Nếu bạn đang thắc mắc PM là chức vụ gì thì hãy nhanh tìm hiểu thuật ngữ đầy thú vị này. Vị trí này đóng vai trò rất quan trọng trong tổ chức và có thể đảm nhiệm những trọng trách khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn biết rõ nhân viên PM là gì và những chức vụ có liên quan trong tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Định nghĩa PM là chức vụ gì?
PM là viết tắt của chức vụ gì? PM là viết tắt của project manager, nghĩa là “quản lý dự án”. Vậy chính xác thì PM là nghề gì và có nhiệm vụ như thế nào?
1. Project manager là gì?
Project manager /ˌprɒdʒ.ekt ˈmæn.ɪ.dʒər/ là người đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, giao nhiệm vụ, quản lý và hoàn thành một dự án. Quản lý dự án chỉ đạo toàn bộ nhóm từ khi bắt đầu đến kết thúc dự án và chịu trách nhiệm về thành công hay thất bại của dự án. PM là chức vụ thiết yếu trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm công nghệ thông tin (information technology), xây dựng (construction), kỹ thuật (engineering) hay chăm sóc sức khỏe (healthcare).
Ví dụ:
• In software development, a project manager coordinates teams to deliver functional applications. (Trong lĩnh vực phát triển phần mềm, người quản lý dự án điều phối nhóm để cung cấp các ứng dụng hữu ích.)
• A project manager in construction ensures that building projects are completed on time, within budget, and to the required quality standards. (Người quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng đảm bảo các dự án xây dựng được hoàn thành đúng hạn, trong phạm vi ngân sách và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu.)
>>> Tìm hiểu thêm: HR là gì? Khám phá công việc nhân sự hấp dẫn bằng tiếng Anh
2. Nhiệm vụ chính của project manager là gì?
Project manager tham gia vào toàn bộ dự án, từ lúc lên ý tưởng, lập kế hoạch, thực hiện đến lúc kết thúc. Để đảm bảo dự án được tối ưu, người quản lý dự án phải phụ trách nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm:
• Xác định phạm vi của dự án
• Duy trì đúng tiến độ
• Lên kế hoạch chi phí cho dự án và tuân thủ ngân sách
• Quản lý nguồn lực dự án (bao gồm các đội, nhóm và nhân công)
• Ghi lại tiến độ của dự án
• Giao tiếp với các bên liên quan
• Đánh giá rủi ro
• Xử lý sự cố
• Đảm bảo chất lượng nhất quán
PM là chức vụ gì? Kỹ năng nào là cần thiết để thành công?
PM đóng vai trò quan trọng đối với thành công của công ty. Nếu bạn nắm vững những kỹ năng cốt lõi dưới đây, bạn sẽ xây dựng được nền tảng tốt để thăng tiến trong vị trí này.
• Leadership (kỹ năng lãnh đạo): Bạn cần lãnh đạo một hay nhiều nhóm để đạt được mục tiêu.
• Communication (kỹ năng giao tiếp): Bạn thường là người giao tiếp đầu tiên với các thành viên trong nhóm, nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan nên kỹ năng giao tiếp hiệu quả là rất cần thiết.
• Organisation (kỹ năng tổ chức): Nghề PM cần khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc nên kỹ năng sắp xếp và tổ chức là cực kỳ quan trọng để đảm bảo dự án vận hành suôn sẻ.
• Critical thinking (tư duy phản biện): Việc phân tích và đánh giá tình hình nghiêm túc giúp ngăn chặn các vấn đề có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
• A sense of humor (khiếu hài hước): Khi tiếp cận dự án với thái độ tích cực và một chút hài hước, bạn sẽ làm giảm bớt căng thẳng và truyền thêm năng lượng tích cực cho cả nhóm.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách thuyết trình bằng tiếng Anh lôi cuốn bạn nên biết
Các chức vụ project manager phổ biến theo lĩnh vực
Rất nhiều ngành khác nhau cần đến các vị trí quản lý dự án. Kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực chắc chắn sẽ giúp bạn trở thành nhà quản lý dự án xuất sắc trong lĩnh vực của mình. Dưới đây là một số ví dụ về các vai trò quản lý dự án cụ thể.
1. Construction project manager
Nếu bạn thắc mắc construction PM là chức vụ gì thì đơn giản, đây chính là quản lý dự án trong ngành xây dựng. Trong trường hợp này, PM giám sát lịch trình xây dựng và giải quyết các chi tiết của dự án như thiết kế, giấy phép và ngân sách. Ngoài ra, construction PM còn cộng tác với các nhà cung cấp, kiến trúc sư và đội xây dựng để đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng tiến độ.
Ví dụ: As a construction project manager, she coordinates between architects, engineers, and contractors to streamline operations. (Với vai trò là người quản lý dự án xây dựng, cô ấy phối hợp giữa các kiến trúc sư, kỹ sư và nhà thầu để hợp lý hóa hoạt động.)
2. Healthcare project manager
Healthcare project manager là quản lý dự án trong ngành chăm sóc sức khỏe. Các dự án này có thể bao gồm nhiều loại dự án, từ xây dựng, vận hành đến công nghệ thông tin. Đây là một ngành phát triển nhanh với nhiều yêu cầu riêng biệt.
Ví dụ: The healthcare project manager developed a timeline to implement the new electronic health record system. (Người quản lý dự án chăm sóc sức khỏe đã lập ra mốc thời gian để triển khai hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử mới.)
3. Manufacturing project manager
Quản lý dự án trong các hoạt động sản xuất là manufacturing project manager. Vị trí này liên quan đến hoạt động và đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra thuận lợi và không ngừng cải tiến. Các khía cạnh mà manufacturing project manager cần xem xét thường xoay quanh cải tiến quy trình, thiết bị, dây chuyền sản xuất, đảm bảo chất lượng…
Ví dụ: The manufacturing project manager implemented strategies to reduce waste and improve efficiency in production. (Quản lý dự án sản xuất triển khai các chiến lược nhằm giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.)
>>> Tìm hiểu thêm: Cách viết email xin việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
4. F&B project manager
F&B project manager hay Food and Beverage project manager là quản lý dự án F&B (ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống). Nhiệm vụ của quản lý dự án này là tìm ra các vấn đề ảnh hưởng đến doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời phân tích vấn đề để tìm ra nguyên nhân gốc rễ. F&B project manager triển khai các giải pháp để cải thiện quy trình và sự hài lòng của khách hàng.
Ví dụ: The F&B project manager is responsible for overseeing the renovation of the hotel’s restaurant and bar. (Quản lý dự án F&B chịu trách nhiệm giám sát việc cải tạo nhà hàng và quầy bar của khách sạn.)
5. Hospitality project manager
Vậy hospitality PM là chức vụ gì? Đây là quản lý dự án trong lĩnh vực dịch vụ. Chẳng hạn như quản lý dự án dịch vụ khách sạn sẽ làm việc với bộ phận phát triển hoặc vận hành khách sạn. Vị trí này có thể liên quan đến công nghệ, sự kiện, xây dựng thương hiệu, kỹ thuật, tiếp thị (marketing)…
Ví dụ: Sustainability was a priority for the hospitality project manager when planning the eco-friendly resort. (Tính bền vững là ưu tiên hàng đầu của quản lý dự án dịch vụ khách sạn khi lập kế hoạch xây dựng khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường.)
>>> Tìm hiểu thêm: Cách tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh đơn giản, độc lạ
Các chức vụ tương tự PM là chức vụ gì?
Chức vụ project manager là minh chứng cho khả năng lãnh đạo, tổ chức và thúc đẩy hoàn thành dự án. Trong những công ty khác nhau, bạn sẽ gặp những tên gọi quản lý dự án khác nhau. Hãy xem qua một số chức vụ tương tự PM là chức vụ gì để hiểu rõ hơn về công việc quản lý dự án này bạn nhé.
• Project Assistant: trợ lý dự án
• Project Administrator: quản trị viên dự án
• Project Management Specialist: chuyên viên quản lý dự án
• Project Scheduler: người lên lịch dự án
• Project Planner: người lập kế hoạch dự án
• Project Risk Manager: quản lý rủi ro dự án
• Project Procurement Manager: quản lý mua sắm đấu thầu dự án
• Project Quality Manager: quản lý chất lượng dự án
• Business Analyst: chuyên gia phân tích kinh doanh
• Project Coordinator: điều phối viên dự án
• Project Expediter: người xúc tiến dự án
• Project Team Lead: trưởng nhóm dự án
• Meetings Coordinator: điều phối viên cuộc họp
• Implementation Manager: quản lý triển khai
• Change Manager: quản lý sự thay đổi
• Tactical Execution Manager: quản lý thực thi chiến lược
• Planning Manager: quản lý kế hoạch
• Project Advisor: cố vấn dự án
Sau khi hiểu rõ PM là chức vụ gì, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn và định hướng tốt hơn cho công việc này. Nếu không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiến đến những vị trí cấp cao hơn hoặc mở rộng sang những chức vụ tương tự trong tương lai.
>>> Tìm hiểu thêm: Khám phá 100+ từ vựng về nghề nghiệp tiếng Anh