FDI là thuật ngữ rất phổ biến trong giới đầu tư. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, FDI ngày càng trở được quan tâm hơn ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư và cả các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Vậy FDI là gì? Công ty FDI là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết nhất.
FDI là gì? FDI là viết tắt của từ gì?
FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment – đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư mà một cá nhân hoặc tổ chức từ một quốc gia đầu tư vào một doanh nghiệp ở quốc gia khác, thông qua việc mua lại hoặc xây dựng cơ sở sản xuất, thương mại hoặc dịch vụ. FDI thường bao gồm việc đầu tư vào cổ phần, tài sản, công nghệ và nguồn nhân lực.
Nền tảng tài chính của đầu tư là vốn. Vậy vốn FDI là gì? Vốn FDI là Foreign Direct Investment Capital – vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là số tiền mà các cá nhân, công ty hoặc tổ chức từ một quốc gia đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc dự án tại một quốc gia khác.
Ngày nay, FDI không chỉ đơn thuần là nguồn vốn đầu tư mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các nền kinh tế. Sự ảnh hưởng của FDI ngày nay thể hiện rõ ràng qua việc tạo ra việc làm, cải thiện công nghệ, phát triển hạ tầng và tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu. Do đó, FDI trở thành một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào.
Các hình thức đầu tư FDI là gì?
Hình thức đầu tư FDI rất đa dạng. Dưới đây là một số hình thức phổ biến Việt Nam.
1. Thành lập công ty con (wholly owned subsidiary)
Doanh nghiệp nước ngoài thành lập một công ty mới tại quốc gia tiếp nhận. Công ty này hoạt động độc lập và hoàn toàn thuộc sở hữu của doanh nghiệp mẹ.
• Ví dụ: Under terms of the merger agreement, Learning Co. will become a wholly owned subsidiary of Broderbund. (Theo các điều khoản của thỏa thuận sáp nhập, Learning Co. sẽ trở thành công ty con do Broderbund sở hữu toàn bộ.)
2. Mua lại và sáp nhập (mergers and acquisitions – M&A)
Doanh nghiệp nước ngoài mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác, hoặc tiến hành sáp nhập với doanh nghiệp này để mở rộng thị trường hoặc tăng cường năng lực cạnh tranh.
• Ví dụ: His principal areas of practice were mergers and acquisitions, taxation and restrictive trade practices, and investment. (Các lĩnh vực hành nghề chính của ông là sáp nhập và mua lại, thuế và các biện pháp hạn chế thương mại và đầu tư quốc tế.)
3. Nhượng quyền thương mại (franchising)
Doanh nghiệp nước ngoài cấp quyền cho doanh nghiệp khác trong việc sử dụng thương hiệu và mô hình kinh doanh của họ. Doanh nghiệp nhận nhượng quyền sẽ trả phí cho việc sử dụng thương hiệu.
• Ví dụ: The international fast-food chain decided to expand its presence in Vietnam by franchising, allowing local entrepreneurs to open and operate their own restaurants under the brand. (Chuỗi thức ăn nhanh quốc tế quyết định mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền, cho phép các doanh nhân địa phương mở và điều hành nhà hàng riêng dưới thương hiệu này.)
4. Hợp tác kinh doanh (joint ventures)
Joint ventures hay còn gọi là liên doanh – là sự kết hợp của hai hoặc nhiều bên phát triển một doanh nghiệp hoặc dự án để chia sẻ cả về vốn, lợi nhuận lẫn rủi ro.
• Ví dụ: The two companies have entered into a joint venture agreement to develop a major casino hotel in Atlantic City. (Hai công ty đã ký kết thỏa thuận liên doanh để phát triển một khách sạn sòng bạc lớn ở Atlantic City.)
5. Đầu tư theo hình thức BOT (build-operate-transfer)
Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng một cơ sở hạ tầng (đường, cầu, nhà máy, trạm thủy điện…) tại một quốc gia. Sau đó doanh nghiệp vận hành trong một khoảng thời gian nhất định rồi chuyển giao lại cho chính phủ của quốc gia đó.
• Ví dụ: In Vietnam, there are 9 thermal power plant projects built under the BOT form, with a total capacity of about 10.500 MW and a total investment of more than 16 billion USD. (Tại Việt Nam, có 9 dự án nhà máy nhiệt điện được xây theo hình thức BOT, tổng công suất khoảng 10.500 MW, tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD.)
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành kinh tế: Từ vựng và bài tập hữu ích
Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là gì?
FDI không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp mà còn có tác động sâu rộng đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận. Những lợi ích của foreign direct investment là gì? Dưới đây là những lợi ích và cụm từ tiếng Anh đi kèm.
1. Lợi ích FDI là gì đối với cá nhân, doanh nghiệp đầu tư?
a. Mở rộng thị trường: to expand the market
FDI cho phép cá nhân và doanh nghiệp mở rộng thị trường của mình ra quốc tế. Việc đầu tư vào các thị trường mới giúp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Ví dụ: Many companies use FDI as a strategy to expand the market and reach new customers in emerging economies. (Nhiều công ty sử dụng FDI như một chiến lược để mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới ở các nền kinh tế mới nổi.)
b. Giảm rủi ro tài chính: financial risk mitigation
Đầu tư vào nhiều quốc gia và lĩnh vực khác nhau giúp giảm thiểu rủi ro tài chính. Khi một khu vực hoặc ngành hàng gặp khó khăn bởi thị trường, chính trị, dịch bệnh… các khoản đầu tư nơi khác vẫn hoạt động và mang lại lợi nhuận. Điều này không chỉ giúp họ bảo vệ tài sản mà còn tận dụng những cơ hội sinh lời mới.
Ví dụ: Implementing a diversified investment strategy is an effective way to achieve financial risk mitigation, as it spreads potential losses across various assets. (Thực hiện một chiến lược đầu tư đa dạng là một cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro tài chính, vì nó phân tán các khoản lỗ tiềm năng trên nhiều tài sản khác nhau.)
c. Nâng cao năng lực cạnh tranh: build competitive advantage
Đầu tư nước ngoài giúp cá nhân và doanh nghiệp có cơ hội học hỏi từ các thị trường khác. Họ có thể cải thiện kỹ năng quản lý, đổi mới sáng tạo và mở rộng mạng lưới quan hệ. Việc tiếp xúc với các phương pháp làm việc và quản lý khác nhau sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ví dụ: By FDI, the company was able to learn from diverse business practices and build competitive advantage through improved management skills and innovative strategies. (Với FDI, công ty đã có thể học hỏi từ những phương pháp kinh doanh đa dạng và xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua việc cải thiện kỹ năng quản lý và các chiến lược đổi mới.)
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh ngành Logistics là gì? Từ vựng và cụm từ cần biết
2. Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư, lợi ích FDI là gì?
a. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: boosting economic growth
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho quốc gia tiếp nhận, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững. Một trong những lợi ích lớn nhất là tăng trưởng kinh tế. FDI thường tạo ra việc làm mới, nhờ vào việc các doanh nghiệp nước ngoài thiết lập cơ sở sản xuất và dịch vụ tại địa phương.
Ví dụ: Foreign direct investment plays a crucial role in boosting economic growth by creating jobs and increasing productivity. (Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra việc làm và tăng năng suất.)
b. Chuyển giao công nghệ: transfer of technology
Các công ty nước ngoài không chỉ mang theo vốn đầu tư mà còn cả công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hiện đại. Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp địa phương. Điển hình nhất là các công ty công nghệ lớn tại Việt Nam như Samsung, Intel… đã đầu tư hàng tỷ USD và mang lại nhiều công nghệ mới cho ngành điện tử. Đây là lý do mà Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện tử lớn nhất thế giới, với giá trị xuất khẩu điện tử đạt khoảng 100 tỷ USD vào năm 2022.
Ví dụ: The multinational corporation facilitated the transfer of technology to local firms, enabling them to improve their production processes. (Công ty đa quốc gia đã tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương, giúp họ cải thiện quy trình sản xuất.)
c. Doanh nghiệp cam kết trách nhiệm xã hội: corporate social responsibility
Các doanh nghiệp FDI khi hoạt động tại quốc gia tiếp nhận, phải tuân theo các quy định về thuế của địa phương. Điều này bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác. Sự hiện diện của các công ty nước ngoài này tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho ngân sách nhà nước.
FDI thường tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân địa phương. Khi người lao động có việc làm, họ sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân, góp phần vào ngân sách quốc gia. Sự gia tăng việc làm không chỉ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn tạo ra nguồn thu thuế ổn định cho chính phủ.
Nhiều doanh nghiệp FDI tham gia vào các chương trình trách nhiệm xã hội, đóng góp vào quỹ phát triển địa phương hoặc hỗ trợ các dự án cộng đồng. Những khoản đóng góp này có thể không trực tiếp vào ngân sách nhà nước nhưng góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương.
Ví dụ: The company has implemented several initiatives to enhance its corporate social responsibility, including environmental sustainability programs and community outreach efforts. (Công ty đã triển khai một số sáng kiến để nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm các chương trình bền vững về môi trường và nỗ lực hỗ trợ cộng đồng.)
Trên đây là những thông tin làm sáng rõ cho câu hỏi FDI là gì. Những năm gần đây, Việt Nam nổi lên là một mảnh đất nhộn nhịp tiếp nhận vốn đầu tư FDI trong khu vực Đông Nam Á. Với những nỗ lực không ngừng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, Việt Nam đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho vốn FDI trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
>>> Tìm hiểu thêm: Mô hình B2B là gì? Đặc điểm của thị trường B2B là gì?