Mô hình B2B là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường giao dịch thương mại? Làm sao để tối ưu hóa sức mạnh của doanh nghiệp và xây dựng mạng lưới B2B góp phần nâng cao danh tiếng thương hiệu? Hãy cùng xem qua những thông tin hữu ích về thị trường B2B đầy tiềm năng này qua bài viết dưới đây.
B2B là gì?
Thuật ngữ B2B thường dùng trong các giao dịch thương mại nhưng chính xác thì ý nghĩa của nó là gì? B2B là viết tắt của từ gì? B to B là gì?
1. Khái niệm B2B
B2B /ˌbiː.təˈbiː/ là viết tắt của business-to-business, loại hình giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Một số người cũng thường dùng cách viết B to B thay vì B2B. B2B cũng có thể mở rộng sang trao đổi thông tin hoặc sản phẩm và dịch vụ giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Khác với mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng B2C (business-to-consumer), mô hình kinh doanh B2B không có sự tham gia của người tiêu dùng.
2. Phân loại thị trường B2B là gì?
Bạn thắc mắc đối tượng của thị trường B2B là gì? Có thể phân loại 4 dạng thị trường B2B chính như sau:
• Producers (Nhà sản xuất): Thị trường B2B mở rộng đến các nhà cung cấp dịch vụ. Nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ mua hàng hóa và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác để tạo thành sản phẩm mới.
• Resellers (Người bán lại): Người bán lại sẽ mua hàng hóa và dịch vụ đã hoàn thiện và bán cho đối tượng mục tiêu mà không thay đổi bất kỳ vật liệu hoặc thành phần nào.
• Government (Chính phủ): Các chính phủ trên toàn thế giới liên kết với các doanh nghiệp để cung cấp một số dịch vụ hay sản phẩm nhất định tới công dân của họ.
• Institutions (Tổ chức): Cũng tương tự như các chính phủ, các tổ chức như trường học, bệnh viện hay tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác để giảm thiểu chi phí hoạt động không cần thiết.
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh và kiến thức cần biết
Đặc điểm mô hình B2B là gì?
Bản chất của mô hình kinh doanh B2B không chỉ là bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Cốt lõi để phát triển mô hình B2B thành công là đưa ra giải pháp cho vấn đề của doanh nghiệp. Hãy cùng xem qua những đặc điểm của mô hình B2B là gì để xây dựng mối liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp hiệu quả bạn nhé.
1. Tập trung vào mối liên hệ dài hạn
Các giao dịch B2B ưu tiên xây dựng và duy trì quan hệ đối tác lâu dài giữa các doanh nghiệp. Những mối liên hệ này rất quan trọng vì các doanh nghiệp sẽ dựa vào nhà cung cấp để duy trì hoạt động và làm hài lòng khách hàng.
2. Giao dịch với khối lượng lớn
Giao dịch B2B thường liên quan đến số lượng và giá trị lớn, khác với giao dịch B2C thông thường. Đặc điểm này ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược định giá và quy trình đàm phán. Các công ty mua số lượng lớn sản phẩm hoặc dịch vụ để hỗ trợ hoạt động của công ty hoặc bán lại cho người tiêu dùng cuối.
3. Cung cấp sản phẩm chuyên biệt
Thương mại điện tử B2B nổi bật với các sản phẩm chuyên biệt được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu riêng của khách hàng doanh nghiệp. Các sản phẩm này thường bao gồm các giải pháp phức tạp và các sản phẩm được thiết kế cho từng ngành cụ thể.
4. Quy trình mua hàng chuyên nghiệp
Quy trình mua hàng B2B được đặc trưng bởi sự phức tạp và tính chiến lược. Quy trình này bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Giao dịch B2B thường không phải do một người mà một nhóm các bên liên quan quyết định. Các bên mua hàng này thường bao gồm:
• Senior management (ban quản lý cấp cao)
• Department heads (trưởng bộ phận)
• Technical experts (chuyên gia kỹ thuật)
• Procurement specialists (chuyên gia mua hàng)
5. Tạo dựng danh tiếng thương hiệu
Uy tín thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch B2B, ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng và quan hệ đối tác lâu dài. Trong thị trường B2B, uy tín của công ty là tài sản có giá trị nhất, có trọng lượng hơn cả các tính năng hoặc giá của từng sản phẩm. Việc tạo dựng danh tiếng thương hiệu sẽ khuyến khích đối tác B2B tiềm năng quay lại và thúc đẩy quảng bá word-of-mouth (truyền miệng).
Cách viết email B2B bằng tiếng Anh chuyên nghiệp
Bí quyết để viết email B2B là gì? Làm sao để xây dựng lòng tin và tăng tỷ lệ chuyển đổi từ email marketing B2B? Nội dung email B2B cần rõ ràng, súc tích và không nhàm chán. Dưới đây là 6 bước cần thiết để bạn tạo mẫu email B2B chuyên nghiệp.
1. Viết tiêu đề thu hút sự chú ý
Tiêu đề là điều đầu tiên người đọc nhìn thấy, do đó nó cần phải gây sự chú ý và thúc đẩy người đọc xem tiếp phần nội dung. Tiêu đề cũng là yếu tố khiến người nhận quyết định mở email hay báo cáo spam (thư rác). Bạn cần tận dụng sức mạnh của tiêu đề trong email B2B để tăng open rate (tỷ lệ mở).
Ví dụ:
• Seeking your expert opinion… (Đang tìm kiếm ý kiến chuyên gia từ bạn…)
• Are you focusing on a bigger picture? (Bạn đang tập trung vào thị trường toàn cảnh?)
• Your invitation to our business book club (Lời mời của bạn đến câu lạc bộ sách kinh doanh của chúng tôi)
>>> Tìm hiểu thêm: 98 mẫu câu tiếng Anh thông dụng trong giao tiếp
2. Tạo dòng mở đầu liên quan trong email B2B là gì?
Dòng mở đầu email cần tạo nên sự liên quan để người đọc muốn tiếp tục tìm hiểu những phần sau. Bạn có thể giới thiệu về bản thân nhưng tốt hơn hết là nên đặt trọng tâm vào người nhận email. Hãy thêm nguồn thông tin (source) để người nhận biết rằng bạn đã nghiên cứu về họ và biết họ là ai.
Ví dụ:
• I was browsing through [Source] and have found a few frustrated reviews from [Company] about [Platform] deployment. Are you exploring any alternatives at this time?
(Tôi đang lướt qua [Nguồn] và thấy một số đánh giá thất vọng từ [Công ty] về việc triển khai [Nền tảng]. Bạn có đang tìm bất kỳ giải pháp thay thế nào tại thời điểm này không?)
• I have invited [Referral_Name], the [Referral_Title] at [Company], to discuss expanding your offerings with our power solutions. But I realised you, too, might be interested in a conversation given the growing need for portable power across industries.
(Tôi đã mời [Tên người giới thiệu], [Chức danh người giới thiệu] tại [Công ty], để thảo luận về việc mở rộng các dịch vụ của bạn với giải pháp năng lượng của chúng tôi. Nhưng tôi nhận ra rằng bạn cũng có thể muốn trò chuyện do nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng di động trong các ngành công nghiệp.)
3. Giữ phong cách đối thoại
Hãy sử dụng ngôn ngữ thông thường, có thể sử dụng cách viết tắt và lối nói gần gũi để khiến người đọc cảm thấy như bạn đang trò chuyện trực tiếp. Giọng đối thoại giúp bạn tạo dựng lòng tin nhưng không nghe quá xa lạ.
Đừng lạm dụng thuật ngữ chuyên ngành bởi chúng dễ khiến email không tự nhiên. Thay vào đó, bạn nên thể hiện sự đồng cảm với những thách thức mà người đọc có thể gặp phải. Hãy cố gắng thêm vào các cụm từ như: “You must be dealing with…” (Bạn hẳn đang phải đối mặt với…) hay “I’m sure you’re familiar with…” (Hẳn là bạn đã quen với…)
>>> Tìm hiểu thêm: Cấu trúc câu trong tiếng Anh thông dụng và đầy đủ nhất
4. Sử dụng nghệ thuật kể chuyện
Nghệ thuật kể chuyện trong email B2B là gì? Storytelling (nghệ thuật kể chuyện) là chìa khóa để người đọc cộng hưởng với nội dung của thông điệp. Câu chuyện sẽ giúp người đọc dễ nhớ hơn các sự kiện và số liệu đơn thuần. Câu chuyện nên đề cập đến pain point (thuật ngữ marketing, tạm dịch là “vấn đề mà khách hàng gặp phải”) và đưa ra giải pháp hữu ích.
5. Kêu gọi hành động trong email B2B là gì?
CTA (call to action): Kêu gọi hành động là bước tiếp theo để khuyến khích người đọc thực hiện hành động mà bạn mong muốn. Đó có thể là Call (gọi điện), Book (đặt lịch), Order (Đặt hàng)… CTA cần ngắn gọn, chính xác và đi thẳng vào vấn đề.
Ví dụ:
• Would love to tell you more! Let’s have a brief chat, say, on Tuesday? (Rất vui khi cho bạn biết thêm thông tin. Hãy trò chuyện vào thứ Ba nhé?)
• Would you be willing to carve out some time next Thursday to discuss a possible partnership? (Bạn có sẵn lòng dành thời gian vào thứ Năm tới để bàn bạc về việc hợp tác không?)
6. Thêm chữ ký cuối thư
Chữ ký email gồm thông tin liên hệ và liên kết đến trang web cũng như tài khoản mạng xã hội của bạn. Chữ ký email B2B là cơ hội để người nhận tìm hiểu thêm về bạn và sản phẩm nếu họ quan tâm. Hãy đảm bảo chữ ký email cập nhật thông tin mới nhất và chính xác nhất để người đọc có thể liên hệ.
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách viết thư tiếng Anh đúng chuẩn như người bản xứ
Việc hiểu rõ B2B là gì không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình hợp tác mà còn là cơ hội để phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên lưu ý thêm cách viết email B2B bằng tiếng Anh để tăng cường hiệu quả giao tiếp với các đối tác quốc tế.