Trong lĩnh vực quảng cáo tiếp thị, KOL và KOC là những thuật ngữ phát triển rất nhanh cùng xu hướng. Vậy KOL là gì? KOC là gì? KOC và KOL khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu khái niệm, điểm khác nhau cơ bản và cách ứng dụng thuật ngữ này trong mẫu hội thoại tiếng Anh giao tiếp qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Định nghĩa KOL và KOC
KOL và KOC là những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị và truyền thông, được sử dụng để mô tả những người có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.
1. KOL là gì?
KOL là viết tắt của Key Opinion Leader, tạm dịch là “người dẫn dắt xu hướng chủ chốt”. Thuật ngữ KOL dùng để chỉ những chuyên gia trong lĩnh vực và có sức ảnh hưởng đáng kể, thường là ở môi trường trực tuyến.
KOL chia sẻ ý kiến và khuyến nghị với người khác, nhờ vào kiến thức và thành tích chuyên môn của mình. Ảnh hưởng của KOL thường là kết quả của nhiều năm kinh nghiệm, những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực và sự công nhận của công chúng.
2. KOC là gì?
KOC là viết tắt của từ gì? KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer, tạm dịch là “người tiêu dùng có sức ảnh hưởng”. KOC là những người sử dụng sản phẩm và quảng bá chúng theo nhiều cách khác nhau trên nhiều nền tảng khác nhau, thường là dưới dạng đánh giá trực tuyến.
Ý kiến và đánh giá của KOC có giá trị đối với những người tiêu dùng khác. Những người tiêu dùng khác thường sử dụng đánh giá sản phẩm từ KOC để cân nhắc quyết định mua hàng. KOC là một nghề còn khá mới nhưng đang dần trở nên phổ biến hơn ở thị trường Việt Nam và nguồn thu nhập không hề kém cạnh KOL.
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành Marketing: từ vựng “dân ngành” cần biết
Cách phân biệt KOL và KOC
Sự khác biệt giữa KOL, KOC là gì? Để hiểu rõ sự khác nhau giữa KOL và KOC, bạn cần xem xét ở nhiều khía cạnh: độ nổi tiếng, quy mô ảnh hưởng, chuyên môn và tính chủ động.
1. Độ nổi tiếng (popularity)
Các nhãn hàng thường chủ động tiếp cận KOL và mời dùng thử sản phẩm miễn phí, sau đó khuyến khích KOL quảng bá đến người tiêu dùng.
Ngược lại, KOC sẽ đứng ở vị trí của người tiêu dùng, khởi xướng quá trình sử dụng sản phẩm và đánh giá sản phẩm. Qua quá trình đánh giá sản phẩm, KOC nhận được hoa hồng từ nhãn hàng.
KOL thường được chọn cho các chiến dịch quảng bá sản phẩm quy mô lớn, còn KOC sẽ tập trung vào các hoạt động bán hàng cụ thể.
2. Quy mô ảnh hưởng (audience size)
KOL sẽ được phân cấp dựa theo số lượng follower (người theo dõi) trên các nền tảng sáng tạo nội dung số như Facebook, Instagram, Youtube và TikTok. Dưới đây là 3 dạng KOL chính:
• Nano-KOL: Đây là các chuyên gia trong lĩnh vực, có số lượng người theo dõi trên mạng xã hội nhỏ nhưng rất tích cực. Số follower của nano-KOL thường ít hơn 10.000.
• Micro-KOL: Micro-KOL có lượng người theo dõi trên mạng xã hội từ 10.000 đến 100.000. Micro-KOL cũng có lượng khán giả trung thành và mức độ tương tác cao.
• Macro-KOL: Loại KOL này có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội hơn nano và micro, hơn 100.000. Nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của macro-KOL để có thể tiếp cận được lượng khán giả lớn hơn.
Phần lớn KOC có lượng người theo dõi thấp hơn KOL. Tuy nhiên, KOC là những người nhận được nhiều sự tin tưởng từ người tiêu dùng hơn KOL. Vì vậy, ngay cả khi bạn có ít người theo dõi hơn, hiệu ứng truyền thông vẫn rất đáng kể.
>>> Tìm hiểu thêm: Học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm để nâng tầm sự nghiệp
3. Chuyên môn (expertise)
KOL đòi hỏi kiến thức chuyên sâu trong các ngành cụ thể. Chẳng hạn trong lĩnh vực thời trang, KOL thường là professional fashionista (tín đồ thời trang chuyên nghiệp), model (người mẫu) và designer (nhà thiết kế). Trong lĩnh vực mỹ phẩm, KOL có thể là dermatologist (bác sĩ da liễu) hay beauty blogger (blogger làm đẹp).
KOC không đòi hỏi kiến thức chuyên môn. KOC sẽ chủ động lựa chọn sản phẩm và thương hiệu, đưa ra các bình luận chân thật nhất và không nhất thiết phải tuân theo một kịch bản có sẵn nào từ phía nhãn hàng. Do đó, các đánh giá của KOC được xem là chân thực hơn KOL và không mang nặng tính PR.
4. Tính chủ động (proactivity)
Thông thường, những người có sức ảnh hưởng như KOL sẽ được các nhãn hàng chủ động liên hệ để mời làm quảng cáo. Các nhãn hàng khi thuê KOL sẽ trả chi phí hoa hồng bằng tiền mặt hoặc theo sản phẩm/dịch vụ được quảng cáo.
Trong khi đó, KOC sẽ chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm mình muốn dùng thử và đưa ra đánh giá, nhận xét về chất lượng và cảm nhận về sản phẩm. KOC sẽ phải tự bỏ tiền ra mua và sử dụng sản phẩm rồi sau đó nhận hoa hồng từ nhãn hàng, dựa trên số lượng đơn hàng mà KOC bán cho khách.
>>> Tìm hiểu thêm: Khám phá bộ từ vựng về môi trường tiếng Anh thông dụng nhất
Hội thoại sử dụng thuật ngữ KOL và KOC
Để tổng kết cách sử dụng KOL và KOC cũng như hệ thống lại điểm khác nhau giữa hai khái niệm này, bạn hãy xem qua đoạn hội thoại mẫu dưới đây.
Lena: Hey Jack, have you noticed how brands are collaborating more with social media influencers these days? (Này Jack, bạn có để ý thấy các nhãn hàng đang hợp tác nhiều hơn với những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội hiện nay không?)
Jack: Yeah, definitely! It’s all about the KOLs and KOCs now. (Ừ, chắc chắn là có chứ! Giờ thì mọi thứ đều xoay quanh KOL và KOC.)
Lena: KOLs and KOCs? What’s the difference between the two? (KOL và KOC sao? Sự khác biệt giữa hai khái niệm này là gì?)
Jack: Good question! KOL stands for Key Opinion Leader. These are the big names – like celebrities, experts, or industry leaders. Brands work with them because they have a massive audience and a lot of influence. (Câu hỏi hay đó! KOL là viết tắt của Key Opinion Leader. Đây là những tên tuổi lớn – như người nổi tiếng, chuyên gia hoặc những người dẫn đầu trong lĩnh vực. Các nhãn hàng hợp tác với họ vì họ có lượng khán giả đông đảo và có sức ảnh hưởng lớn.)
Lena: Got it. So KOLs are the top-tier influencers with a wide reach. But what about KOCs? (Hóa ra là vậy. Vậy KOL là những người có sức ảnh hưởng hàng đầu với phạm vi tiếp cận lớn. Nhưng còn KOC thì sao?)
Jack: KOC stands for Key Opinion Consumer. They’re like everyday people who share honest reviews and experiences with products. Their influence comes from being relatable, which really works well with smaller, targeted audiences. (KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer. Họ giống như những người bình thường chia sẻ những đánh giá và trải nghiệm thực về sản phẩm. Sức ảnh hưởng của họ đến từ sự dễ gần, điều này hiệu quả với những đối tượng mục tiêu nhỏ hơn.)
Lena: So, brands use KOLs to reach a big audience, but they rely on KOCs to build trust and authenticity? (Vậy là các nhãn hàng sử dụng KOL để tiếp cận lượng khán giả lớn nhưng lại dựa vào KOC để xây dựng lòng tin và tính xác thực?)
Jack: Exactly! KOLs might drive awareness, but KOCs can be more persuasive when it comes to getting people to actually buy something, because they seem more like regular users of the product. (Chính xác! KOL có thể nâng cao nhận thức nhưng KOC lại thuyết phục hơn khi muốn mọi người thực sự mua một thứ gì đó vì họ giống người thường xuyên dùng sản phẩm hơn.)
Lena: That’s so interesting. I guess both types of influencers play different but equally important roles in marketing. (Thật thú vị. Tôi đoán cả hai kiểu influencer này có những vai trò khác nhau nhưng đều quan trọng như nhau trong tiếp thị.)
Jack: Yup, it’s all about finding the right balance. Some campaigns even use a mix of both to maximize their impact. (Đúng vậy, điều quan trọng là có sự cân bằng. Một số chiến dịch thậm chí còn sử dụng kết hợp cả hai để tối đa hóa tác động.)
Lena: Makes sense. I’m starting to notice these collaborations everywhere now! (Cũng hợp lý. Giờ tôi thấy sự hợp tác thế này ở khắp mọi nơi!)
Jack: Next time you scroll through Instagram, see if you can tell if someone is acting as a KOL or a KOC. It’s kind of fun to spot! (Lần tới khi bạn lướt Instagram, hãy xem bạn có nhận ra ai đó đang hoạt động như KOL hay KOC không nhé. Thật thú vị khi phát hiện ra điều đó!)
Lena: I’ll definitely try that. Thanks for explaining! (Chắc chắn tôi sẽ thử. Cảm ơn đã giải thích nhé!)
>>> Tìm hiểu thêm: 98 mẫu câu tiếng Anh thông dụng trong giao tiếp
Như vậy là bạn đã có cái nhìn tổng quát về các khái niệm KOL và KOC. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của KOL và KOC trong chiến lược tiếp thị hiện đại và cách các nhãn hàng tận dụng để tiếp cận khách hàng hiệu quả.