Lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì? 12 checklist quan trọng

Lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì

Tác giả: Nguyen Hong

Sự khác biệt giữa cấp 2 và cấp 3 thường khiến nhiều học sinh còn e ngại, thiếu tự tin để thích nghi với môi trường mới. Hiểu được tâm lý của các em, ILA sẵn sàng chia sẻ những điều cần biết khi lên cấp 3, lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì qua bài viết sau.

Lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì?

1. Chọn trường phù hợp với mục tiêu học tập của học sinh cấp 3

Lựa chọn trường cấp 3 phù hợp định hướng là một trong những điều học sinh và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Sự khác biệt giữa cấp 2 và cấp 3 đó là nhiều bạn đã bắt đầu lên kế hoạch học tập cụ thể để xác định khối thi và nghề nghiệp tương lai. Do đó, việc chọn đúng trường có ảnh hưởng đến lộ trình học tập của bạn suốt 3 năm học. Từ đó giúp bạn tự tin hơn khi trước ngưỡng cửa đại học.

Hãy chọn ngôi trường có chất lượng đào tạo tốt với các phương pháp giáo dục linh hoạt phù hợp xu hướng xã hội. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên trường học có nhiều chương trình trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng mềm.

2. Lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì? Tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Để ứng tuyển vào các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập, bạn cần tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Với trường THPT dân lập sẽ áp dụng hình thức xét tuyển.

a. Tham gia thi tuyển

Điều kiện để thi tuyển là bạn phải tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS) theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo và đủ 15 tuổi. Các môn thi bắt buộc bao gồm:

• Toán và Ngữ văn: Thời gian thi 120 phút.

• Anh văn: Thời gian thi 60 phút.

Vào tháng 3 hàng năm, Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ gửi công văn đến các tỉnh, thành phố để công bố môn thi chính thức trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Học sinh sẽ ôn tập khoảng 3 tháng trước khi tham gia kỳ thi chính thức diễn ra vào tháng 6. Thời gian công bố điểm chuẩn thường là sau 2 tuần kể từ khi kỳ thi được diễn ra.

thi tuyển

b. Hình thức xét tuyển

Dựa vào 4 tiêu chí sau:

• Điểm trung bình cả năm lớp 9 của 3 môn: Toán, Ngữ văn và tiếng Anh.

• Điểm trung bình cả năm lớp 9 của 3 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh và điểm trung bình môn cả năm lớp 9.

• Điểm trung bình các năm THCS của 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh.

• Điểm trung bình của 4 năm học THCS.

3. Chuẩn bị hồ sơ nhập học, những điều cần biết khi lên cấp 3

Một trong những điều cần biết khi lên cấp 3 đó là chuẩn bị hồ sơ nhập học. Khi nhận được giấy báo trúng tuyển vào trường học mơ ước, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nhập học theo quy định. Thông thường, hồ sơ sẽ bao gồm:

• Bản sao giấy khai sinh.

• Bằng tốt nghiệp THCS.

• Học bạ THCS.

• Giấy báo trúng tuyển lớp 10.

Một lưu ý nhỏ cho các em khi làm hồ sơ nhập học là cần điền chính xác và đầy đủ thông tin, đồng thời nộp đúng hạn. Việc quá hạn hồ sơ sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của mình.

Với các em có nhu cầu chuyển trường khi đang học cấp 3 thì cần tìm hiểu kỹ về điều kiện và thủ tục chuyển trường THPT. Phụ huynh cần sát sao việc này cho con. Bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc con có được chuyển trường hay không.

>>> Tìm hiểu thêm: Trường học hạnh phúc giúp học sinh phát triển toàn diện

Những điều cần biết khi lên cấp 3

Những điều cần biết khi lên cấp 3

Học cấp 3 có khó không? Sự khác biệt giữa cấp 2 và cấp 3 là gì? Đấy là những điều khiến các em hết sức băn khoăn khi vừa “chân ướt chân ráo” lên cấp 3. Sau đây là những điều bạn vần bắt đầu thực hiện để sớm rèn luyện được kỹ năng học tập tốt.

1. Làm quen với môi trường học mới

Lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì? Để chuẩn bị tốt cho chặng đường học đại học, bạn cần tìm hiểu rõ về nội dung trong chương trình học cấp 3 ngay từ khi vào lớp 10. Phương pháp và cách giảng dạy của các thầy cô giáo cũng là điều cần lưu ý. Sự khác biệt giữa cấp 2 và cấp 3 còn là lượng kiến thức sẽ nâng cao và nhiều hơn từ cấp 3. Bạn cũng sẽ tiếp cận phương pháp học thực hành nhiều hơn.

Ngoài ra, việc chuẩn bị một tâm thế tự tin để làm quen với bạn bè và thầy cô sẽ giúp bạn sớm ổn định để học tập tốt. Đừng quên dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về trường cấp 3 qua mạng xã hội như Facebook, Youtube hoặc website chính thống của trường. Tìm hiểu qua các anh chị lớp trên cũng giúp bạn có nhiều góc nhìn và đánh giá về trường học.

2. Lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì? Học theo cách chủ động và sáng tạo

Bắt đầu học THPT là một cột mốc quan trọng. Nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang tuổi vị thành niên và có nhiều thay đổi đáng kể. Bạn sẽ chuyển từ người “lớn tuổi” nhất ở trường cũ thành người “nhỏ tuổi” nhất ở trường mới, phải làm quen với lượng kiến thức mới… Do đó, các em cần có phương pháp học chủ động và sáng tạo để học tốt hơn.

• Sắp xếp đồ dùng học tập, sổ ghi chép, ba lô… luôn gọn gàng, ngăn nắp.

• Luôn đến lớp đúng giờ và trở thành người học chủ động.

• Xây dựng kế hoạch học tập khoa học. Sắp xếp thời gian học và làm bài tập hàng ngày theo lịch. Duy trì thói quen thực hiện đều đặn.

• Tập trung nghe giảng và ghi chép cẩn thận những gì được học. Ghi chép đúng cách sẽ giúp bạn không mất nhiều thời gian để học bài. Nếu có quên kiến thức thì bạn chỉ cần nhìn vào vở là nhanh chóng nhớ lại kiến thức đã “thẩm thấu”. Tránh ghi chép lan man khi không để tâm nghe giảng.

• Nắm vững kiến thức cơ bản rồi mới học lên nâng cao. Việc học vẹt ở cấp 3 sẽ là rào cản khiến bạn khó học được lên cao, bởi vì lượng kiến thức thường nhiều và khó hơn.

• Áp dụng phương pháp mind map (học theo sơ đồ) để tư duy hệ thống kiến thức. Đây là một kiểu học trực quan giúp bạn dễ dàng ghi nhớ kiến thức đã học một cách hiệu quả.

• Sử dụng phương pháp WOOP. WOOP là viết tắt của Wish (mong muốn) – Outcome (kết quả) – Obstacle (trở ngại) – Plan (kế hoạch). Để áp dụng phương pháp này, bạn cần đặt rõ mục tiêu học tập của học sinh cấp 3. Sau đó, suy nghĩ về những khó khăn có thể xảy ra và lên kế hoạch “gỡ rối” để đạt được mục tiêu đó.

• Chủ động nghiên cứu các tài liệu sách báo khác nhau để trau dồi kiến thức.

>>> Tìm hiểu thêm: Du học Mỹ cần IELTS bao nhiêu? IELTS 5.0 du học được không?

3. Sự khác biệt giữa cấp 2 và cấp 3 là có nhiều hoạt động ngoại khóa

Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 không chỉ là xây dựng thói quen học tập tích cực. Các em sẽ có cơ hội tham gia hoạt động ngoại khóa nhiều hơn so với THCS.

Bạn hãy đăng ký tham gia một đội thể thao; chơi trong một ban nhạc; tham gia câu lạc bộ nhiếp ảnh, kịch… Việc tham gia ngoại khóa sẽ giúp bạn tìm được những người bạn có cùng sở thích. Chúng cũng giúp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Hãy lập kế hoạch để cân bằng tốt giữa học hành và vui chơi. Như vậy bạn sẽ dễ dàng kiểm soát quỹ thời gian của mình.

4. Chọn đúng bạn bè

Chọn đúng bạn bè

Khi học cấp 3, bạn sẽ gặp gỡ và kết bạn với nhiều bạn mới. Hãy tìm một nhóm bạn có cùng sở thích và gắn bó với nhau. Hãy tử tế và khiêm nhường với tất cả mọi người. Làm như vậy sẽ giúp bạn sớm thích nghi được với trường mới, được mọi người yêu mến. Điều đó cũng giúp bạn chuẩn bị để gặp gỡ nhiều bạn bè hơn khi vào đại học.

5. Lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì? Chuẩn bị tinh thần cho nhiều kỳ thi

Những điều cần biết khi lên cấp 3 mà học sinh không thể bỏ qua đó là những kỳ thi quan trọng. Khi chuẩn bị thi đại học, đi du học thì một số loại chứng chỉ tiếng Anh như SAT, TOEIC, IELTS, TOEFL… là rất cần thiết. Vì vậy, ngay từ đầu bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị cho các kỳ thi này để sở hữu các chứng chỉ phù hợp.

Bạn hãy dành thời gian để học hỏi kiến thức, ôn luyện kỹ lưỡng chuẩn bị tốt cho việc thi cử. Trên Internet sẽ có thông tin về các kỳ thi chi tiết. Bạn có thể tìm hiểu những bộ đề để luyện thi và rút kinh nghiệm. Đừng quên tham khảo ý kiến của thầy cô, các thí sinh khác đã tham gia kỳ thi. Tham gia luyện thi tại các trung tâm tiếng Anh uy tín để chuẩn bị tốt cho mình khi bước vào kỳ thi thật sự.

6. Không nên so sánh bản thân và người khác

Mỗi người có một điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Vì vậy, đừng nên so sánh bản thân và người khác. Việc so sánh điểm yếu của mình với điểm mạnh của người khác sẽ không giúp bạn cải thiện hơn. Thay vào đó, hãy học hành chăm chỉ và học hỏi từ mọi người xung quanh. Bạn sẽ trở nên tự tin và tiến bộ nhanh chóng.

>>> Tìm hiểu thêm: Bài tập viết lại câu lớp 10 giúp bạn nâng cao kỹ năng viết

7. Học cấp 3 có khó không? Nên trải nghiệm nhiều hơn

Sự khác biệt giữa cấp 2 và cấp 3 là bạn cần trải nghiệm nhiều hơn, dù có sai sót. Đừng nên sợ hãi mà không dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Thử nghiệm có thể thành công hoặc thất bại nhưng tất cả đều là bước tiến lớn cho sự trưởng thành.

Vậy lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì? Bạn có thể chủ động tham gia vào nhiều hoạt động ở trường lớp như làm nghệ thuật, các dự án vì cộng đồng… Bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên hữu ích từ thầy cô và sự đồng hành của bạn bè. Điều đó giúp cho quãng thời gian học cấp 3 trở nên có ý nghĩa hơn đấy.

8. Sự khác biệt giữa cấp 3 và đại học là đừng ngại ngần nhờ giúp đỡ

Sự khác biệt giữa cấp 3 và đại học là đừng ngại ngần nhờ giúp đỡ

Đôi khi bạn chưa có đủ kiến thức hoặc kinh nghiệm để thích nghi tốt với môi trường học mới. Đừng ngần ngại xin lời khuyên từ thầy cô, ba mẹ hoặc những anh chị lớp trên. Hãy cho người khác biết khi bạn lo lắng về một vấn đề nào đó trong học tập hoặc cuộc sống. Đó cũng là bí quyết học tập của những học sinh đạt thành tích tốt.

9. Lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì? Chăm sóc tốt bản thân

Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc, tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ giúp bạn tập trung, có đủ năng lượng để học tập và tham gia các hoạt động ở trường.

Học cấp 3 là một dấu mốc cực kỳ quan trọng với các em học sinh. Hiểu rõ lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho hành trình học tập của mình. Chúc bạn luôn giữ vững tâm thế khi bước vào một ngôi trường mới.

>>> Tìm hiểu thêm: Học tiếng Anh mất bao lâu để “thành thạo” ngôn ngữ này?

Nguồn tham khảo

1. 10 Tips for How to Prepare for High School or Secondary School – Ngày tham khảo 15-12-2024

2. Starting High School – Ngày tham khảo 15-12-2024

location map