử dụng nhiều từ “không”. Mặc dù bé có thể hiểu được rằng đó là những việc chúng không được phép hoặc không nên làm, nhưng chỉ thế là chưa đủ.

Thay vào đó, bạn hãy thử nói với con những gì bé có thể làm và được phép làm. Nếu không muốn con thức khuya xem phim hoạt hình, bạn có thể gợi ý cho bé những hoạt động mà con có thể làm trước khi đi ngủ.

Ví dụ: Con chỉ được xem phim tới 9 giờ thôi nhé. Sau đó mẹ con mình sẽ đọc truyện và chúng ta lên giường đi ngủ.

Để khiến con tắt tivi đúng giờ trong vui vẻ, hãy lựa chọn những câu chuyện mà bé thích để đọc cho con nghe. Bằng cách này, con sẽ tuân thủ thời gian xem tivi của mình.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách dạy bé tập nói theo từng giai đoạn

6. Cách dạy con nghe lời: Cho bé lựa chọn

Cách dạy con nghe lời: Cho bé lựa chọn

Một trong những cách dạy con không nghe lời nhiều người áp dụng là cho bé lựa chọn. Phương pháp này nghe có vẻ phản khoa học nhưng rất phù hợp với những đứa trẻ bướng bỉnh, cứng đầu.

Thay vì ba mẹ ra lệnh con phải làm thế này, làm thế kia, trong một số trường hợp, bạn có thể cho bé được lựa chọn, miễn đó là những việc đúng đắn. Chẳng hạn:

Nếu bạn thường nói: “Hãy mặc áo vào đi con, ngoài trời đang rất lạnh”, nhưng con không nghe, hãy đổi thành: “Ngoài trời đang rất lạnh, giờ con muốn mặc áo khoác màu xanh hay màu đỏ?”

>>> Tìm hiểu thêm: Mách mẹ 12 cách dạy trẻ bướng bỉnh

7. Đặt thời gian chờ

Đặt thời gian chờ

Đôi khi trẻ em cũng cần thời gian. Không phải mọi lúc bé đều có thể ngay lập tức làm theo yêu cầu của ba mẹ. Nếu con đang làm dở một việc gì đó hoặc bộ phim con xem đang rất cuốn hút… bạn có thể cho con thời gian.

Hãy đặt thời gian chờ bằng cách cảnh báo với bé: Cho con thêm 5 phút, 10 phút… Bé sẽ biết được rằng bố mẹ quan tâm tới sở thích của mình và sẽ trở nên ngoan ngoãn hơn.

Song, cách dạy con ngoan nghe lời này cũng cần tùy vào hoàn cảnh để áp dụng. Không sử dụng thường xuyên và tuyệt đối không được lạm dụng. Bởi vì nếu dạy bé sai cách, sẽ hình thành cho con thói trì hoãn.

8. Cách dạy con nghe lời: Kiên nhẫn lắng nghe và giải thích cho bé hiểu

Cách dạy trẻ nghe lời nào hiệu quả? Chắc chắn không phải là đòn roi hoặc quát nạt.

Đôi khi con chưa (hoặc không) nghe lời người lớn không phải vì con hư mà do bé chưa hiểu được tính chất của vấn đề. Vậy nên, bạn cần phải kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của con. Đồng thời nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu.

Một khi bé hiểu được vì sao con phải đánh răng trước khi đi ngủ, vì sao phải dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi, vì sao phải mặc áo khoác khi đi ra ngoài trời lạnh… bé sẽ không chống đối nữa. Những lần sau đó con sẽ vui vẻ nghe lời và thực hiện theo yêu cầu của bố mẹ.

>>> Tìm hiểu thêm: 9 cách dạy Toán lớp 1 cho con tại nhà dễ như ăn kẹo

9. Sử dụng quy tắc kỷ luật

Sử dụng quy tắc kỷ luật

Làm thế nào để dạy con nghe lời? Để bé biết vâng lời ông bà và bố mẹ, bạn không được nuông chiều con. Sự bao bọc, chiều chuộng của ba mẹ chỉ khiến con trở nên mè nheo, bướng bỉnh khi không đạt được mục đích.

Thay vì đó, hãy dạy con theo các quy tắc kỷ luật. Theo thời gian, bé sẽ hiểu được rằng trong gia đình có một số thứ con phải tuân thủ (ví dụ như không vừa ăn vừa xem tivi, không tranh giành đồ chơi của anh/chị, bày bừa đồ chơi thì phải dọn dẹp…).

Áp dụng kỷ luật là cách dạy bé hiểu những việc gì con được làm và những việc gì con không được phép làm. Từ đó, bé sống có nguyên tắc hơn mà không cần người lớn phải quát nạt, la mắng hay trách phạt.

10. Đừng quên khen thưởng khi bé ngoan ngoãn

Đừng quên khen thưởng khi bé ngoan ngoãn

Thông thường, những lời động viên – khen thưởng là cách dạy con nghe lời hiệu quả hơn là các hình phạt. Cảm ơn, khen ngợi, mỉm cười với bé, âu yếm con… là những điều mà ba mẹ nên làm nếu muốn con trở thành cô bé/cậu bé ngoan.

Bạn cũng có thể sử dụng những phần thưởng nhỏ để động viên, khích lệ bé. Con sẽ biết được rằng việc mình vâng lời mang lại rất nhiều điều tuyệt vời.

11. Cách dạy con nghe lời: Không thách thức con

Bạn phải làm gì nếu con trở nên lì lợm, bướng bỉnh? Tuyệt đối không dạy con theo kiểu thách thức. Tuyệt đối không tranh cãi với một đứa trẻ ương bướng. Bởi vì điều này sẽ khiến chúng trở nên chống đối hơn mà thôi.

Thay vào đó, hãy sử dụng các câu lệnh (yêu cầu, mệnh lệnh) để thay đổi hành vi của con. Ba mẹ chú ý lời nói của mình sao cho trẻ cảm thấy sức nặng trong yêu cầu đó. Lúc này bé biết con không có cơ hội tranh cãi mà phải vâng lời.

>>> Xem thêm: 9 cách dạy bé nhận biết các con vật

12. Cho con hiểu rõ hậu quả khi không nghe lời

Cho con hiểu rõ hậu quả khi không nghe lời

Hãy để những hậu quả tự nhiên dạy cho con bài học hợp lý. Đây chính là công cụ giảng dạy hiệu quả. Một khi con biết rằng không nghe lời hoặc chống đối, bé sẽ phải chịu hậu quả nào đó (ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của con) thì con sẽ không dám phạm sai lầm nữa.

Ví dụ, nếu không biết cách giữ gìn đồ chơi và làm vỡ nó, bé sẽ không được ba mẹ mua cho cái khác. Bằng cách này, bé sẽ hiểu được rằng không có cách nào khác ngoài việc phải cẩn thận khi chơi đồ chơi.

Phương pháp này dạy bé hiểu được rằng mỗi hành vi không nghe lời của con đều để lại hậu quả nào đó. Và chính con là người phải chịu trách nhiệm cho hành vi ấy của mình chứ không phải ba mẹ.

Khi dạy con bằng cách này, bạn cũng cần phải giải thích cho con hiểu. Dần dần, bé sẽ biết điều chỉnh hành vi và thái độ của mình theo đúng ý ba mẹ mong muốn.

13. Cách dạy con nghe lời: Hãy làm gương cho con

Để dạy con ngoan, chắc chắn ba mẹ phải nêu gương tốt cho trẻ. Bởi vì con cái thường có xu hướng bắt chước hành động của người lớn, do vậy bạn cũng cần sống có quy tắc và kỷ luật.

Chẳng hạn như không thể yêu cầu con đừng xem tivi khi ăn cơm, trong khi bạn lại vừa dùng bữa vừa xem điện thoại. Không thể bảo con phải vâng lời người lớn, trong khi bạn luôn tranh cãi, trả treo với ông bà.

14. Cho bé cơ hội sửa sai

Cho bé cơ hội sửa sai

Khi bé làm sai, đừng vội trách phạt con mà hãy cho con cơ hội để làm lại. Sau một vài lần bị nhắc nhở nhẹ nhàng, chắc chắn bé sẽ ghi nhớ và không tái phạm nữa.

Tuyệt đối đừng gán ghép vào đầu bé những từ ngữ tiêu cực như con là một đứa trẻ hư, con thật bướng bỉnh, không ai hư đốn như con… Những lời nói này chỉ khiến bé trở nên lì lợm và khó bảo hơn.

Thay vào đó, bạn nên thường xuyên sử dụng những câu nói tích cực để khuyến khích con sửa sai: “Mẹ tin rằng lần sau con sẽ không lặp lại điều đó nữa” hoặc “Hãy hứa với mẹ đây là lần cuối cùng con làm điều đó”…

>>> Tìm hiểu thêm: 10 cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 đơn giản, dễ nhớ

15. Cách dạy con nghe lời: Nhất quán trong dạy trẻ

Cách dạy con nghe lời: Nhất quán trong dạy trẻ

Xây dựng các quy tắc nhất quán trong dạy con là điều rất cần thiết. Hãy đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình từ ông bà, bố mẹ đến anh chị đều thống nhất trong cách dạy bé.

Tuyệt đối không dạy con theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Không thể ba mẹ nghiêm khắc nhưng ông bà lại ra mặt bênh vực trẻ. Nếu dạy bé theo cách này, con sẽ nắm được “lỗ hổng” và trở nên hay đòi hỏi và mè nheo hơn.

Cách dạy con nghe lời chưa bao giờ là dễ dàng. Không phải ông bố, bà mẹ nào cũng làm được điều này. Song, là cha mẹ, bạn hãy kiên trì và đừng quên thường xuyên học tập các phương pháp dạy con khoa học để nuôi dưỡng con trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời.

>>> Tìm hiểu thêm: 15 cách dạy con của người nhật để bé tự lập, ngoan ngoãn

Nguồn tham khảo

  1. 5 Ideas for Raising an Obedient Child – Ngày truy cập 14/11/2023

  2. How to Get Your Child to Obey You – Ngày truy cập 14/11/2023

location map