Trẻ kém tập trung chú ý dường như là một “thách thức” đối với các bậc cha mẹ. Sự thật thì sự tập trung cũng là một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần được rèn luyện thường xuyên. Muốn vậy, cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân và tìm ra cách giúp trẻ tập trung khi học với những gợi ý của ILA dưới đây.
Vì sao cần biết cách giúp trẻ tập trung khi học?
Sự tập trung là kỹ năng cần thiết để thành công trong học tập và cuộc sống. Khi tập trung, trẻ học hỏi, lưu giữ thông tin và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trẻ tập trung thường có suy nghĩ chín chắn và đưa ra quyết định tốt hơn.
Cách giúp trẻ tập trung khi học cũng rất quan trọng để phát triển các kỹ năng xã hội. Tập trung vào một nhiệm vụ giúp trẻ tương tác với người khác và làm việc cùng nhau hiệu quả hơn. Điều này giúp trẻ tự tin và ý thức tốt về bản thân mình.
>>> Tìm hiểu thêm: 15 cách dạy con nghe lời răm rắp, ba mẹ nhàn tênh
Dấu hiệu của trẻ không tập trung khi học
Một đứa trẻ không tập trung không có nghĩa là bé “có vấn đề”. Thế nhưng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và sinh hoạt thường ngày của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu mà cha mẹ nên biết để xem con mình có mất tập trung hay không.
1. Thường nhìn vào chỗ khác
Thay vì tập trung làm bài tập, bé thường nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc khoảng không khác.
2. Không thể duy trì mạch suy nghĩ
Khi trẻ kể về một sự việc hoặc câu chuyện, trẻ thường kể những điều không liên quan mà chính bản thân con cũng không nhận ra. Nếu bị ngắt lời, trẻ khó nhớ được mình đang kể đến đâu.
3. Trẻ kém tập trung cần phải hướng dẫn nhiều lần
Trẻ thường bị phân tâm và phải được hướng dẫn nhiều lần về bài tập cần làm. Bé cũng mất nhiều thời gian để hoàn thành bài tập hơn bình thường.
4. Không tập trung lắng nghe
Khi bạn dạy con học, con dường như đang nhìn vào thứ khác và không phản ứng với những gì bạn nói.
5. Cảm thấy bồn chồn nên cần biết cách giúp trẻ tập trung khi học
Khi làm bài tập về nhà, bé không chịu ngồi yên mà luôn bồn chồn giống như có những việc khác để làm.
6. Làm nhiều bài tập cùng một lúc
Trẻ thường làm cùng lúc bài tập ở tất cả các môn học chứ không tập trung hoàn thành bài tập ở từng môn học cụ thể.
7. Không sắp xếp và giữ gìn được đồ đạc của mình
Trẻ thường bối rối và không biết cách sắp xếp đồ dùng học tập của mình trước khi đến trường. Bé liên tục làm mất đồ ở lớp.
>>> Tìm hiểu thêm: Dạy tư duy phản biện cho trẻ để trở nên bản lĩnh hơn
Nguyên nhân trẻ kém tập trung là gì?
Để biết cách giúp trẻ tập trung khi học, bạn không chỉ quan tâm đến những biểu hiện của bé mà cần tìm hiểu nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ không thể tập trung học tập như sau:
1. Rối loạn tăng động giảm chú ý
Trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là những trẻ có hệ thần kinh không đồng nhất. Điều này cho thấy hệ thần kinh của trẻ không điển hình như các bạn cùng lớp. Khả năng tập trung và duy trì sự tập trung tinh thần nhất quán của trẻ bị suy giảm. Trẻ dễ bị xao nhãng từ các nguồn gây mất tập trung, dù là bên trong hay bên ngoài.
2. Cách giúp trẻ tập trung khi học nếu phương pháp học tập chưa đúng
Thông thường, các yếu tố gây xao nhãng có liên quan đến cách học của trẻ. Mỗi đứa trẻ có những cách học khác nhau. Có trẻ học bằng thị giác, thính giác hoặc thông qua thực hành. Nếu cách dạy của thầy cô chưa phù hợp với cách tiếp thu của con, con sẽ dần mất chú ý và không hiểu bài.
3. Nội dung học không phù hợp với trình độ của bé
Trẻ không tập trung có thể đến từ việc nội dung bài học quá khó hoặc quá dễ so với trình độ của bé. Nếu cảm thấy bài học ở trường chưa đủ hứng thú, trẻ sẽ không quan tâm và không tập trung vào bài học.
Ngược lại, nếu bài học quá khó thì bé sẽ mau nản, thích ngồi chơi hoặc làm phiền bạn khác. Từ đó kết quả học tập ngày một sa sút.
4. Dinh dưỡng kém, thiếu ngủ
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập trung của trẻ trong học tập. Ngay cả người lớn cũng khó mà tập trung khi đói. Trẻ em cũng vậy. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ không thể tập trung khi đói bụng. Do đó, bé có mức độ chú ý thấp và hay gặp vấn đề về hành vi kỷ luật trong nhà trường.
Ngoài ra, giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng với trẻ nhỏ. Khi không được ngủ đủ giấc, trẻ sẽ bị mất tập trung và mắc nhiều lỗi sai hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Bỏ túi phương pháp dạy bé viết chữ cái tiếng Việt
Cách giúp trẻ tập trung khi học hiệu quả
Dù vấn đề của trẻ kém tập trung là gì thì vẫn luôn có những cách giúp trẻ tập trung chú ý trong từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một vài phương pháp dạy trẻ kém tập trung mà bạn có thể tham khảo.
1. Làm sao để con tập trung học? Hiểu cách trẻ tiếp nhận thông tin
Phương pháp học tập yêu thích của con bạn là gì? Một số trẻ sẽ xử lý thông tin dễ dàng khi nhìn thấy, nghe thấy hoặc cần có kiến thức thực tế về thông tin đó. Biết rõ phong cách học tập của con sẽ giúp bạn biết cách giúp trẻ tập trung khi học tốt hơn.
Ví dụ:
• Trẻ học bằng thị giác sẽ hiểu thông tin tốt hơn khi thấy nó. Để bé có thể tập trung, bạn nên làm thẻ ghi nhớ bằng cách viết chúng ra và đưa cho con xem. Trẻ sẽ học những khái niệm nhanh hơn nhiều.
• Nếu trẻ học bằng thính giác, hãy cho bé đọc to bài học hoặc nghe người khác đọc. Nghe nhạc cũng là một trong những cách giúp con học tập trung hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Tiết lộ 11 cách dạy trẻ đọc nhanh siêu hiệu quả
2. Đảm bảo dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, cách giúp trẻ tập trung khi học
Ăn thực phẩm lành mạnh có mối liên hệ trực tiếp đến khả năng tập trung của trẻ. Ăn đồ ăn vặt với thực phẩm nhiều đường sẽ khiến trẻ nhanh đói, uể oải. Thực phẩm giàu protein như trứng, thịt nạc, hạnh nhân… sẽ nâng cao nhận thức và tăng cường độ tập trung.
Cách giúp con học tập trung là cha mẹ cũng nên đặt ra thời gian đi ngủ nhất quán. Hạn chế thiết bị điện tử trước giờ ngủ của con. Giường ngủ thoải mái với gối mềm, nệm êm hoặc bất kỳ điều gì giúp trẻ thư giãn ngủ ngon. Trẻ từ 6 – 13 tuổi được khuyến nghị ngủ từ 9 – 11 giờ mỗi đêm. Ngoài ra, một giấc ngủ ngắn 30 phút sau giờ học buổi trưa sẽ giúp con tăng khả năng tập trung.
3. Giới hạn thiết bị điện tử, cách giúp trẻ tập trung chú ý
Lạm dụng các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại, ti vi… sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng chú ý của trẻ. Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy trẻ 5 tuổi dành từ 2 giờ trở lên trước màn hình có nguy cơ mắc chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) cao gấp 7,7 lần.
Làm sao để con tập trung học? Cha mẹ nên đặt ra các quy định về thời gian dùng thiết bị điện tử như sau:
• Có thời gian hoặc khu vực sẽ không dùng đồ công nghệ trong nhà.
• Dùng ứng dụng quản lý thời gian trên thiết bị điện tử của trẻ.
• Không để ti vi trong phòng ngủ.
• Khi trẻ đi ngủ, cả nhà nên bật thật nhỏ tiếng tivi hoặc tắt hẳn để bé không bị xao nhãng bởi âm thanh.
4. Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý bằng việc khen thưởng
Sự khuyến khích hoặc phần thưởng khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ là động lực rất lớn đối với trẻ mắc ADHD. Bạn hãy sử dụng lời khen ngợi để khuyến khích con thay đổi hành vi khó khăn thành hành vi mong muốn.
Trẻ em có nhiều khả năng lặp lại hành vi được khen ngợi. Bạn nên khen ngợi vào sự nỗ lực của bé nhiều hơn là kết quả. Nỗ lực sẽ là điều đưa trẻ đến thành công.
>>> Tìm hiểu thêm: 6 cách động viên tinh tế thể hiện sự tự hào với con trẻ
5. Cách giúp trẻ tập trung khi học là giữ không gian học tập yên tĩnh
Trẻ kém tập trung nếu môi trường học tập không được yên tĩnh. Bạn nên chú ý đến thời gian học tập của con và cố gắng giữ cho ngôi nhà yên tĩnh trong thời gian này.
Ví dụ, trẻ đang ở trong phòng học nhưng luôn bị xao nhãng bởi âm thanh của chương trình truyền hình yêu thích trên ti vi. Bạn nên tắt chúng để trẻ tập trung tốt hơn.
6. Làm từng việc một, phương pháp dạy trẻ kém tập trung
Một trong những cách cách giúp trẻ tập trung khi học là làm từng việc một. Điều này giúp trẻ tập trung vào bài học trước mắt và không bị phân tâm bởi những thứ khác. Khuyến khích con tập trung vào một bài tập cụ thể và hoàn thành nó trước khi chuyển sang bài tập tiếp theo.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu tại nhà hiệu quả nhất
7. Cách giúp trẻ tập trung khi học: Chia thời gian học thành những buổi ngắn
Thay vì cố gắng tăng khả năng tập trung ngắn hạn của con, hãy thử chia thời gian học thành các buổi học ngắn. Ví dụ, bạn có thể cho con học 15 phút mỗi ngày. 15 phút tập trung hoàn toàn tốt hơn nhiều so với một giờ học không tập trung. Buổi học ngắn hơn giúp trẻ ít có khả năng bỏ cuộc giữa chừng và có động lực hơn để hoàn thành việc học. Đây cũng là khoảng thời gian mà bạn có thể sắp xếp vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
8. Hoạt động thể chất, cách giúp con học tập trung hiệu quả
Các nghiên cứu cho thấy ngay cả những bài tập trí não hay các hoạt động thể chất đơn giản cũng góp phần tăng cường khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ, hành vi và khả năng chú ý. Bạn hãy khuyến khích bé tham gia thể thao hoặc tạo cơ hội vui chơi tích cực ở ngoài trời để thúc đẩy sự tập trung tốt hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách nói về môn thể thao yêu thích bằng tiếng Anh hiệu quả
9. Dạy trẻ không tập trung bằng cách hình thành thói quen lành mạnh
Bạn hãy giúp bé hình thành một thói quen lành mạnh gồm thời gian học tập, nghỉ giải lao và thời gian giải trí đều đặn. Cách giúp trẻ tập trung khi học này còn giảm bớt sự trì hoãn ở bé.
10. Kết hợp bài tập cho trẻ giảm chú ý với sở thích của trẻ
Hãy xác định những nguyên nhân khiến bé mất tập trung và bạn có thể tận dụng chúng. Ví dụ: bạn tìm những cuốn sách khơi gợi sự quan tâm của trẻ nếu bài học là về đọc. Đây là một trong những cách giúp con học tập trung khi bạn kết hợp trí tò mò với các hoạt động giáo dục có giá trị.
11. Cách giúp trẻ tập trung khi học: Nhận thức và trò chuyện chân thành
Trung bình một đứa trẻ 2 tuổi có thể tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất trong khoảng 4-6 phút. Một đứa trẻ 6 tuổi tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất trong 10-12 phút và một đứa trẻ 12 tuổi tập trung trong 25-35 phút. Mỗi đứa trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau. Do đó, bạn không nên nóng vội tìm cách giúp trẻ tập trung khi học nếu chưa hiểu rõ nguyên nhân và hành vi của trẻ kém tập trung là gì.
Cố gắng đừng bác bỏ sự thật rằng con bạn có vấn đề về khả năng tập trung. Hãy trò chuyện chân thành với con. Nhận thức về các vấn đề như thiếu tập trung sẽ giúp nâng cao sự tự tin của trẻ và tạo động lực để giải quyết vấn đề dễ dàng hơn. Cách làm này rất hiệu quả với trẻ kém tập trung lớp lớn.
>>> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp con mạnh mẽ và độc lập
Khi bạn đã tìm ra nguyên nhân khiến trẻ không tập trung, bạn có thể tìm ra cách giúp trẻ tập trung khi học hiệu quả hơn. Điều quan trọng là nên điều chỉnh phương pháp dạy trẻ kém tập trung phù hợp. Nếu bạn cố ép trẻ phát triển với tốc độ không bình thường, bạn có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Chúc bạn thành công!