HR là gì? Khám phá công việc nhân sự hấp dẫn bằng tiếng Anh

HR là gì? Khám phá công việc nhân sự hấp dẫn bằng tiếng Anh

Tác giả: Tran Trinh

Trong quy trình vận hành của doanh nghiệp, thuật ngữ HR đã trở thành một khái niệm không thể thiếu. Vậy HR là gì? Hãy cùng tìm hiểu những từ vựng tiếng Anh liên quan đến bộ phận HR để nắm vững các khái niệm cơ bản và cải thiện khả năng giao tiếp trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực bạn nhé.

HR là gì?

Trong tiếng Anh cho người đi làm và các mẫu tin tuyển dụng tiếng Anh, HR là cụm từ thường được dùng phổ biến. Vậy HR là viết tắt của từ gì?

1. Định nghĩa HR là gì?

Bộ phận HR là một trong những bộ phận cốt lõi trong bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ. Vậy bộ phận HR là gì? HR là viết tắt của từ gì? HR chính là viết tắt của Human Resources: (bộ phận/phòng) nhân sự.

Ví dụ:

• HR played a key role in organizing the company’s new employee onboarding process. (Phòng nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức quy trình tiếp nhận nhân viên mới của công ty.)

• HR is currently reviewing applications for the open position in the marketing department. (Phòng nhân sự hiện đang xem xét đơn xin việc cho vị trí đang tuyển trong bộ phận tiếp thị.) 

2. HR là làm gì?

Bộ phận HR chịu trách nhiệm tuyển dụng, sàng lọc và đào tạo ứng viên xin việc và quản lý các chương trình phúc lợi nhân viên. Mục tiêu chính của HR là hỗ trợ tuyển dụng, giữ chân, gắn kết và tăng cường năng suất chung của nhân viên trong công ty.

Các nhiệm vụ chính của HR là:

• Managing and utilizing people effectively (Quản lý và sử dụng nhân lực hiệu quả)

• Linking performance appraisals and compensation to competencies (Liên kết đánh giá hiệu quả công việc và lương thưởng với năng lực)

• Developing competencies that enhance individual and organizational performance (Phát triển năng lực nâng cao hiệu suất của cá nhân và tổ chức)

• Increasing innovation, creativity, and flexibility to boost competitiveness (Tăng cường đổi mới, sáng tạo và linh hoạt để thúc đẩy khả năng cạnh tranh)

• Applying new approaches to work process design, succession planning, career development, and inter-organizational mobility (Áp dụng các phương pháp tiếp cận mới vào thiết kế quy trình làm việc, lập kế hoạch kế nhiệm, phát triển nghề nghiệp và điều chuyển trong tổ chức)

Các chức danh trong bộ phận HR là gì?

Các chức danh trong bộ phận HR

Bộ phận HR bao gồm nhiều chức danh công việc truyền thống và mới cập nhật theo xu hướng phát triển nghề nghiệp hiện nay. Hãy cùng xem qua mô tả các chức danh nhân sự dưới đây để hiểu rõ hơn về bộ phận này và nhân viên HR là gì bạn nhé.

1. HR Intern

HR intern là thực tập sinh nhân sự. Thực tập sinh học hỏi bằng cách đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong phòng nhân sự. HR intern có thể duy trì hồ sơ nhân viên trong hệ thống thông tin công ty, sắp xếp, sàng lọc sơ yếu lý lịch, thông báo tuyển dụng và hỗ trợ thực hiện các chính sách của công ty.

Ví dụ: During her time as an HR intern, she learned how to conduct preliminary interviews and assess candidate suitability. (Trong thời gian làm thực tập sinh nhân sự, cô ấy đã học cách tiến hành phỏng vấn sơ bộ và đánh giá năng lực của ứng viên.)  

2. HR Assistant

HR assistant là trợ lý nhân sự. Nhiệm vụ chính của trợ lý nhân sự là giúp các chuyên gia nhân sự, quản lý và giám đốc hoàn thành nghiệp vụ liên quan đến nhân sự. Công việc hằng ngày của trợ lý nhân sự thường bao gồm ghi nhận khiếu nại, lương thưởng, nghỉ phép, chấm dứt hợp đồng, đánh giá hiệu suất và phúc lợi. Ngoài ra, trợ lý nhân sự cũng tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân viên.

Ví dụ: As an HR assistant, it’s important to maintain accurate employee records and update them regularly. (Là trợ lý nhân sự, điều quan trọng là phải duy trì hồ sơ nhân viên chính xác và cập nhật thường xuyên.) 

3. HR Specialist

HR specialist là chuyên viên nhân sự. HR specialist là người chuyên về một khía cạnh cụ thể trong bộ phận nhân sự, ví dụ như lương thưởng, phúc lợi hoặc nghỉ phép. Một số vị trí HR specialist thường gặp là:

Leave of absence specialist: Chuyên viên phụ trách việc nghỉ phép

• Payroll specialist: Chuyên viên tính lương

• Talent acquisition specialist: Chuyên viên thu hút nhân tài

• Onboarding specialist: Chuyên viên hướng dẫn nhân viên mới

• People analytics/HR analyst: Chuyên viên phân tích con người/phân tích nhân sự

• Mergers and acquisitions specialist: Chuyên viên về sáp nhập và mua lại

• Organizational development specialist: Chuyên viên phát triển tổ chức

• DEI specialist: Chuyên viên DEI (Diversity: Đa dạng – Equity: Bình đẳng – Inclusion: Hòa nhập)

• HRIS specialist: Chuyên viên quản trị hệ thống thông tin nguồn nhân lực (Human Resources Information System)

• Benefits administrator: Quản trị viên phúc lợi

• Compensation specialist: Chuyên viên quản lý lương thưởng

• Communications specialist: Chuyên viên truyền thông

>>> Tìm hiểu thêm: Khám phá 100+ từ vựng về nghề nghiệp tiếng Anh

bộ phận nhân sự

4. HR Manager

HR manager là gì? HR manager là trưởng phòng nhân sự. Trưởng phòng nhân sự là người đứng đầu bộ phận nhân sự, giám sát việc tuyển dụng nhân viên mới, phát triển nhân viên cấp dưới, giải quyết các yêu cầu, khiếu nại liên quan đến bộ phận nhân sự.

Ví dụ: The HR manager worked closely with the leadership team to develop policies that align with company goals and employee well-being. (Trưởng phòng nhân sự làm việc chặt chẽ với ban lãnh đạo để xây dựng các chính sách phù hợp với mục tiêu của công ty và phúc lợi của nhân viên.)

5. HR Consultant

HR consultant là chuyên gia tư vấn nhân sự. Công việc này tập trung vào việc sử dụng hiệu quả nhân sự để đạt được mục tiêu của công ty. Các chuyên gia tư vấn nhân sự giúp đưa ra các chiến lược để sử dụng hiệu quả nhất nhân sự trong công ty.

Ví dụ: An experienced HR consultant can offer tailored solutions for both small businesses and large corporations. (Chuyên gia tư vấn nhân sự giàu kinh nghiệm có thể cung cấp các giải pháp phù hợp cho cả doanh nghiệp nhỏ và tập đoàn lớn.)

6. HR là gì? HR Business Partner

HR Business Partner hay HRBP là nhân sự – đối tác kinh doanh. HRBP là chuyên gia nhân sự giàu kinh nghiệm, làm việc chặt chẽ với ban quản lý và lãnh đạo về quản lý nhân tài. HRBP tạo điều kiện cho chiến lược nhân sự vận hành trơn tru. HRBP cũng giám sát và báo cáo về lực lượng lao động của công ty.

Ví dụ: The HR Business Partner plays a critical role in talent management, including recruitment, development, and retention of key employees. (Vị trí nhân sự – đối tác kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhân tài, bao gồm tuyển dụng, phát triển và giữ chân nhân viên chủ chốt.) 

7. HR Director

HR Director

HR director là giám đốc nhân sự. Giám đốc nhân sự giám sát một khu vực hoặc nhiều địa điểm hoặc là thành viên cấp cao nhất của bộ phận nhân sự trong một công ty. HR director chịu trách nhiệm xây dựng ngân sách hằng năm, đưa ra quyết định về hệ thống nhân sự mới và đàm phán các chế độ phúc lợi cho công ty.

Ví dụ: The HR director collaborated with department heads to ensure the company’s strategic goals aligned with employee well-being. (Giám đốc nhân sự đã hợp tác với các trưởng phòng để đảm bảo các mục tiêu chiến lược của công ty phù hợp với phúc lợi của nhân viên.) 

8. Vice President of Human Resources

Vice President of Human Resources là Phó Chủ tịch phụ trách nhân sự. Phó chủ tịch phụ trách nhân sự tập trung vào mục tiêu kinh doanh và chịu trách nhiệm làm sao để các chương trình nhân sự thúc đẩy doanh thu của công ty.

Ví dụ: The Vice President of Human Resources plays a crucial role in shaping company culture and ensuring employee satisfaction. (Phó chủ tịch phụ trách nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc định hình văn hóa công ty và đảm bảo sự hài lòng của nhân viên.)

9. Chief Human Resources Officer

Chief Human Resources Officer hay CHRO là giám đốc điều hành nhân sự cấp cao, có vị trí cao hơn HR Director. CHRO sẽ phát triển các kế hoạch tuyển dụng và giữ chân nhân viên toàn diện để đáp ứng nhu cầu về nhân sự của công ty. CHRO cũng làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo để kết hợp toàn diện quản lý nguồn nhân lực với các mục tiêu kinh doanh.

Ví dụ: During the board meeting, the Chief Human Resources Officer presented a plan to enhance diversity and inclusion initiatives. (Trong cuộc họp hội đồng quản trị, giám đốc điều hành nhân sự cấp cao đã trình bày kế hoạch tăng cường các sáng kiến ​​về đa dạng và hòa nhập.) 

>>> Tìm hiểu thêm: Khám phá 100+ từ vựng về nghề nghiệp tiếng Anh 

Mẫu câu tiếng Anh cho bộ phận HR là gì?

tuyển dụng

Những mẫu câu tiếng Anh cho người làm việc trong bộ phận HR sẽ giúp bạn thích ứng với những tình huống khác nhau khi làm việc với các nhân sự khác.

1. Tuyển dụng

• We are currently looking for suitable individuals to fill this open job. (Hiện chúng tôi đang tìm kiếm những cá nhân phù hợp cho vị trí tuyển dụng này.)

If you know of anyone who may be a good fit for this role, please refer them to HR. (Nếu bạn biết ai đó phù hợp với vị trí này, vui lòng giới thiệu với phòng Nhân sự.)

• We have a rigorous recruitment process to ensure we hire the best candidates for our company. (Chúng tôi có quy trình tuyển dụng nghiêm ngặt để đảm bảo tuyển dụng được ứng viên tốt nhất cho công ty.) 

2. Hướng dẫn nhân viên mới

• Welcome to our company! We are excited to have you on board. (Chào mừng đến với công ty chúng tôi! Chúng tôi rất vui mừng khi bạn gia nhập công ty.)

Let’s get you set up for success in your new role. (Chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị cho thành công trong vai trò mới.)

• During the onboarding process, we will provide you with the necessary information to help you succeed in your new role. (Trong quá trình hướng dẫn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để giúp bạn thành công trong vai trò mới.)

3. Khen thưởng nhân viên

• We want to recognize your hard work and dedication with this Employee of the Month award. (Chúng tôi muốn ghi nhận sự chăm chỉ và cống hiến của bạn qua giải thưởng Nhân viên của tháng này.)

• Your contributions have not gone unnoticed, and we appreciate all that you do for our company. (Những đóng góp của bạn đều được ghi nhận và chúng tôi trân trọng mọi việc bạn làm cho công ty chúng tôi.)

• We value employees who go above and beyond their duties, such as yourself. (Chúng tôi trân trọng những nhân viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, giống như bạn vậy.)

4. Hành động kỷ luật

• We need to have a conversation about your recent behavior/performance. (Chúng ta cần bàn về hành vi/hiệu suất công việc gần đây của bạn.) 

• We have noticed a pattern of behavior that is not in line with our company’s values and expectations. (Chúng tôi nhận thấy có hành vi không phù hợp với các giá trị và kỳ vọng của công ty.) 

• As per our company policies, we may need to take disciplinary action if these issues continue. (Theo chính sách của công ty, chúng tôi có thể phải thực hiện hành động kỷ luật nếu những vấn đề này vẫn tiếp diễn.)

>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh giao tiếp cơ bản qua các tình huống hàng ngày 

Hiểu rõ HR là gì, những vị trí trong bộ phận HR là gì và mẫu câu thông dụng liên quan đến HR sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận thông tin và tài liệu chuyên ngành. Ngoài ra, bạn sẽ có thêm cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp và tương tác với những bộ phận khác trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nguồn tham khảo

location map