11 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý cha mẹ nên biết

11 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý cha mẹ nên biết

Tác giả: Nguyen Hong

Tăng động giảm chú ý là một dạng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, biểu hiện bằng hành vi thiếu tập trung và hiếu động quá mức. Nếu không biết cách dạy trẻ tăng động tốt thì sẽ ảnh hưởng đến tính cách và hành vi của bé trong tương lai. Vậy cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau.

Định nghĩa tăng động tiếng Anh là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý, tiếng Anh là Attention Deficit Hyperactivity Disorder, viết tắt là ADHD. Trẻ mắc chứng ADHD có bộ não khác về mặt chức năng so với những đứa trẻ khác. Trẻ thường bồn chồn, bốc đồng, mất tập trung, hành động mà không suy nghĩ và luôn thích di chuyển. Do đó, trẻ thường hành động theo cách mà cha mẹ khó có thể kiểm soát.

ADHD có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và kỹ năng xã hội của bé nếu không được điều trị kịp thời. Trước khi nghĩ đến cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý, bạn cần nắm được một số dấu hiệu điển hình của bệnh để biết hướng trị bệnh hiệu quả.

Triệu chứng ADHD ở trẻ là gì?

Triệu chứng ADHD ở trẻ là gì?

Các triệu chứng của ADHD thường được chia thành 3 nhóm như sau:

√ Vì thiếu chú ý nên trẻ mắc chứng ADHD có thể:

• Mất tập trung.

• Không chịu lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp.

• Không thể làm theo hướng dẫn.

• Phải nhắc nhở nhiều lần khi làm gì đó.

• Gặp khó khăn khi sắp xếp đồ đạc (đồ chơi, sách vở…)

• Không muốn nỗ lực khi làm điều gì.

• Thường hay làm mất đồ.

√ Vì tăng động nên trẻ mắc chứng ADHD có thể:

• Bồn chồn và dường như không thể ngồi yên, hay vặn vẹo trên ghế.

• Làm gì cũng vội vã, hay mắc lỗi do bất cẩn.

• Trèo, nhảy hoặc di chuyển liên tục vào những thời điểm không thích hợp.

• Nói quá nhiều.

√ Vì bốc đồng nên trẻ mắc chứng ADHD có thể:

• Hành động mà không suy nghĩ.

• Mặc dù biết không nên làm nhưng vẫn làm.

• Thường ngắt lời người khác.

• Gặp khó khăn khi chờ đợi, chơi luân phiên hoặc chia sẻ.

• Có những cơn bộc phát cảm xúc, thiếu bình tĩnh hoặc mất tự chủ.

Lúc đầu, cha mẹ có thể không nhận ra rằng những hành vi này là một phần của ADHD. Có vẻ như bé chỉ đang cư xử không đúng mực. Do đó, trẻ bị ADHD cần được chẩn đoán bởi chuyên gia sức khỏe tâm thần để đánh giá tình trạng bệnh và tư vấn cách cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả.

>>> Tìm hiểu thêm: Chia sẻ A-Z bí kíp học tiếng Anh cho bé 5 tuổi siêu hiệu quả

Nguyên nhân trẻ mắc chứng ADHD

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể do di truyền, bệnh lý lúc mẹ mang thai, tổn thương não khi sinh hoặc mắc các bệnh lý sau sinh.

Ngoài ra, ADHD cũng có thể do môi trường tác động vào như:

• Môi trường sống của bé không tốt: ồn ào, lộn xộn, đông đúc…

• Trẻ mê chơi điện tử, nghiện Internet hoặc xem ti vi quá nhiều.

• Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều yếu tố độc hại tác động lên trẻ.

>>> Tìm hiểu thêm: Mách mẹ 12 cách dạy trẻ bướng bỉnh nhàn tênh

11 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả

Một số cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý mà bạn có thể áp dụng như sau:

1. Đảm bảo bé có đủ thời gian vận động

Đảm bảo bé có đủ thời gian vận động

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy việc thiếu tập thể dục có thể gây ra vấn đề về khả năng tập trung và làm tăng tính hiếu động ở một số người. Vậy nên, bạn hãy đảm bảo rằng con luôn có đủ hoạt động thể chất và nghỉ ngơi hợp lý.

Bạn nên khuyến khích bé tham gia các môn thể thao như đá cầu, đá bóng, nhảy dây, cầu lồng, bơi lội… Tập thể thao không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe mà còn góp phần giải phóng bớt năng lượng dư thừa. Từ đó giảm bớt biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm.

2. Xây dựng thời khóa biểu khoa học, cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

Hãy sử dụng đồng hồ bấm giờ, đồng hồ, biểu đồ và lịch để giúp bé thực hiện theo thói quen. Khi có một thời gian biểu rõ ràng, con sẽ cảm thấy an toàn mà không cần phải gấp gáp, từ đó khắc phục được tình trạng thiếu tổ chức. Cách dạy trẻ tăng động khi lập thời gian biểu là bạn nên ghi rõ các mốc thời gian cụ thể cho từng việc. Ví dụ: 6 giờ 30 thức dậy vệ sinh cá nhân, 6 giờ 45 ăn sáng, 7 giờ bắt đầu đi học…

>>> Tìm hiểu thêm: 10 cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ ngay từ nhỏ

3. Đưa ra hướng dẫn đơn giản, rõ ràng và mang tính mô tả

Ví dụ, khi bạn bảo con: “Hành động như một cô bé/cậu bé ngoan”, con sẽ không hiểu phải làm như thế nào. Thay vào đó, hãy đưa ra hướng dẫn cụ thể như: “Mẹ cần con xách ba lô lên và treo lên móc”.

Vì trẻ ADHD rất dễ bị phân tâm. Vậy nên mỗi lần chỉ đưa ra một hướng dẫn nhỏ và đảm bảo con hoàn thành trước khi đưa ra một hướng dẫn khác. Bạn hãy dùng giọng điệu bình tĩnh và đảm bảo con hiểu những gì bạn đang nói. Có thể sử dụng các phương tiện trực quan như hình ảnh hoặc sơ đồ nếu cần thiết.

4. Cách dạy trẻ tăng động là giảm thiểu sự xao nhãng

Nếu bé dễ bị mất tập trung, bạn hãy giữ cho đồ đạc xung quanh con luôn gọn gàng, ngăn nắp để giảm sự mất tập trung. Hãy tạo một không gian đặc biệt, yên tĩnh để con đọc sách, làm bài tập về nhà và nghỉ ngơi. Không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử vì có thể làm trầm trọng thêm hành vi bốc đồng.

5. Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý là thiết lập thói quen ngủ lành mạnh

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý là thiết lập thói quen ngủ lành mạnh

Giờ đi ngủ có thể đặc biệt khó khăn đối với trẻ mắc chứng ADHD. Thiếu ngủ làm trầm trọng thêm tình trạng mất tập trung, hiếu động thái quá và bốc đồng. Để giúp bé ngủ ngon hơn, bạn không nên cho con ăn uống thực phẩm chứa đường và caffeine, đồng thời giảm thời gian xem ti vi. Hãy giữ cho không gian phòng ngủ luôn yên tĩnh, thoải mái để thiết lập thói quen ngủ lành mạnh ở bé.

>>> Tìm hiểu thêm: Cha mẹ dạy bảng màu tiếng Anh cho bé nên bắt đầu từ đâu?

6. Bài tập cho trẻ giảm chú ý là biết cách thu hút sự chú ý của trẻ

Khi nói chuyện với trẻ mắc ADHD, bạn cần biết thu hút sự chú ý của con để đảm bảo rằng con đang nghe thấy bạn. Hãy ở gần, gọi tên con, đợi ánh mắt của con, nói một câu ngắn và sau đó xác nhận rằng con đã hiểu. Nếu con ngừng giao tiếp bằng mắt, hãy tạm dừng và đợi con chú ý đến bạn.

7. Dành lời khen ngợi cho trẻ, cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

Khi bé vừa hoàn thành một nhiệm vụ được giao, bạn hãy khen ngợi động viên con để con biết được điều gì đúng và nên làm. Chẳng hạn như khi bé đã hoàn thành bài tập về nhà hoặc cất hết đồ chơi. Nếu trẻ gặp khó khăn với một nhiệm vụ cụ thể (ví dụ như không hoàn thành bài tập về nhà), hãy nhắc con rằng “cần phải thực hiện” và chỉ ra thêm những việc trẻ đã làm được để tạo động lực cho con.

>>> Tìm hiểu thêm: Lợi ích và cách giúp con bước khỏi vùng an toàn của bản thân

8. Cách dạy trẻ tăng động giảm bớt sự hung hăng

Một trong những vấn đề phổ biến nhất mà trẻ mắc chứng ADHD gặp phải là những cơn bộc phát không kiểm soát. Một cách hiệu quả để làm dịu cảm xúc của trẻ là sử dụng phương pháp “time-out”. Trong trường hợp con bạn hành động ở nơi công cộng, thì bạn cần phải ngay lập tức đưa con ra khỏi nơi đó một cách bình tĩnh và quyết đoán. Trẻ cũng cần hiểu “time-out” có nghĩa là gì.

Bạn nên cho con hiểu rằng đã đến lúc bình tĩnh lại và suy ngẫm về những hành vi tiêu cực đã thể hiện. Tuy nhiên, bạn cũng phải bỏ qua những hành vi gây rối nhẹ để con có thể giải phóng năng lượng bị dồn nén. Nhưng tất cả những hành vi cố ý gây rối trái với các quy tắc mà bạn đã thiết lập đều cần được kiểm soát để không gây hậu quả tiêu cực cho trẻ.

9. Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

Trong quá trình nuôi dạy trẻ mắc chứng ADHD, việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là điều rất quan trọng. Cha mẹ cần chia sẻ với giáo viên, ban giám hiệu nhà trường về tình trạng của trẻ để đưa ra phương pháp giúp trẻ học tập tốt nhất.

Bạn có thể nhờ thầy cô sắp xếp trẻ ngồi ở khu vực yên tĩnh, tránh xa cửa ra vào và cửa sổ để trẻ không bị phân tâm trong giờ học. Thầy cô cũng có thể tạo điều kiện cho trẻ di chuyển làm một số công việc như lau bảng, thu bài vở của các bạn… để giảm bớt năng lượng dư thừa của trẻ.

10. Khuyến khích con vui chơi và tận hưởng tuổi thơ

Vui chơi được xem là một trong những cách quan trọng nhất để trẻ mắc chứng ADHD học hỏi. Điều đó cũng giúp bé phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

• Vui chơi giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội thông qua việc tương tác với người khác. Sự tương tác giúp trẻ chia sẻ ý tưởng, cảm xúc của mình.

• Vui chơi khuyến khích trí tuệ cảm xúc bằng cách cho phép bé thấy hành động của mình ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác như thế nào. Đồng thời cho trẻ cơ hội thực hành truyền đạt cảm xúc của chính mình một cách rõ ràng.

• Vui chơi cho phép bé phát triển khả năng sáng tạo bằng cách khám phá những ý tưởng mới hoặc sử dụng đồ vật theo những cách “khác thường” (ví dụ: vẽ lên tay thay vì giấy).

11. Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý là luôn trò chuyện cùng con

Đừng ngại ngần nói chuyện với trẻ về ADHD. Bạn hãy giúp bé hiểu rằng ADHD không phải là lỗi của con. Ngoài ra, con có thể học cách cải thiện các vấn đề mà bệnh gây ra.

Trẻ mắc chứng ADHD thường cảm thấy con luôn làm người khác thất vọng, làm sai điều gì đó hoặc không “tốt”. Hãy bảo vệ lòng tự trọng của bé bằng cách kiên nhẫn, thấu hiểu và chấp nhận. Hãy cho trẻ biết rằng bạn tin tưởng và nhìn thấy tất cả những điều tốt đẹp ở con. Bởi vì, cuối cùng, mối quan hệ giữa bạn và con mới là điều quan trọng nhất trên hành trình nuôi dạy trẻ.

>>> Tìm hiểu thêm: Dạy tư duy phản biện cho trẻ để trở nên bản lĩnh hơn

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mất tập trung giảm chú ý

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mất tập trung giảm chú ý

Các chuyên gia cho rằng bất cứ điều gì tốt cho não đều có thể tốt cho ADHD.

√ Bạn nên cho bé ăn:

Một chế độ ăn giàu protein: Đậu, phô mai, trứng, thịt và các loại hạt là nguồn cung cấp protein tốt. Ăn những loại thực phẩm này vào buổi sáng và bữa ăn nhẹ sau giờ học. Nó có thể cải thiện sự tập trung và làm cho thuốc ADHD hoạt động lâu hơn.

Carbohydrate phức tạp: Cơ thể trẻ cần carbohydrate vì nó chuyển hóa chúng thành glucose để sử dụng làm năng lượng. Nguồn carb lành mạnh có trong rau và một số loại trái cây bao gồm cam, quýt, lê, bưởi, táo và kiwi.

Nhiều axit béo omega-3: Bạn có thể tìm thấy những chất này trong cá ngừ, cá hồi và các loại hạt. Hạt óc chó, quả hạch Brazil, dầu ô liu và dầu hạt cải là những thực phẩm khác có chứa axit béo omega-3 dồi dào.

√ Bạn không nên cho bé ăn:

Thực phẩm có đường: Có trong bánh kẹo ngọt, đồ uống đóng hộp, thực phẩm đã qua chế biến…

Chất béo không lành mạnh: Có trong thực phẩm chiên nướng, thức ăn nhanh…

Caffein: Có trong cà phê, trà, sô cô la…

Một số lưu ý về cách dạy trẻ tăng động

1. Luôn tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

• Tìm hiểu tất cả những gì bạn biết về ADHD.

• Thực hiện theo phương pháp điều trị mà bác sĩ đã khuyến nghị.

• Tham gia tất cả các buổi trị liệu của bác sĩ.

• Cho con dùng thuốc điều trị ADHD theo đúng thời gian khuyến nghị. Không thay đổi liều lượng mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

2. Hiểu ADHD ảnh hưởng đến con như thế nào?

Mỗi đứa trẻ mắc chứng ADHD sẽ có những biểu hiện khác nhau. Do đó, xác định vấn đề ADHD của con là gì sẽ giúp bạn có cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý tốt hơn. Một số em cần cải thiện khả năng chú ý và lắng nghe. Một số em cần cải thiện sự bốc đồng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các cách dạy trẻ tăng động mà bạn có thể thực hiện

3. Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý là luôn giữ bình tĩnh

Bạn không thể dạy một đứa trẻ bốc đồng nếu bạn không thể kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Trẻ em bắt chước những hành vi khi con quan sát xung quanh. Vì vậy nếu bạn càng bình tĩnh thì bé sẽ càng bình tĩnh hơn. Hãy dành thời gian để hít thở và thư giãn nhiều hơn. Hãy tập trung nhiều năng lượng hơn vào việc dạy con những điều cần làm, thay vì phản ứng với những điều không nên làm.

Trên đây là những cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý cho những cha mẹ nào có con mắc chứng ADHD. Hy vọng các bậc phụ huynh có thể tham khảo được những thông tin hữu ích để chăm sóc tốt hơn cho con.

>>> Tìm hiểu thêm: 13 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép

Nguồn tham khảo

1. Parenting Tips for ADHD: Do’s and Don’ts – Ngày truy cập 30-7-2024

2. Parenting Kids with ADHD: 12 Tips to Tackle Common Challenges – Ngày truy cập 30-7-2024

location map