Fresher junior senior: Phân biệt để không “lạc lối” trong sự nghiệp

Fresher junior senior: Phân biệt vị trí công việc

Tác giả: Phan Hien

Khi bắt đầu đi làm, bạn thường nghe đến các thuật ngữ như fresher junior senior. Những khái niệm này không chỉ là các cấp bậc nghề nghiệp mà còn phản ánh mức độ kinh nghiệm, kỹ năng và trách nhiệm trong công việc. Hiểu đúng sự khác biệt giữa các vị trí sẽ giúp bạn xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng hơn, chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức mới và dễ dàng thăng tiến trong môi trường làm việc. Trong bài viết này, hãy cùng ILA khám phá ý nghĩa và tiêu chí của từng cấp bậc, giúp bạn tìm thấy vị trí phù hợp trên con đường phát triển của mình.

Khái niệm Fresher junior senior là gì?

Fresher junior senior được hiểu là các phân chia cấp bậc trong công việc (hay còn gọi là job leveling). Đây là hệ thống cấp bậc mà các nhà lãnh đạo hay là những người làm về quản trị nhân sự thường dùng để xác định kỹ năng, kinh nghiệm, “tuổi nghề” trong các bộ phận, phòng ban để có sự phân công chức danh, nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng.

Trong hệ thống phân cấp này, chúng ta có 3 level chính là fresher junior senior tương đương với các định nghĩa như sau:

1. Fresher là gì?

Fresher là gì?

Những nhân viên mới vào nghề hay mới tiếp xúc với lĩnh vực, hầu như chưa có kinh nghiệm trong nghề và đang vào giai đoạn làm quen với tính chất công việc. Thông thường, đây sẽ là các sinh viên vừa mới ra trường và mới bắt đầu bước vào thị trường việc làm.

Ví dụ: In our company, freshers go through a three-month training program before they start working on actual projects. (Tại công ty chúng tôi, các fresher sẽ tham gia một chương trình đào tạo ba tháng trước khi bắt đầu làm việc trên các dự án thực tế).

>>> Tìm hiểu thêm: KOL và KOC là gì? Cách phân biệt KOL và KOC đơn giản

2. Junior là gì?

Đây là những nhân viên đã có kinh nghiệm (từ 1-2 năm) trong công việc, cần tiếp tục trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng… để có thể quản trị công việc tốt hơn và vẫn cần được theo dõi, hướng dẫn trong công việc.

Ví dụ: As a junior designer, Maya is learning how to use advanced graphic tools. (Là một nhà thiết kế junior, Maya đang học cách sử dụng các công cụ đồ họa nâng cao).

3. Senior là gì?

Đây là những nhân viên có thâm niên lâu năm nhất, những người giàu kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn và là người có thể giải quyết các nhiệm vụ công việc có mức độ khó cao nhất. Thông thường, ở cấp độ senior, nhân viên có thể là người training (tập huấn) về công việc, kỹ năng cho các cấp độ thấp hơn như fresher hay junior.

Ví dụ: In my company, a senior software engineer is responsible for designing, developing, and maintaining complex software systems. (Ở công ty của tôi, kỹ sư phần mềm cấp senior chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và duy trì các hệ thống phần mềm phức tạp).

>>> Tìm hiểu thêm: Phỏng vấn tiếng Anh xin việc và gợi ý giúp bạn “auto pass”

Đặc điểm của các cấp công việc fresher junior senior

junior

Cùng tìm hiểu các tính chất khác nhau của cả ba cấp độ nhân viên fresher junior senior qua nội dung dưới đây:

Đặc tính Fresher Junior Senior
Kinh nghiệm Mới bắt đầu (0-6 tháng kinh nghiệm) 6 tháng – 3 năm kinh nghiệm Từ 3 năm kinh nghiệm trở lên
Kiến thức Nắm kiến thức cơ bản được học từ trường hay các khóa học Hiểu và áp dụng một số quy trình, kỹ thuật từ kiến thức Thành thạo các kỹ năng, kiến thức chuyên môn, hiểu sâu rộng về lĩnh vực đang làm việc
Khả năng giải quyết vấn đề Cần hướng dẫn, giám sát chặt chẽ khi gặp các vấn đề Có thể giải quyết được một số vấn đề đơn giản hoặc trung bình Xử lý tốt mọi vấn đề phức tạp, có thể đưa ra được những giải pháp, kiến nghị sáng tạo cho vấn đề
Trách nhiệm trong công việc Thực hiện cơ bản các nhiệm vụ được giao Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể, đóng góp cho dự án nhỏ Lập kế hoạch, dẫn dắt dự án, chịu trách nhiệm tổng thể cho toàn bộ đội fresher junior senior
Kỹ năng làm việc nhóm Tham gia và hỗ trợ nhóm dưới sự hướng dẫn Tham gia tích cực, bắt đầu đưa ra đề xuất để xây dựng đội nhóm Lãnh đạo nhóm, cố vấn và hướng dẫn các thành viên trong nhóm
Mức lương Thấp nhất trong ba cấp độ, thông thường là mức lương khởi điểm Mức lương trung bình, tùy thuộc vào độ đóng góp và thăng tiến trong hiệu suất làm việc Cao nhất, tương xứng với trách nhiệm và kinh nghiệm

Một số khái niệm cấp bậc công việc khác ngoài fresher junior senior

senior

Ngoài việc tìm hiểu về khái niệm các thuật ngữ như fresher junior senior, trong một số doanh nghiệp, tổ chức còn có thêm nhiều cấp bậc khác mà bạn cũng cần biết. Cùng theo dõi ở bảng sau:

Cấp bậc Mô tả Ví dụ
Intern Thực tập sinh, thường là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp, làm việc tạm thời ở một công ty hoặc doanh nghiệp, tổ chức để học hỏi kinh nghiệm từ thực tế. • I worked as an intern at a marketing agency during the summer to gain experience in digital advertising. (Tôi đã làm thực tập sinh tại một công ty marketing trong mùa hè để tích luỹ kinh nghiệm về quảng cáo kỹ thuật số)
Deputy Người giữ vị trí cấp phó trong một đội nhóm hoặc một tổ chức, có vai trò hỗ trợ và thay mặt cho cấp trên thực hiện nhiệm vụ, ra quyết định khi cần thiết.  • The Deputy Director ensures that all projects align with the company’s strategic goals and acts as the Director’s representative during key meetings. (Phó giám đốc đảm bảo rằng tất cả dự án đều phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty và đóng vai trò là người đại diện của giám đốc trong các cuộc họp quan trọng)
Leader Là trưởng nhóm, đội trưởng, lãnh đạo, có vai trò vạch ra chiến lược, lập kế hoạch và quản lý, hướng dẫn cấp dưới thực hiện những mục tiêu có trong kế hoạch. Đây cũng có thể là người lãnh đạo đội ngũ fresher junior senior trong một nhóm. • My team leader organized a weekly meeting to align everyone’s tasks and ensure the project stays on track. (Trưởng nhóm của tôi đã tổ chức một cuộc họp hằng tuần để sắp xếp công việc của mọi người và đảm bảo dự án đúng tiến độ)
Manager Là người chịu trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức và giám sát các hoạt động, nhiệm vụ trong một nhóm, một bộ phận hoặc tổ chức để đạt được những mục tiêu đề ra, đồng thời đảm bảo hiệu suất công việc cũng như sự phát triển, tiến bộ của từng nhân viên. • Elena became my company’s marketing manager when she was just 29 years old. (Elena trở thành giám đốc marketing của công ty tôi khi cô ấy mới 29 tuổi)

Mục đích phân chia các cấp bậc trong công việc

fresher junior senior

Trong mỗi doanh nghiệp, việc phân chia các level công việc theo từng bậc fresher junior thông thường mang những mục tiêu sau đây:

1. Tối ưu hóa hiệu suất trong công việc

Việc phân chia các cấp bậc, level trong công việc fresher junior senior giúp mỗi cá nhân hiểu rõ vai trò và có thể đảm nhận đúng nhiệm vụ phù hợp với kinh nghiệm, kỹ năng của mình. Những nhân viên mới (vị trí Fresher) được giao các nhiệm vụ cơ bản để học hỏi và phát triển, trong khi các nhân viên cấp bậc Junior sẽ xử lý các công việc tầm trung, còn những nhân viên cấp cao Senior sẽ tập trung vào các nhiệm vụ phức tạp, mang tính định hướng chiến lược.

>>> Tìm hiểu thêm: CRM là gì? CRM có vai trò gì đối với doanh nghiệp?

2. Đảm bảo lộ trình thăng tiến rõ ràng cho các cấp fresher junior senior

Việc phân chia các level công việc fresher junior senior sẽ giúp từng nhân viên khi vào trong công ty có được lộ trình phát triển nghề nghiệp, thăng tiến trong sự nghiệp minh bạch, rõ ràng. Điều này giúp nhân viên nhận thức được giá trị, vị trí hiện tại của mình và hiểu được mình cần làm gì để có thể đạt được những cấp độ cao hơn trong thời gian ngắn nhất.

>>> Tìm hiểu thêm: Insight là gì? Tầm quan trọng trong việc đọc vị khách hàng

3. Xây dựng được lực lượng đội ngũ cân bằng

Một đội ngũ cân bằng là một đội có sự kết hợp đồng đều giữa các cấp độ khác nhau như fresher junior senior, đảm bảo được sự đa dạng về các ý tưởng, phong cách làm việc cũng như sở hữu những khả năng xử lý tình huống khác biệt. Trong đó, vị trí senior trong đội đóng vai trò là người dẫn dắt, hỗ trợ cho các vị trí junior và fresher trong việc học hỏi, phát triển kỹ năng để tạo ra được một môi trường học tập liên tục, phát triển bền vững.

>>> Tìm hiểu thêm: Triển vọng nào cho ngành hàng FMCG tại Việt Nam?

4. Giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và phân bổ nguồn lực hiệu quả

Việc phân chia các cấp độ trong công việc như fresher junior senior giúp những nhà lãnh đạo dễ dàng phân bổ nguồn lực (nhân lực và tài chính) dựa trên năng lực thực tế của từng thành viên, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng tiến độ với hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa được chi phí.

Dù bạn là Fresher, đang từng bước khám phá nghề nghiệp, là Junior với khát khao học hỏi không ngừng, hay đã trở thành một Senior dày dạn kinh nghiệm, mỗi giai đoạn trong hành trình sự nghiệp đều mang đến những giá trị riêng. Quan trọng nhất, dù ở vị trí fresher junior senior, hãy không ngừng nâng cao năng lực, mở rộng tầm nhìn và đón nhận thử thách để tiến xa hơn trên con đường mình đã chọn. Chỉ cần kiên trì và nỗ lực, bạn sẽ chạm đến những nấc thang cao hơn và gặt hái những thành tựu xứng đáng.

Nguồn tham khảo

1. What is the meaning of Senior in Job titles – Cập nhật ngày: 03-12-2024

2. Seniority levels in Product development teams: Junior, Mid and Senior Level – Cập nhật ngày: -3-12-2024

location map