Long time no see và các cách chào hỏi giúp bạn giao tiếp tự tin

Long time no see và các cách chào hỏi giúp bạn giao tiếp tự tin

Tác giả: Phan Hien

Trong giao tiếp tiếng Anh, khi chào hỏi đối phương lâu ngày mới gặp lại, người ta thường dùng câu “Long time no see” để mở đầu cuộc hội thoại. Vậy câu này có nghĩa là gì? Các trường hợp sử dụng “Long time no see” trong tiếng Anh như thế nào và có những mẫu câu nào dùng để chào hỏi, mở đầu cuộc trò chuyện? ILA sẽ giải đáp các thắc mắc này.

Khái niệm “Long time no see” là gì?

Để hiểu tường tận về câu “Long time no see”, hãy cùng khám phá khái niệm và cả nguồn gốc của câu chào hỏi tưởng chừng rất quen thuộc nhưng lại chứa đựng rất nhiều thông tin thú vị này nhé!

1. Khái niệm của “Long time no see”

“Long time no see” là một câu chào hỏi rất quen thuộc trong cả giao tiếp Anh – Anh lẫn Anh – Mỹ. Nó có nghĩa là “lâu ngày không gặp”, thường được sử dụng để mở đầu một cuộc hội thoại khi hai hoặc nhiều người gặp lại nhau sau một quãng thời gian dài không gặp gỡ, không tiếp xúc.

Mặc dù không tuân theo cấu trúc ngữ pháp chuẩn trong tiếng Anh, thế nhưng câu “Long time no see” vẫn được đại đa số người dùng chấp nhận trong giao tiếp và được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày.

>> Tìm hiểu thêm: 100 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng cho bé dễ học

2. Nguồn gốc của “Long time no see”

Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, câu chào hỏi này không có nguồn gốc rõ ràng, nhưng có thể bắt nguồn từ một trong hai khả năng sau:

a. Xuất phát từ tiếng Anh Pidgin

Tiếng Anh Pidgin là một dạng tiếng Anh đơn giản hóa các cấu trúc và quy tắc ngữ pháp chính thống, được phát triển và sử dụng phổ biến trong cộng đồng những người không có chung ngôn ngữ giao tiếp với nhau từ những thế kỷ trước, ví dụ như giữa những người thương nhân ngoại quốc và những người không rành về tiếng Anh. Vì thế nên câu “Long time no see” xuất hiện để phản ánh một cách nói ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu và rất đặc trưng của dạng tiếng Anh Pidgin này.

b. Xuất phát từ cách nói của người Mỹ bản địa

Một số chuyên gia ngôn ngữ lại cho rằng “Long time no see” là cách nói chuyện của người Mỹ bản địa trong thời kỳ tiếp xúc với người Anh. Khi bắt đầu học tiếng Anh, họ đã sử dụng những cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhất, ghép các cụm từ trực tiếp lại với nhau để dễ dàng diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ thay vì chắp nối theo các cấu trúc, công thức ngữ pháp phức tạp.

Và dù nguồn gốc của câu này có là gì đi chăng nữa thì hiện tại “Long time no see” vẫn được phổ cập rộng rãi trong văn hóa đại chúng, xuất hiện với tần suất dày đặc trong các chương trình truyền hình, bộ phim, âm nhạc…

>> Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để thông thạo 4 kỹ năng tiếng Anh: nghe – nói – đọc – viết?

“Long time no see” thường được sử dụng trong trường hợp nào?

lâu ngày không gặp

Để hiểu rõ hơn về câu chào hỏi này, hãy cùng đọc ví dụ về đoạn hội thoại sau:

Michelle: Hey, Edward! Long time no see! How have you been? (Chào Edward! Đã lâu không gặp. Dạo này bạn thế nào rồi?).

Edward: Oh Michelle! It’s been ages! I’m doing well, just been really busy with my startup. And how about you? (Ôi Anna. Đã lâu lắm rồi nhỉ! Mình vẫn ổn, chỉ là mình thật sự bận rộn với dự án khởi nghiệp của mình. Còn bạn thì sao?).

Michelle: I’ve been crazy with work, too. It’s so good to see you again. (Mình cũng phát điên với công việc đây. Thật vui vì có thể gặp lại bạn).

Edward: So are you free? Let’s go drink coffee together! (Vậy thì bạn có rảnh không? Chúng ta cùng đi uống cà phê chứ).

Michelle: Sounds great! Let’s do it. (Nghe hay đấy! Làm vậy đi).

Qua đoạn hội thoại trên, dễ thấy câu “Long time no see” thể hiện cảm giác gần gũi, thân thiết. Nó thường đi cùng với sự bất ngờ, ngạc nhiên hoặc vui mừng khi được gặp lại ai đó sau khoảng thời gian dài không gặp.

Đây là cách chào hỏi thân thiện và được dùng trong những tình huống gia tiếp không trang trọng, chẳng hạn như khi bạn gặp lại người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũ… sau một thời gian xa cách.

>> Tìm hiểu thêm: 101 bí kíp phỏng vấn tiếng Anh gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Những tình huống nào không nên dùng “Long time no see”?

Long time no see

Tuy rằng câu chào hỏi “Long time no see” rất phổ biến và thể hiện được sự thân mật, gần gũi, nhưng vẫn có một số tình huống mà người giao tiếp không nên dùng để chào hỏi. ILA sẽ điểm qua các trường hợp dưới đây để phòng tránh.

1. Trong các tình huống giao tiếp trang trọng

Khi giao tiếp với lãnh đạo, cấp trên hoặc những khách hàng, đối tác quan trọng, trong những tình huống cần thể hiện được sự chuyên nghiệp, lịch sự, câu chào hỏi “Long time no see” sẽ không phù hợp để sử dụng vì nó không chuẩn chỉnh về mặt ngữ pháp cũng như không đề cao được tính lịch sự, trang trọng của buổi gặp mặt.

2. Khi gặp một ai đó sau sự kiện, biến cố không vui

Nếu bạn vừa gặp lại một người bạn, người thân, đồng nghiệp… sau một sự kiện buồn như vừa trải qua một sự khó khăn, mất mát, có tang… thì cụm từ này cũng không phù hợp để sử dụng, bởi nó diễn tả ý nghĩa vui vẻ, lạc quan quá mức và không thể hiện được sự đồng cảm với biến cố vừa rồi.

3. Trong giao tiếp với những người không quen thuộc với văn hóa tiếng Anh

Với những người không sử dụng tiếng Anh thành thạo hoặc không quen thuộc với những từ lóng, những cách giao tiếp thân mật trong tiếng Anh, nếu bạn chào bằng câu “Long time no see” sẽ khiến họ dễ bị bối rối và không hiểu rõ ý nghĩa, tinh thần của câu chào hỏi trên.

>> Tìm hiểu thêm: Học 100 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày hiệu quả, không nhàm chán

Một số câu chào hỏi phổ biến trong giao tiếp tiếng Anh

câu chào hỏi phổ biến

Sau khi hiểu rõ câu chào “Long time no see”, hãy cùng khám phá những cách chào hỏi, mở đầu một cuộc hội thoại phổ biến khác thường được sử dụng trong tiếng Anh để bổ sung thêm vốn từ vựng của mình và giúp cho giao tiếp của bạn trở nên “mượt” như người bản xứ!

1. How’s your day going?

Câu chào hỏi “How’s your day going?” (Ngày hôm nay của bạn thế nào?) là một câu khá “an toàn”, bởi nó có thể sử dụng được trong cả trường hợp giao tiếp trang trọng và không trang trọng, khác với “Long time no see” chỉ có thể dùng trong trường hợp giao tiếp thân mật, không trang trọng. Việc hỏi ai đó về ngày hôm nay của họ diễn ra như thế nào quả thực là một ý tưởng tuyệt vời để bắt đầu một cuộc hội thoại.

2. What’s going on?

Câu “What’s going on?” (Có chuyện gì thế?) cũng chính là một lời chào, một lời mở đầu hội thoại thân thiện giúp cho cả hai bên đều không cảm thấy bối rối, lúng túng khi bắt đầu. Ý nghĩa của nó vừa là xin chào, nhưng cũng là sự quan tâm từ phía bạn bởi bạn đang biểu đạt thông điệp: “Hãy kể cho tôi nghe về cuộc sống của bạn dạo này đang như thế nào nhé!”.

3. How have you been?

Câu hỏi “How have you been?” (Dạo này bạn thế nào?) cũng được dùng tương tự như “Long time no see” khi bạn không gặp bạn bè, người thân, đồng nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Câu này cũng sẽ là một lời chào hỏi, mở đầu tuyệt vời cho một cuộc trò chuyện giữa hai người bạn lâu ngày không gặp lại.

4. Hey, man!

Đây chính là cách chào hỏi thân thiết nhất, ngắn gọn nhất và chắc chắn là chỉ có thể sử dụng trong tình huống không trang trọng. Bạn chỉ có thể sử dụng cách chào hỏi này với những người nhỏ tuổi hơn hoặc chí ít là bằng tuổi, với mức độ cực kỳ thân thiết.

5. Good to see you! – Nice to meet you!

Câu chào “Good to see you”, “Nice to meet you(Rất vui được gặp bạn) là những mẫu câu được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Anh bởi nó có thể sử dụng được trong tình huống giao tiếp trang trọng và không trang trọng. Đây là lời chào tỏ rõ sự thiện cảm, cảm xúc vui vẻ của bạn khi được gặp gỡ đối phương.

6. It’s a pleasure to meet you

Khác với “Long time no see”, câu chào “It’s pleasure to meet you” (Rất hân hạnh khi được gặp bạn) là một câu chào rất trang trọng, được sử dụng trong những tình huống giao tiếp với cấp trên, khách hàng, đối tác quan trọng cần sự chuyên nghiệp, chỉn chu. Câu chào này thể hiện rõ thái độ tôn trọng, khiêm nhường của bạn và thể hiện rõ thiện ý của bạn trong cuộc hội thoại này.

>> Tìm hiểu thêm: Mẫu câu chào hỏi bằng tiếng Anh hữu ích nhất mọi thời đại

Thông qua nội dung trên, bạn đã có thể nắm được những kiến thức liên quan đến câu chào hỏi “Long time no see”, từ khái niệm, nguồn gốc cho đến các tình huống nên và không nên sử dụng mẫu câu này trong đời sống hằng ngày. Vì ngôn ngữ chính là một phần của văn hóa, vậy nên khi học tiếng Anh, bạn cũng đang bước vào hành trình khám phá những nét văn hóa thú vị của các quốc gia nói tiếng này. Hy vọng rằng bài viết đã hé mở cho bạn một phần góc nhìn về văn hóa giao tiếp, chào hỏi của các quốc gia như Anh, Mỹ để bạn có thêm kiến thức, thông tin và cả những từ vựng mới.

Nguồn tham khảo

  1. Long time no see – Ngày truy cập: 30-9-2024
  2. Long time no see – Ngày truy cập: 30-9-2024
location map