11 cách dạy trẻ chậm nói, mẹ nhàn tênh con líu lo

Cách dạy con của người Nhật khi bị bạn đánh.

Tác giả: Ha Hoa

Chậm nói là một rối loạn giao tiếp mà nhiều trẻ nhỏ gặp phải. Thật đáng buồn vì tỷ lệ bé chậm nói có xu hướng tăng lên theo sự phát triển của xã hội. Làm thế nào để giúp con đạt được các cột mốc ngôn ngữ theo đúng lứa tuổi? ILA chia sẻ 11 cách dạy trẻ chậm nói để ba mẹ áp dụng ngay tại nhà.

Khi nào bé biết nói?

Ngay từ khi chào đời, bé đã có khả năng phát ra rất nhiều âm thanh, chẳng hạn như tiếng thủ thỉ, khóc, ríu rít, reo hò… Tới mốc 1 năm tuổi (có những bé sớm hơn), phần lớn các bé sẽ nói ra từ đầu tiên.

Mỗi trẻ có sự phát triển không giống nhau. Có bé biết nói sớm nhưng cũng có những trẻ nói muộn hơn. Vậy nhưng, nếu con đã bước qua cột mốc phát triển ngôn ngữ quá lâu mà vẫn chưa nói được như các bạn đồng trang lứa thì ba mẹ cần tìm hiểu cách dạy trẻ chậm nói.

Cách dạy trẻ chậm nói như thế nào?

>>> Tìm hiểu thêm: 100 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho bé + 5 bí kíp học tốt nhất

Cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Để biết được con có chậm nói hay không, bạn cần nắm được các cột mốc ngôn ngữ của trẻ em nói chung. Bạn đừng so sánh con mình với những đứa trẻ cùng trang lứa, bởi vì có những đứa trẻ phát triển sớm hơn.

Thay vào đó, hãy đối chiếu với các cột mốc sau:

Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Phát ra âm thanh thủ thỉ, khóc và mỉm cười.

Bé từ 4 đến 6 tháng tuổi: Phản ứng với những thay đổi trong giọng nói; di chuyển mắt về hướng có âm thanh; có thể thủ thỉ, bập bẹ và cười.

Trẻ 6 đến 12 tháng chơi: Nói được một hoặc hai từ, sử dụng các cử chỉ như vẫy tay tạm biệt, với tay để được bế và lắc đầu “không”.

Trẻ mới biết đi từ 1 đến 2 tuổi: Làm theo các hướng dẫn cụ thể, hiểu câu hỏi, trả lời câu hỏi, chỉ vào các bộ phận cơ thể hoặc hình ảnh trong sách khi được hỏi, sử dụng các từ mới…

Bé từ 2 đến 3 tuổi: Làm theo nhiều hướng dẫn; biết các từ chỉ người, địa điểm, đồ chơi và hành động quen thuộc; biết chơi giả vờ…

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi: Hiểu các khái niệm về thời gian; làm theo những hướng dẫn dài hơn, phức tạp hơn; trả lời các câu hỏi đơn giản; có thể nói về những gì đã xảy ra trong ngày.

Trẻ 4 đến 5 tuổi: nhận biết và đáp lại tên của mình; hiểu các từ chỉ màu sắc và hình dạng; hiểu các mối quan hệ trong gia đình như anh, chị, cô, chú, ông bà; sử dụng ngôn ngữ cho nhiều mục đích (chào hỏi, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi…).

Thế nào là trẻ chậm nói?

Trẻ chậm nói có biểu hiện như thế nào?

Dựa vào các cột mốc nêu trên, bạn có thể nhận biết được con gặp khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ hay không để áp dụng các cách dạy trẻ chậm nói. Nhìn chung, những đứa trẻ chậm nói bắt đầu nói muộn hơn những bé cùng tuổi khác.

Trẻ được coi là chậm nói nếu đã đủ 18 tháng tuổi mà không thể nói quá 10 từ. Bé có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt hoặc hiểu người khác đang nói gì.

Các dấu hiệu phổ biến của tình trạng chậm nói gồm có:

• Không bập bẹ khi được 15 tháng tuổi

Khi được 2 tuổi, bé không nói chuyện

• Không có khả năng nói những câu ngắn khi được 3 tuổi

• Gặp khó khăn khi làm theo chỉ dẫn cụ thể

• Khó nói thành lời hoặc phát âm kém

• Khó kết hợp các từ lại với nhau trong một câu

• Nói các câu vô nghĩa (thêm hoặc bớt từ)

Theo các chuyên gia ngôn ngữ, chứng chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân như suy giảm thính giác, tự kỷ, mắc chứng bại não, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, rối loạn tăng động giảm chú ý

>>> Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ giúp bé nói hiệu quả

Cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả

Dạy trẻ chậm nói tại nhà chưa bao giờ là đơn giản. Thế nhưng nếu ba mẹ kiên trì đồng hành cùng con, chắc chắn sẽ mang lại cho bé những kết quả đáng kinh ngạc. Hãy áp dụng hướng dẫn cách dạy trẻ chậm nói đơn giản ngay sau đây bạn nhé:

Phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà.

1. Chơi và tương tác cùng con hàng ngày

Trẻ em học tốt nhất thông qua vui chơi. Chơi là một cách đơn giản để bạn dạy con các khái niệm về màu sắc, hình dạng, đồ chơi, động vật, hành động…

Dù có bận rộn đến đâu, mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để chơi cùng con. Đó là món quà tốt nhất mà bạn có thể tặng cho con mình, giúp bé phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cũng như giao tiếp.

Trong quá trình chơi cùng con, hãy tương tác với bé. Gọi tên các đồ chơi, hướng dẫn bé sử dụng, cùng chơi trò đó với con, thể hiện cảm xúc vui mừng, hân hoan khi chơi với bé…

2. Thường xuyên đưa con đi chơi ngoài trời

Ba mẹ nên đưa con ra ngoài chơi.

Cách dạy trẻ chậm nói giảm chú ý là gì? Bạn không cần thiết phải mua cho bé quá nhiều đồ chơi (nếu nhiều quá thường khiến con phân tâm). Ngược lại, nên chọn cho con đồ chơi có tính mở và có thể chơi theo nhiều cách khác nhau để thúc đẩy tương tác xã hội.

Mặt khác, nên dành nhiều thời gian để đưa con đi chơi ngoài trời sẽ tốt hơn nhiều so với chỉ ở nhà. Thường xuyên dạo chơi công viên, khu vui chơi trẻ em… chính là cơ hội giúp con có cơ hội được lắng nghe, quan sát và phát huy trí tưởng tượng.

Thiên nhiên có thể kích hoạt nhiều giác quan. Con được thoải mái nhìn ngắm, nghe, ngửi, chạm… Cách này tốt cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ.

>>> Xem thêm: 13 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép

3. Cách dạy trẻ chậm nói: Đọc sách cho con nghe

bé đọc sách

Ba mẹ hãy dành thời gian để đọc sách cho con nghe mỗi ngày, càng nhiều càng tốt! Đây chính là phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Đọc sách đã được chứng minh là có thể thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy rằng việc đọc sách tranh cho trẻ nghe sẽ giúp con tăng vốn từ vựng nhiều hơn là chỉ nghe lời nói của người lớn.

Theo một nghiên cứu năm 2019, chỉ đọc một cuốn sách mỗi ngày có thể giúp bé tiếp xúc với hơn 1,4 triệu từ so với những bé không được đọc cho nghe.

Đọc sách cũng giúp tạo sự gắn kết giữa ba mẹ và con cái đồng thời tăng cường sự chú ý của bé. Lúc đầu, con bạn có thể dễ bị phân tâm và vặn vẹo trong giờ đọc.

Tuy nhiên, theo thời gian, bé sẽ học được cách tập trung trong suốt thời gian bạn đọc. Do vậy, với những bé chậm nói và có biểu hiện của tăng động giảm chú ý, bạn nên thường xuyên áp dụng phương pháp này.

4. Hát cho bé nghe những bài hát vui nhộn

Học tiếng anh cho bé 3 tuổi qua bài hát.

Các chuyên gia ngôn ngữ cho rằng hát cho con nghe những bài hát giàu vần điệu hoặc vui nhộn là cách hiệu quả để dạy cho trẻ chậm nói.

Ba mẹ hãy lựa chọn những bài hát thiếu nhi, các bài đồng dao phù hợp với độ tuổi của con. Nếu không biết hát, bạn có thể bật radio cho bé nghe, mặc dù trực tiếp hát sẽ hiệu quả hơn.

Đây là một phần quan trọng trong hoạt động trị liệu ngôn ngữ, được các chuyên gia khuyên ba mẹ nên thực hiện hàng ngày. Phương thức này giúp bé mở rộng vốn từ, học thêm các khái niệm và rèn luyện trí nhớ.

>>> Tìm hiểu thêm: 22 lời bài hát tiếng Anh sôi động dễ thuộc dành cho bé yêu

2 tuần học thử miễn phí

5. Dạy bé bắt chước các từ đơn giản

Một trong những cách dạy trẻ chậm nói được các bà, các mẹ áp dụng thành công là dạy con bắt chước.

Ngay từ khi bé tập nói (giai đoạn trước 3 tuổi), ba mẹ nên dạy bé bắt chước các âm thanh đơn giản: tiếng kêu của các con vật gần gũi, tập làm ca sĩ bằng trò luyện thanh với các âm a, á, a, ơ, ớ, ờ, tập gọi tên các bộ phận trên cơ thể, gọi tên những người thân trong gia đình…

Học tiếng anh cho bé 3 tuổi là chuyện cần thiết.

6. Tận dụng mọi cơ hội để nói chuyện với con

Để bé có thể phát triển khả năng ngôn ngữ, ba mẹ là người có vai trò rất quan trọng. Bạn có thể làm việc này bằng cách thường xuyên trò chuyện cùng con cho dù có thể là một chiều.

Trong các hoạt động hàng ngày như ăn sáng, thay quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh… bạn hãy vừa làm vừa nói chuyện với con:

• Hôm nay con muốn mặc quần áo màu gì nào? Màu cam được không?

• Con thích ăn món nui mẹ nấu chứ?

• Chúng ta sẽ tắm nhanh rồi sau đó cùng nhau đi dạo nhé con yêu!

Có rất nhiều câu chuyện mà bạn có thể nói với con hàng ngày. Điều này giúp bé học tập từ vựng. Lâu dần, bộ não của bé ghi nhớ và đến giai đoạn “chín muồi”, con sẽ nói được những từ đó.

>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 300+ từ vựng tiếng Anh cho bé theo từng chủ đề

7. Cách dạy trẻ chậm nói: Áp dụng kỹ thuật tự nói chuyện

Áp dụng kỹ thuật tự nói chuyện

Đây là cách dạy trẻ chậm nói được các chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu trên thế giới khuyên ba mẹ nên thực hiện hàng ngày.

Tự nói chuyện là một kỹ thuật được sử dụng trong suốt các hoạt động trị liệu ngôn ngữ. Hiểu một cách đơn giản là hãy nói về những gì bạn đang làm. Ví dụ như khi bạn và con đang chơi bóng, có thể áp dụng kỹ thuật này như sau:

Mô tả nó là gì: Đây là một quả bóng nè con!

Nói cho con biết bạn nhìn thấy gì: Quả bóng này có hình tròn, màu trắng

Mô tả hành động bạn đang thực hiện: Chúng ta có thể dùng quả bóng này để chơi trò đánh bóng, ném bóng, đá bóng…

Bạn cảm thấy thế nào khi chơi bóng: Ba/mẹ rất thích đá bóng…

Nói với con những gì bạn nghe thấy: Ba/mẹ nghe thấy tiếng bóng rơi bộp bộp, tiếng bóng vút bay…

Khi bạn nói về tất cả những điều này, bé sẽ học được từ mới, cách diễn đạt ngôn ngữ. Áp dụng kỹ thuật này, ba mẹ chỉ nên nói ngắn gọn, đơn giản cho bé dễ hiểu. Bạn có thể sử dụng kèm với các từ bộc lộ trạng thái, cảm xúc khi nói để con thấy thích thú hơn.

Dạy tiếng anh cho bé 3 lớp như thế nào?

8. Tạo cơ hội cho con sử dụng ngôn ngữ

Đây là một kỹ thuật mà các nhà trị liệu ngôn ngữ sử dụng để khuyến khích trẻ sử dụng các kỹ năng giao tiếp.

Bạn hãy đặt đồ chơi, đồ ăn, những thứ mà con yêu thích trong tầm mắt nhưng ngoài tầm với của bé. Điều này gợi cho con sự chú ý và tạo cơ hội cho bé sử dụng lời nói hoặc các hành động để con có thể yêu cầu món đồ mà mình thích.

9. Cách dạy trẻ chậm nói: Áp dụng kỹ thuật nói chuyện song song

Với những bé đã có thể nói được một số từ nhất định nhưng còn ít ỏi, bạn cần phát triển vốn từ cho con bằng cách áp dụng kỹ thuật nói chuyện song song. Ví dụ:

Nếu con nói sữa, bạn nên nhớ nói với bé: Con muốn uống sữa à?

Nếu bé nói bế, ba mẹ nói với con: Con có muốn ba/mẹ bế đi chơi không?

Nếu con nói quả bóng, bạn nên: quả bóng màu vàng, mình chơi trò ném bóng nhé…

Tùy vào độ tuổi cũng như khả năng nói chuyện của bé mà bạn áp dụng kỹ thuật này để nâng cao khả năng nói của con. Song, để hiệu quả, chỉ nên nói từ đơn giản hoặc câu ngắn.

>>> Tìm hiểu thêm: Top 20 truyện tiếng Anh cho bé hay và ý nghĩa nhất

10. Cách dạy trẻ chậm nói: Cho bé lựa chọn

Cách dạy trẻ chậm nói: Cho bé lựa chọn

Ba mẹ cũng có thể khuyến khích giao tiếp bằng cách cho con lựa chọn. Giả sử bạn có hai loại đồ chơi, hãy hỏi con xem bé muốn chọn loại nào. Khi con chỉ tay hoặc dùng cử chỉ để đáp lại, hãy khuyến khích bé dùng từ ngữ để thể hiện mong muốn của mình.

11. Hạn chế cho con dùng các thiết bị điện tử

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy thời gian sử dụng thiết bị di động tăng lên có liên quan đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ 18 tháng tuổi. Các chuyên gia chỉ ra rằng không nhìn chằm chằm vào màn hình, tương tác với người khác là cách tốt nhất để phát triển ngôn ngữ.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến khích bé từ 2 đến 5 tuổi xem tivi không quá 1 giờ mỗi ngày và ít thời gian hơn đối với trẻ nhỏ.

Nên hạn chế cho bé dùng các thiết bị điện tử.

ILA đã chia sẻ tới ba mẹ 11 cách dạy trẻ chậm nói giúp mẹ nhàn tênh, con nói líu lo. Nếu sau một thời gian áp dụng, bạn thấy việc tập nói của bé không tiến triển, nên đưa con đến bệnh viện thăm khám. Các bác sĩ trị liệu ngôn ngữ sẽ xác định vấn đề mà con đang gặp phải là gì, đồng thời có biện pháp trị liệu phù hợp.

Nguồn tham khảo

location map