Tại sao có những học sinh luôn tràn đầy năng lượng và say mê học tập, trong khi những em khác lại chán nản và mất động lực? Sự khác biệt này không chỉ đến từ năng lực cá nhân mà còn phụ thuộc vào cách học. Cách tạo hứng thú học tập cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong học tập. Vậy có những cách nào giúp các bé hứng thú hơn với việc học?
Vì sao trẻ không có hứng thú học tập?
Hứng thú học tập là gì? Đây là trạng thái yêu thích, tò mò và có động lực tiếp thu kiến thức. Khi có hứng thú, con sẽ thấy học tập thú vị. Học giúp con sáng tạo và phát triển bản thân.
Không ít học sinh hiện nay cảm thấy chán nản, thiếu động lực học tập. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
1. Chương trình học khô khan, thiếu thực tiễn
Trước khi tìm cách tạo hứng thú học tập cho học sinh, bạn có thể xem xét nguyên nhân khiến con mất động lực học. Một trong số đó là do chương trình học nặng lý thuyết, thiếu ứng dụng thực tiễn. Nhiều môn học chỉ yêu cầu ghi nhớ công thức và khái niệm. Kiến thức không được liên hệ với đời sống hằng ngày.
Chẳng hạn, môn Toán chỉ có bài tập trên giấy mà thiếu ứng dụng thực tế. Môn Lịch sử chỉ yêu cầu thuộc năm tháng sự kiện mà không có câu chuyện sinh động. Khi không thấy ý nghĩa việc học, con dễ chán nản và chỉ học đối phó.
2. Phương pháp học chưa phù hợp
Phương pháp học truyền thống chủ yếu là thầy cô giảng bài, học sinh ghi chép mà ít có sự tương tác hai chiều. Điều này làm tiết học nhàm chán, thụ động. Học qua trò chơi, thảo luận nhóm, ứng dụng công nghệ giúp học sinh tiếp thu tốt hơn.
3. Học sinh bị áp lực, căng thẳng
Áp lực học tập khiến học sinh mệt mỏi và mất động lực. Khối lượng bài vở lớn và kỳ vọng cao làm con căng thẳng, lo âu. Con không xem việc học là một hành trình khám phá thú vị. Thay vào đó, con coi đó là gánh nặng và chỉ học để làm hài lòng người khác.
4. Thiếu sự khuyến khích, động viên
Sự thiếu quan tâm, động viên từ gia đình và giáo viên cũng ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. Khi không được công nhận, con dễ mất tự tin và động lực để cố gắng.
Một số ba mẹ chỉ quan tâm đến kết quả học tập mà không để ý đến cảm xúc và những nỗ lực của con cái. Giáo viên cũng có thể vô tình làm học sinh chán nản khi chỉ tập trung vào điểm số mà không tạo ra môi trường học tập tích cực. Một lời động viên, ghi nhận kịp thời có thể giúp con cảm thấy được trân trọng và có thêm động lực để học tập tốt hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Tại sao trẻ không thích học tiếng Anh? Giải pháp tại đây!
Cách tạo hứng thú học tập cho học sinh
1. Giúp con khám phá sở thích và đam mê
Nghiên cứu cho thấy, khi được lựa chọn nội dung học theo sở thích, trẻ dễ tiếp thu kiến thức và hứng thú học hơn. Bạn có thể trò chuyện với con về sở thích. Chủ đề có thể là sách, phim, chương trình học hoặc trò chơi. Bạn cũng có thể đưa con đến bảo tàng, rạp hát, sở thú hoặc thư viện. Những trải nghiệm này giúp con khám phá các chủ đề mới và thú vị.
Khi đã tìm ra sở thích của con, bạn hãy cung cấp tài liệu, công cụ hoặc cơ hội thực hành để con tìm hiểu sâu hơn. Chẳng hạn, nếu con yêu thích xe cộ, hãy khuyến khích con đọc sách liên quan đến chủ đề này. Nếu con hứng thú với khoa học, bạn hãy giúp con làm các thí nghiệm nhỏ tại nhà hoặc tham gia câu lạc bộ khoa học dành cho trẻ em.
Nếu con thích tiếng Anh, bạn hãy kết hợp sở thích này vào các môn học khác hoặc các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, con có thể học Toán bằng tiếng Anh, xem hoạt hình bằng tiếng Anh, học các bài hát tiếng Anh.
2. Cách tạo hứng thú học tập cho trẻ: Học qua trải nghiệm
Giáo sư Sian Bilock, chuyên gia tâm lý học tại Đại học Chicago, cho biết: “Khi trẻ có cơ hội trải nghiệm, mọi thứ sẽ trở nên sống động và dễ hiểu hơn”. Hầu hết trẻ em không thích chỉ ngồi đọc sách giáo khoa hay học thuộc lòng một cách máy móc. Hoạt động thực hành sẽ kích thích trí tò mò, sáng tạo và khả năng tư duy của trẻ.
Khi học phép cộng, thay vì chỉ ghi chép công thức, bạn có thể cho con sử dụng bút chì màu hoặc viên bi để đếm. Khi học bảng cửu chương, bạn cho con học qua flashcard, qua các câu đố. Bạn có thể nhờ con tính số lượng đồ chơi hay vật dụng cần thiết trong nhà để con hình thành khả năng tính nhẩm nhanh.
Khi thực hành, con không chỉ học hỏi tốt hơn mà còn phát triển tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và tinh thần khám phá.
3. Cách tạo hứng thú học tập cho học sinh: Khiến việc học thú vị
Kiến thức học thuật có thể trở nên hấp dẫn hơn khi lồng ghép vào các bài hát, trò chơi hoặc các hoạt động sáng tạo. Con sẽ cảm thấy việc học không còn nặng nề mà trở thành một trải nghiệm thú vị. Đây là một trong những cách tạo hứng thú học tập cho học sinh hiệu quả nhất.
Ví dụ, khi học Toán về phân số, bạn có thể dùng bánh pizza hoặc thanh sô-cô-la để minh họa. Bạn nhờ con chia bánh thành các phần bằng nhau theo phân số để con dễ hình dung và hiểu bài nhanh hơn.
Khi học từ vựng hay ngữ pháp tiếng Anh, bạn có thể lồng ghép kiến thức vào các bài hát. Ví dụ, khi học về thì hiện tại đơn, bạn cho trẻ nghe và hát theo bài “Daily Routine Song“. Khi học từ vựng về động vật, bạn có thể sử dụng bài hát “Walking in the Jungle“. Bài hát này giúp con học tên các loài động vật như tiger, monkey, snake và các động từ diễn tả chuyển động như walking, stomping, running, jumping.
>>> Tìm hiểu thêm: 10 bài hát tiếng Anh cho học sinh tiểu học dễ nhớ, vui nhộn
4. Truyền cảm hứng học tập từ chính bản thân bạn
Trẻ em thường bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, đặc biệt là ba mẹ và thầy cô. Vì vậy, cách tạo hứng thú học tập cho học sinh là thể hiện sự yêu thích học hỏi của chính bạn.
Bạn có thể tham gia khóa học về chủ đề bạn quan tâm như nấu ăn, nhiếp ảnh hay văn học. Bạn hãy chia sẻ với con về những gì bạn đang học, những thách thức và cách bạn áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
Bạn cũng có thể đọc sách, xem tài liệu hoặc tìm hiểu những điều mới mẻ qua video. Điều quan trọng là bạn hãy để trẻ thấy bạn thực sự hào hứng với việc khám phá tri thức. Sự nhiệt tình của bạn sẽ truyền động lực cho con. Con hiểu rằng học tập không chỉ là nghĩa vụ mà còn là một hành trình thú vị và bổ ích.
5. Cách có hứng thú trong việc học: Tìm phong cách học phù hợp
Mỗi bé có một cách tiếp thu kiến thức khác nhau. Các nhà giáo dục đã xác định ba phong cách học tập chính: thị giác, thính giác và vận động.
• Người học bằng thị giác: Tiếp thu thông tin tốt nhất qua hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ hoặc văn bản. Những trẻ này có trí nhớ tốt, thích quan sát và thường hứng thú với nghệ thuật.
• Người học bằng thính giác: Học hiệu quả nhất khi nghe giảng, nghe kể chuyện hoặc sử dụng âm nhạc. Những trẻ này có kỹ năng nghe tốt, làm theo hướng dẫn dễ dàng và thường có năng khiếu ngôn ngữ hoặc âm nhạc.
• Người học bằng vận động: Tiếp thu kiến thức thông qua chuyển động, thao tác thực tế. Những trẻ này thường thích vận động, giỏi thể thao hoặc khiêu vũ, học tốt nhất khi thực hành.
Nhiều trẻ có sự kết hợp của cả ba phong cách trên, nhưng thường sẽ có một phong cách nổi trội hơn. Sau khi xác định phong cách học phù hợp, bạn sẽ biết cách tạo hứng thú học tập cho con.
6. Cách tạo hứng thú học tập cho học sinh: Khuyến khích thảo luận
Việc học sẽ hiệu quả và thú vị hơn khi con được tương tác thay vì thụ động tiếp nhận những bài giảng một chiều. Khi con đặt câu hỏi, bạn hãy cố gắng trả lời một cách tích cực. Những cuộc thảo luận giúp trẻ học theo cách chủ động và sáng tạo hơn.
Nếu không biết câu trả lời ngay lập tức, bạn hãy cùng con khám phá và tìm kiếm thông tin. Bạn cũng có thể gợi mở thêm bằng cách đặt những câu hỏi khuyến khích tư duy phản biện, chẳng hạn như:
• “Tại sao điều này lại xảy ra?”.
• “Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?”.
• “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm khác đi?”.
Những câu hỏi này sẽ thúc đẩy khả năng suy nghĩ logic và giúp con rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.
>>> Tìm hiểu thêm: 6 cách gieo hạt tư duy tích cực, cùng con hái quả ngọt
7. Cách tạo hứng thú học tập cho học sinh: Hỗ trợ thay vì tạo áp lực
Trẻ thường sợ điểm kém và lo lắng khi trả lời sai. Các em cũng căng thẳng trước bài kiểm tra. Thay vì chỉ chú trọng kết quả, bạn hãy giúp con hiểu quá trình học quan trọng hơn. Sự nỗ lực và cố gắng của con mới là điều đáng trân trọng.
Theo nghiên cứu, trẻ được khen vì chăm chỉ thay vì thông minh bẩm sinh sẽ học tốt hơn. Các em có xu hướng đạt điểm cao hơn. Ngược lại, nếu trẻ nghĩ thất bại là do kém thông minh, các em dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
Một số câu nói bạn có thể động viên con như:
• “Mẹ thấy con đã rất cố gắng để làm bài này. Con đã tiến bộ hơn hôm trước rồi đấy!”.
• “Quan trọng là con đã thử hết sức mình, sai một chút cũng không sao, con sẽ học được từ đó”.
Học tập không phải là cuộc đua giành thành tích. Học là hành trình khám phá và tận hưởng những lợi ích nhờ kiến thức mang lại. Cách tạo hứng thú học tập cho học sinh giúp con tiếp thu kiến thức hiệu quả và nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi suốt đời.
>>> Tìm hiểu thêm: 16 cách giúp trẻ thông minh sớm cha mẹ dễ thực hiện