Ngành FMCG luôn là một trong những trọng điểm kinh tế của mọi quốc gia. Mặc dù đang gặp phải muôn vàn thách thức, ngành FMCG vẫn là một động lực kinh tế quan trọng, góp phần định hình lối sống và xu hướng tiêu dùng của xã hội. Sự phát triển liên tục của ngành này sẽ tiếp tục tạo dựng nhịp đập kinh tế mạnh mẽ trong thời gian tới. Vậy FMCG là ngành gì? Lý do nào khiến nó vẫn phát triển sôi động dù đang đối mặt với nhiều khó khăn? Hãy cùng ILA tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngành FMCG là ngành gì?
FMCG là gì? Đây là từ viết tắt của fast-moving consumer goods – hàng tiêu dùng nhanh. Ngành FMCG là ngành liên quan đến các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và tiêu thụ nhanh. Những sản phẩm ở ngành hàng này thường có chu kỳ tiêu thụ ngắn, thường được mua với tần suất cao.
Các đặc điểm chính của ngành FMCG:
• Chu kỳ sản xuất và tiêu thụ nhanh chóng, thường dưới 1 năm
• Giá cả cạnh tranh và biến động theo thị trường
• Nhu cầu thị trường lớn, phân khúc rộng
• Phụ thuộc nhiều vào chiến lược marketing và phân phối
Thách thức và triển vọng của ngành FMCG tại Việt Nam
Ngành FMCG tại Việt Nam đang trên đà phát triển, phản ánh rõ nét quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước. Đây là một thị trường đầy cơ hội nhưng cũng không kém phần thách thức.
1. Động lực tăng trưởng
a. Dân số trẻ: youth population
Việt Nam có dân số trẻ, năng động, ngày càng có thu nhập cao, sẵn sàng đón nhận sản phẩm và xu hướng mới. Điều này thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đa dạng.
Ví dụ: The youth population in Vietnam is rapidly growing, representing a significant portion of the country’s workforce and driving innovation in various sectors. (Dân số trẻ ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng, chiếm một phần đáng kể trong lực lượng lao động của đất nước và thúc đẩy sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực.)
b. Quá trình đô thị hóa: urbanization
Việt Nam đã và đang trải qua tốc độ đô thị hóa nhanh chóng với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40% vào năm 2022. Dự báo rằng con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Quá trình đô thị hóa tạo ra lối sống hiện đại, bận rộn, kéo theo nhu cầu sử dụng các sản phẩm tiện lợi, nhanh chóng như thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống đóng chai, sản phẩm chăm sóc cá nhân tiện dụng.
Ví dụ: Urbanization in Vietnam has accelerated over the past decade which offer new economic opportunities and challenges. (Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã tăng tốc trong thập kỷ qua mang đến những cơ hội và thách thức kinh tế mới.)
>>> Tìm hiểu thêm: FDI là gì? Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phổ biến
c. Sự phát triển của kênh bán lẻ: evolution of retail stores
Sự bùng nổ của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối và tiếp cận sản phẩm FMCG đến người tiêu dùng.
Ví dụ: The growth of retail stores in the FMCG industry, particularly convenience stores, has significantly contributed to supporting consumers’ fast-paced lifestyles. (Sự phát triển của các cửa hàng bán lẻ trong ngành FMCG, nhất là các cửa hàng tiện lợi, đã góp phần thúc đẩy lối sống nhanh của người tiêu dùng.)
2. Những thách thức của ngành hàng FMCG tại Việt Nam
Bắt kịp xu hướng tiêu dùng toàn cầu, ngành hàng FMCG tại Việt Nam mặc dù phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức đáng kể.
a. Cạnh tranh gay gắt: intense competition
Ngành FMCG tại Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng cạnh tranh từ cả các thương hiệu nội địa và quốc tế. Các công ty phải liên tục đổi mới sản phẩm và chiến lược marketing để giữ chân khách hàng. Sự xuất hiện của các thương hiệu mới với giá cả cạnh tranh và sản phẩm sáng tạo làm gia tăng áp lực cho các nhà sản xuất truyền thống.
Ví dụ: The Vietnamese FMCG sector is a dynamic and rapidly growing market, characterized by intense competition between local and international brands. (Ngành hàng FMCG của Việt Nam là thị trường năng động và phát triển nhanh chóng, đặc trưng bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu trong nước và quốc tế.)
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành kinh tế: Từ vựng và bài tập hữu ích
b. Quản lý chuỗi cung ứng: supply chain management
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là một thách thức lớn đối với ngành FMCG. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng do dịch bệnh, thiên tai hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp hàng hóa kịp thời. Các công ty cần xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng linh hoạt và bền vững để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo nguồn cung liên tục cho thị trường.
Ví dụ: Internships with leading Canadian FMCG companies provide hands-on experience in supply chain management, giving you a competitive edge in this rapidly evolving field. (Thực tập tại các công ty FMCG hàng đầu của Canada cung cấp kinh nghiệm thực tế về quản lý chuỗi cung ứng, giúp bạn có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng này.)
c. Cạnh tranh với kênh bán lẻ mới: competition with new retail channels
Sự phát triển của thương mại điện tử và các kênh bán lẻ trực tuyến đang thay đổi cách người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm FMCG. Các công ty cần phải điều chỉnh chiến lược phân phối của mình để tận dụng tối đa các kênh bán lẻ mới này. Việc không thích ứng kịp thời có thể dẫn đến mất thị phần và giảm doanh thu.
Ví dụ: Many traditional retailers are struggling to adapt to the competition with new retail channels, such as e-commerce and mobile shopping apps. (Nhiều nhà bán lẻ truyền thống đang gặp khó khăn trong việc thích ứng với sự cạnh tranh từ các kênh bán lẻ mới, ví dụ như thương mại điện tử và ứng dụng mua sắm di động.)
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh ngành Logistics là gì? Từ vựng và cụm từ cần biết
Tại sao ngành FMCG vẫn phát triển tốt?
Có một thực tế rằng, mặc dù ngành hàng tiêu dùng nhanh đang phải đối mặt với làn sóng tẩy chay ngày càng tăng do những lo ngại về tác động môi trường, sức khỏe và xã hội, nhưng doanh số của ngành vẫn tăng trưởng tốt. Có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển bền bỉ này, bất chấp những thách thức.
1. Nhu cầu cơ bản: basic needs
Sản phẩm FMCG chủ yếu phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng, từ thực phẩm, đồ uống, sản phẩm vệ sinh cá nhân đến các sản phẩm gia dụng. Đây là những mặt hàng khó có thể thay thế hoàn toàn, bất kể xu hướng tiêu dùng có thay đổi như thế nào. Nhu cầu này tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành, ngay cả khi một bộ phận người tiêu dùng chuyển sang các lựa chọn thay thế bền vững hơn.
Ví dụ: Consumer basic needs remain the bedrock of the FMCG industry. (Nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng vẫn là nền tảng của ngành FMCG.)
2. Chiến lược marketing hiệu quả: effective marketing strategy
Ngành FMCG nổi tiếng với những chiến dịch marketing tinh vi, nhắm trúng tâm lý và hành vi người tiêu dùng. Chiến lược này liên tục đổi mới, sáng tạo trong cách tiếp cận khách hàng, từ quảng cáo truyền thống đến tiếp thị kỹ thuật số, tận dụng sức mạnh của mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến. Điều này giúp duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng và thúc đẩy hành vi mua hàng.
Ví dụ: An effective marketing strategy can significantly boost a company’s visibility and sales by targeting the right audience with the right message. (Một chiến lược tiếp thị hiệu quả có thể thúc đẩy đáng kể khả năng hiển thị và doanh số của công ty bằng cách nhắm mục tiêu đúng đối tượng bằng đúng thông điệp.)
>>> Tìm hiểu thêm: Mô hình B2B là gì? Đặc điểm của thị trường B2B là gì?
3. Hành vi người tiêu dùng: consumer behavior
Mặc dù ngày càng có nhiều người tiêu dùng quan tâm đến các vấn đề bền vững, nhưng yếu tố giá cả, tiện lợi và thói quen vẫn đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng.
Sự chênh lệch về giá cả giữa sản phẩm FMCG truyền thống và các sản phẩm thay thế bền vững cũng là một rào cản đối với sự chuyển đổi hoàn toàn của người tiêu dùng.
Ví dụ: Understanding consumer behavior is essential for businesses to tailor their products and marketing strategies to meet the evolving needs and preferences of their target audience. (Hiểu được hành vi của người tiêu dùng là điều cần thiết để các doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị của mình nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích thay đổi của đối tượng mục tiêu.)
4. Tăng cường trách nhiệm xã hội: corporate social responsibility
Nhận thức được áp lực từ dư luận và xu hướng tiêu dùng bền vững, nhiều doanh nghiệp FMCG đang nỗ lực cải thiện hình ảnh và hoạt động của mình. Họ đầu tư vào các sáng kiến phát triển bền vững, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời họ cũng tham gia các hoạt động cộng đồng và minh bạch hóa chuỗi cung ứng.
Những nỗ lực này, dù chưa triệt để, nhưng cũng góp phần xoa dịu làn sóng phản đối và duy trì niềm tin của một bộ phận người tiêu dùng.
Ví dụ: Many companies are increasingly adopting corporate social responsibility initiatives to demonstrate their commitment to ethical practices and contribute positively to the communities they serve. (Nhiều công ty đang ngày càng áp dụng các sáng kiến về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để chứng minh cam kết thực hiện các hoạt động đạo đức và đóng góp tích cực cho cộng đồng mà họ phục vụ.)
Vượt lên tất cả những khía cạnh tiêu cực đang phải đối mặt, FMCG đang ngày một đổi mới và cải thiện đáng kể để phát triển đi đôi với bảo vệ. Lý tưởng này khó có thể hiện thực hóa nếu thiếu đi một phần giúp sức từ người tiêu dùng. Do đó, chúng ta nên thích nghi trở thành người tiêu dùng thông minh để góp phần thúc đẩy sự phát triển tích cực của ngành FMCG, cũng như có tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung.