Ở tuổi mầm non, bé có thể chưa kiểm soát hay diễn đạt cảm xúc rõ ràng. Tuy nhiên, con vẫn có thể cảm nhận và bộc lộ những cảm xúc cơ bản như vui vẻ, buồn bã, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên hay yêu thương. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp con học hỏi và khám phá bản thân với thế giới xung quanh. Vậy cảm xúc của bé mầm non là gì? Giáo dục cảm xúc cho bé mầm non thông qua những hoạt động nào?
Cảm xúc của bé mầm non là gì?
Theo wiki, cảm xúc là những phản ứng về khía cạnh thể chất, tinh thần của con người khi đối mặt với sự vật, sự việc nào đó. Những phản ứng này liên quan đến suy nghĩ, tâm trạng, theo từng mức độ thích hoặc không thích. Theo định nghĩa tiếng Anh, emotion (cảm xúc) là một cảm giác mạnh mẽ như tình yêu, sợ hãi hay sự tức giận. Cảm xúc là một phần tính cách của con người.
Trẻ em cũng trải qua những cảm xúc giống như người lớn. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non song song với quá trình học hỏi về bản thân và thế giới. Từ đó, bé hình thành những hiểu biết về các mối quan hệ xã hội. Việc hiểu và đồng cảm với cảm xúc của trẻ mầm non là điều quan trọng. Khi hiểu cảm xúc của con, bạn sẽ biết cách hỗ trợ bé phát triển trí tuệ cảm xúc và kỹ năng giao tiếp.
>>> Tìm hiểu thêm: Giúp con phát triển trí thông minh nội tâm để hạnh phúc hơn
Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non theo từng độ tuổi
Thông thường, bé ở độ tuổi mầm non đã hình thành sở thích, yêu, ghét riêng biệt. Cách thể hiện cảm xúc của bé sẽ thay đổi cơ bản như sau:
1. Bé 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi của đang bắt đầu hiểu được cảm xúc của mình. Tuy nhiên, con vẫn chưa thể kiểm soát được những cảm xúc đó. Nếu thấy điều gì đó buồn cười, bé sẽ cười phá lên. Nếu có điều gì đó khiến bé buồn hoặc tức giận, con sẽ bật khóc.
Ở độ tuổi này, cảm xúc của bé mầm non vẫn chưa phát triển được nhiều khả năng kiểm soát. Con sẽ hành động ngay theo cảm xúc mà con nhận thấy. Con chưa biết cách trì hoãn sự thỏa mãn. Nói cách khác, điều gì con muốn có là con muốn có ngay lập tức.
2. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi
Vào khoảng 3 – 4 tuổi, bé có thể dùng từ ngữ để miêu tả những cảm xúc cơ bản như buồn, vui, tức giận và phấn khích. Con bắt đầu hiểu được mối liên hệ giữa cảm xúc của bản thân với những người xung quanh. Từ đó, con dần học cách kiểm soát cảm xúc.
Tuy nhiên, sự kiểm soát này không diễn ra thường xuyên. Bé 3 – 4 tuổi vẫn có thể dùng hành động đánh, cắn hoặc đẩy để giải quyết xung đột. Con chưa hiểu nhiều về sự khác biệt giữa các tương tác phù hợp và không phù hợp.
>>> Tìm hiểu thêm: 8 cách giúp trẻ bạo dạn hơn để thành công
3. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non 4 tuổi
Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non ở 4 tuổi sẽ dần ổn định hơn. Con bắt đầu thấy mối liên hệ giữa những cơn bộc phát cảm xúc và hậu quả tiêu cực. Việc nổi cơn thịnh nộ khi không vừa ý không còn thường xuyên nữa. Con đang hiểu rằng mình có thể bị phạt nếu không biết kiểm soát cảm xúc.
Sự đồng cảm hay lòng trắc ẩn cũng bắt đầu xuất hiện khi trẻ được khoảng 4 tuổi. Bé 4 tuổi bắt đầu hiểu rằng người khác cũng có cảm xúc. Từ đó, con cảm nhận được cảm xúc buồn, vui của những người xung quanh.
4. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non 4 – 5 tuổi
Ở độ tuổi 4 – 5 tuổi, bé có thể miêu tả những cảm xúc phức tạp như thất vọng hay bối rối. Con cũng biết cách kiểm soát tốt hơn những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận. Các cơn thịnh nộ ít đi. Với những bé nhút nhát, con có thể cảm thấy lo lắng khi đến nơi quá đông người.
5. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non bé 5 tuổi
Ở độ tuổi này, bé đã có những bước tiến vượt bậc trong quá trình phát triển cảm xúc. Con dễ dàng nói về cảm xúc của mình, kể cả những cảm xúc phức tạp. Đặc biệt, con có xu hướng thể hiện sự tức giận bằng lời nói thay vì dùng vũ lực hay nổi cơn thịnh nộ. Bé 5 tuổi cũng kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. Con nhận thức rõ hơn về cảm xúc của mình đối với người khác cũng như hậu quả nếu con không biết kiểm soát cảm xúc.
Một phát triển lớn trong giai đoạn này đó là con biết tuân thủ các quy tắc. Bé 5 tuổi biết kiên nhẫn chờ đến lượt và thường hỏi trước khi lấy thứ gì đó không phải của mình.
>>> Tìm hiểu thêm: Chia sẻ A-Z bí kíp học tiếng Anh cho bé 5 tuổi siêu hiệu quả
7 cách giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Cảm xúc của bé mầm non là quá trình con rèn luyện và trưởng thành, thông qua sự kết nối với những người xung quanh. Ba mẹ và giáo viên cần làm gì để giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non? Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.
1. Hỗ trợ bé đặt tên cho cảm xúc
Bước đầu tiên để giúp con hiểu và xác định những cảm xúc khác nhau là đặt tên cho những cảm xúc đó. Đây là bước quan trọng trong quá trình giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. Điều này giúp bé phát triển vốn từ vựng cảm xúc mà con có thể sử dụng để thể hiện bản thân. Đối với trẻ mẫu giáo, bạn có thể dạy những từ cảm xúc cơ bản, như tức giận, vui vẻ, sợ hãi và buồn. Khi bé lớn hơn, bạn có thể giới thiệu những từ cảm xúc phức tạp như thất vọng, bực bội và lo lắng.
2. Xác nhận và đồng cảm với cảm xúc của bé mầm non
Bên cạnh gọi tên cảm xúc thì việc xác nhận những cảm xúc của con cũng là điều quan trọng mà bạn cần làm. Bạn sẽ làm gì khi con tìm đến bạn với những cảm xúc bị tổn thương? Nhiều ba mẹ thường bật chế độ “sửa chữa” và khuyên bảo ngay lập tức. Tuy nhiên, phản ứng đầu tiên mà bạn nên làm là xác nhận cảm xúc của bé.
Ví dụ, con thể hiện với bạn là bé đang tức giận vì không thể ăn kẹo trước bữa ăn. Bạn đừng vội cho rằng con đang sai khi tức giận, vì ăn kẹo là điều không đúng. Bạn hãy ghi nhận cảm xúc và thể hiện bạn hiểu rằng con đang tức giận. Cách giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non này mang lại kết quả tích cực.
Những phản ứng đơn giản này sẽ giúp con cảm thấy được lắng nghe, thấu hiểu và không bị phán xét. Việc này khuyến khích bé tiếp tục sử dụng vốn từ vựng cảm xúc của mình thay vì hành động ngay lập tức.
>>> Tìm hiểu thêm: 6 cách động viên tinh tế thể hiện sự tự hào với con trẻ
3. Gợi ý trước với con một số cách để kiểm soát cảm xúc
Cảm xúc của bé mầm non thường thể hiện bộc phát bằng hành động. Khi tức giận, con có thể nổi cơn thịnh nộ hoặc muốn đánh ai đó. Bạn cần giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ mầm non. Đặc biệt, bạn nên giới thiệu những cách thức kiểm soát cảm xúc này trước khi cơn tức giận xảy ra.
Mỗi khi bé bình tĩnh, bạn hãy trò chuyện và liệt kê một vài hoạt động con thích. Qua đó, bạn gợi ý rằng con hãy làm những việc đó mỗi lúc con buồn. Ví dụ, mỗi khi con tức giận, con có thể tìm nơi yên tĩnh và tự bình tĩnh lại. Một số hoạt động khác bạn có thể gợi ý cho con như vẽ tranh, học tiếng Anh, chơi trò chơi…
4. Nói về cảm xúc của bạn
Tập cách nói ra cảm xúc của bạn cũng là cách để giáo dục cảm xúc của trẻ mầm non. Nếu bạn muốn khuyến khích con nói chuyện thoải mái về cảm xúc của mình, thì bạn cũng nên như vậy. Ví dụ: “Hôm nay con bị ốm và mẹ rất lo lắng”. Điều này có thể không dễ dàng khi mới bắt đầu. Người lớn không phải lúc nào cũng cảm thấy thoải mái khi chia sẻ cảm xúc của mình với trẻ em. Một số cảm xúc của ba mẹ có thể không phù hợp để chia sẻ với con.
Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn và nói ra cảm xúc nhiều nhất có thể. Con sẽ cảm nhận được sự chia sẻ của bạn. Từ đó, con cũng thoải mái chia sẻ cảm xúc của mình hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Mách mẹ 12 cách dạy trẻ bướng bỉnh nhàn tênh
5. Làm gương về khả năng kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc không phải là kìm nén và không bộc lộ cảm xúc của bản thân. Kiểm soát cảm xúc là khả năng nhận diện, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân một cách có ý thức. Từ đó, bạn có thể phản ứng một cách phù hợp và tích cực trong các tình huống khác nhau.
Cảm xúc của bé mầm non thường ít được kiểm soát tốt. Vì vậy, để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, bạn nên làm gương cho bé. Nếu bạn không thể xử lý những cảm xúc theo cách bình tĩnh, hiệu quả, thì làm sao bạn có thể mong đợi con mình làm được như vậy? Nếu cảm thấy bản thân đang không thể kiểm soát, bạn hãy chia sẻ với con. Bạn hãy gọi tên cảm xúc của mình và thừa nhận mình có thể đang mất kiểm soát. Bạn cần thời gian và không gian riêng để xử lý cảm xúc của mình.
6. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua trải nghiệm
Cảm xúc của bé mầm non có thể rèn luyện và phát triển thông qua các hoạt động trải nghiệm. Bạn có thể cùng con chơi các trò chơi đóng vai, kể chuyện, chăm sóc động vật, tham gia các buổi ngoại khóa. Những trải nghiệm này giúp con hiểu và thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên. Đồng thời, con cũng phát triển các kỹ năng xã hội và tăng sự tự tin.
>>> Tìm hiểu thêm: Trại hè cho bé: Nơi giúp con rèn luyện những kỹ năng cần thiết
7. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp khi cần
Giáo dục cảm xúc của trẻ mầm non là yếu tố quan trọng trong hành trình trưởng thành của con. Đôi khi, bạn có thể cần đến sự trợ giúp để giúp con vượt qua những thách thức về mặt cảm xúc. Tìm kiếm sự trợ giúp không phải là dấu hiệu của sự thất bại hay yếu đuối. Có những bé đặc biệt hoặc những tình huống đặc biệt và bạn không biết làm thế nào. Một nhà trị liệu hoặc cố vấn có thể giúp bé cách để quản lý cảm xúc lành mạnh.
Bạn cũng đừng quên chăm sóc bản thân! Khi bạn chăm sóc bản thân, bạn có thể hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển và trưởng thành về mặt cảm xúc của con.
Cảm xúc của bé mầm non, từ niềm vui cho đến nỗi buồn, sự giận dữ hay sợ hãi đều phản ánh thế giới nội tâm phong phú của con. Đây cũng là nền tảng để bé phát triển khả năng nhận thức và giao tiếp trong tương lai. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là điều cần thiết mà ba mẹ nên lưu tâm.
>>> Tìm hiểu thêm: 10 cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân hiệu quả