Cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21 là dấu mốc cơn bão Internet manh nha đổ bộ vào Việt Nam. Cùng với làn sóng phát triển của điện thoại thông minh, hàng loạt mạng xã hội cũng bắt đầu được khai sinh. Chỉ sau hơn 2 thập kỷ, mạng xã hội đã phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, không thua kém tốc độ bùng nổ trên toàn cầu. Từ đây social media cũng được khai sinh và bắt đầu đi sâu vào mọi ngóc ngách đời sống của xã hội. Vậy social media là gì? Thế hệ trẻ cần biết gì về social media để bắt kịp nhịp sống thời đại? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết.
Social media là gì?
Social media là phương tiện truyền thông xã hội. Thuật ngữ này đề cập đến các nền tảng và công cụ trực tuyến cho phép mọi người kết nối và tương tác với nhau. Các nền tảng này cho phép người dùng tạo lập, chia sẻ và trao đổi thông tin, nội dung, ý kiến, hình ảnh, video với cộng đồng mạng. Đồng thời tham gia vào các hoạt động tương tác khác như: nhắn tin, bình luận, thảo luận, chia sẻ… Đây là đặc điểm then chốt giúp social media đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại.
Như vậy, social media là một thuật ngữ chung để chỉ tất cả các hình thức phương tiện truyền thông trực tuyến có tính tương tác và kết nối xã hội.
Kênh social là gì? Kênh social media hay còn gọi là social media network được hiểu là mạng xã hội truyền thông. Facebook, Instagram, Zalo… đều là kênh social.
Social media bao gồm những gì?
Trong cuốn sách Social Media Marketing: A Practitioner Guide của tiến sĩ Marc Oliver Opresnik, đồng tác giả với Philip Kotler và Svend Hollensen, social media được chia làm 4 nhóm.
1. Social commerce
Mục đích chính của nhóm này là trao đổi, mua bán hàng hóa. Social commerce bao gồm các hoạt động như tìm kiếm sản phẩm, đánh giá, xếp hạng, chia sẻ, đề xuất, giao dịch, chương trình khách hàng thân thiết… Một số nền tảng social commerce phổ biến hiện nay như Instagram shopping, Marketplace, TikTok shop…
Thương mại xã hội khai thác việc sử dụng ngày càng tăng các nền tảng truyền thông xã hội để quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp đến khách hàng.
>>> Tìm hiểu thêm: Bảng động từ bất quy tắc chính xác và đầy đủ nhất
2. Social community
Kết nối và gắn kết cộng đồng người dùng có cùng mối quan tâm qua các mạng xã hội là chức năng chính của nhóm này. Một số nền tảng social community phổ biến toàn cầu có thể kể đến như Facebook, Instagram, TikTok… Các kênh này đều cho phép người dùng có thể trò chuyện, bình luận, chia sẻ ý kiến và quan điểm với nhau một cách dễ dàng.
3. Social publishing
Nhóm này có chức năng chính là truyền tải thông tin, kiến thức, kỹ năng, tin tức… Một số kênh social publishing có thể kể đến như: blog, trang thông tin điện tử, trang báo chí…
4. Social entertainment
Social entertainment mang lại những trải nghiệm giải trí mới mẻ, tương tác và tạo ra sự gắn kết cộng đồng trên các nền tảng social media. Ngoài ứng dụng được thiết kế riêng để giải trí như các ứng dụng game thì hiện nay trong mỗi nền tảng social community đều tích hợp chức năng giải trí. Ví dụ: Challenges/trends trên TikTok, livestream, trò chơi tương tác trong Messenger…
Các nhóm social media này đều có những đặc trưng, tính năng và mục đích sử dụng riêng, nhưng đều cùng góp phần tạo nên sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của các nền tảng truyền thông xã hội trong xã hội hiện đại.
>>> Tìm hiểu thêm: Bài tập thì hiện tại đơn đầy đủ và mới nhất (có đáp án)
Những nghề nghiệp liên quan đến social media là gì?
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, hàng triệu việc làm đang trên đà “tuyệt chủng” và thay vào đó những công việc mới. Tỷ lệ thuận với sự phát triển của khoa học công nghệ, social media cũng có những thay đổi lớn ảnh hưởng đến nghề nghiệp. Vậy làm social media là làm gì? Những công việc liên quan đến social media nào bạn nên quan tâm? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
1. Social Media Manager
• Nhiệm vụ: Quản lý và triển khai chiến lược social media tổng thể cho doanh nghiệp. Lên kế hoạch nội dung, lịch đăng tải, quản lý các kênh social media chính.
• Yêu cầu: Hiểu sâu về các nền tảng social media, có kiến thức marketing, kỹ năng phân tích dữ liệu, quản lý cộng đồng người dùng. Biết cách đo lường và báo cáo hiệu quả các hoạt động.
2. Social Media Specialist là gì?
• Nhiệm vụ: Chuyên sâu về 1-2 nền tảng social media chính. Tạo nội dung, quản lý tương tác và thực hiện các hoạt động trên những nền tảng đó.
• Yêu cầu: Thành thạo về thuật toán, tính năng của từng nền tảng. Có kỹ năng sáng tạo nội dung hấp dẫn, hiểu rõ hành vi người dùng. Sử dụng thành thạo công cụ phân tích, quảng cáo.
3. Social Media Content Creator
• Nhiệm vụ: Sáng tạo và biên tập các loại nội dung hình ảnh, video, text… để đăng tải trên social media.
• Yêu cầu: Khả năng sáng tạo cao, hiểu rõ tâm lý người dùng. Thành thạo về nhiếp ảnh, quay phim, thiết kế đồ họa… Biết cách khai thác điểm nhấn và xu hướng viral.
4. Social Media Advertising Specialist
• Nhiệm vụ: Lên chiến lược, thiết lập và quản lý các chiến dịch quảng cáo trên social media như Facebook Ads, Google Ads…
• Yêu cầu: Hiểu sâu về các nền tảng quảng cáo social media. Thành thạo công cụ phân tích, đo lường hiệu quả. Có khả năng phân tích dữ liệu, tối ưu chiến dịch quảng cáo.
Ngoài ra, còn có các vị trí như Social Media Assistant, Social Media Influencer… Tùy vào quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp mà sẽ có những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau cho từng vị trí. Tất cả đều nhằm mục đích quản lý, vận hành và tối ưu hóa hoạt động social media một cách hiệu quả.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách viết số thứ tự trong tiếng Anh và phân biệt với số đếm
Lợi ích của social media là gì?
Ngày nay, social media đã trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống hiện đại, từ cá nhân đến doanh nghiệp. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống thường nhật, social media còn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các lĩnh vực như chính trị, bầu cử và các sự kiện xã hội lớn khác.
1. Lợi ích của social media là gì đối với cá nhân và cộng đồng
Trước hết, đối với cá nhân, social media mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nó giúp mọi người dễ dàng kết nối, giao tiếp và chia sẻ thông tin, ý tưởng với bạn bè, gia đình. Người dùng có thể nhanh chóng cập nhật các thông tin, xu hướng mới nhất thông qua các nền tảng này. Hơn thế, social media còn là nơi để mọi người bộc lộ quan điểm, sở thích cá nhân một cách thoải mái, tìm kiếm và tham gia vào các cộng đồng chia sẻ chung sở thích.
Đối với cộng đồng, social media giúp phổ biến, truyền tải các thông tin, sự kiện một cách nhanh chóng và rộng khắp. Các nền tảng mạng xã hội còn là công cụ hiệu quả để tổ chức, huy động mọi người tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
Social media tạo ra các cơ hội mới trong việc tiếp cận và chia sẻ thông tin. Các trang mạng xã hội trở thành nơi lan truyền tin tức, ý kiến và xu hướng một cách nhanh chóng.
Nhờ vào sự bùng nổ của social media, xã hội hóa báo chí cũng được đà phát triển. Các cơ quan truyền thông ngày càng chú trọng đến việc tăng cường tương tác, lắng nghe ý kiến và phản hồi của công chúng trên các nền tảng mạng xã hội. Người dân không chỉ tiếp nhận thông tin thụ động mà còn trở thành những người tham gia chia sẻ, bình luận và góp ý, từ đó góp phần định hình nội dung truyền thông. Nhờ vậy, xã hội được cung cấp những thông tin mới nhất, đa chiều và khách quan.
>>> Tìm hiểu thêm: 100 động từ bất quy tắc thường gặp & 30 danh từ bất quy tắc phổ biến
2. Lợi ích của social media là gì đối với doanh nghiệp
Trước hết, social media giúp các doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng phạm vi khách hàng một cách hiệu quả. Thông qua các hoạt động chia sẻ nội dung, quảng cáo trên các nền tảng này, các thương hiệu có thể tiếp cận và thu hút được đối tượng khách hàng mục tiêu. Hơn nữa, social media còn giúp doanh nghiệp đa dạng hóa các kênh tiếp thị, phát triển thương hiệu một cách toàn diện.
Social media còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tương tác, xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng lắng nghe, tiếp nhận phản hồi, góp ý của khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, họ có thể cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Một lợi ích quan trọng khác của social media đối với doanh nghiệp là khả năng thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng. Các nền tảng mạng xã hội cung cấp cho các công ty công cụ theo dõi, đánh giá hành vi, nhu cầu và xu hướng của khách hàng một cách chi tiết. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh, marketing phù hợp và hiệu quả hơn.
Với những lợi ích thiết thực mà social media mang lại, các doanh nghiệp đã và đang ngày càng chú trọng đến việc xây dựng, phát triển các hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội. Đây được coi là một xu hướng không thể bỏ qua trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện đại.
Với những thông tin về social media trên, ILA hy vọng bạn đã nắm cho mình những thông tin nền tảng và thiết yếu về social media là gì. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của công nghệ thay đổi được tính bằng giây. Do đó việc nắm bắt những thay đổi để linh hoạt với biến chuyển của thời đại là một kỹ năng thiết yếu, nhất là đối với những bạn có hứng thú với social media và dự định phát triển công việc trong lĩnh vực này. Vì vậy, hãy nắm bắt những lợi ích và sự phát triển của social media để ứng dụng tối ưu vào công việc và cuộc sống hằng ngày nhé!
>>> Tìm hiểu thêm: Cấu trúc câu trong tiếng Anh thông dụng và đầy đủ nhất