Cha mẹ cần làm gì để trẻ tích cực, cả nhà vui?

Cha mẹ cần làm gì để trẻ tích cực, cả nhà vui?

Tác giả: Tran Trinh

Làm gì để trẻ tích cực là mối bận tâm không nhỏ của nhiều bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con trưởng thành về mặt tâm lý. Khi trẻ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực, cha mẹ cần là người bạn đồng hành để giúp con vượt qua những mối lo âu. Vậy cha mẹ cần làm gì để trẻ tích cực? Hãy tìm hiểu ngay bí quyết từ những cha mẹ thông thái.

Tư duy tích cực là gì?

Tư duy tích cực (positive mindset) là suy nghĩ lạc quan về các khía cạnh trong cuộc sống. Trẻ có tư duy tích cực tiếp cận vấn đề theo hướng tích cực và hình dung ra những kết quả tốt đẹp. Tư duy tích cực mang lại cho trẻ niềm tin vào bản thân để tìm ra giải pháp cho những khó khăn gặp phải trong cuộc sống.

Những đặc điểm chính của tư duy tích cực được thể hiện qua:

• Khả năng phục hồi và chấp nhận (resilience and acceptance): Hiểu được không phải mọi việc đều diễn ra suôn sẻ và sẵn sàng đối diện với thất bại.

• Sự tỉnh thức (mindfulness): Nhận thức được cả những điều tích cực và tiêu cực, đồng thời hướng suy nghĩ tập trung vào điều mang lại kết quả tốt.

• Sự lạc quan (optimism): Niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Biểu hiện của hành vi tích cực ở trẻ

Biểu hiện của hành vi tích cực ở trẻ

Tích cực trong suy nghĩ và hành vi là biểu hiện đáng mừng của trẻ dù ở bất kỳ lứa tuổi nào. Cha mẹ hãy nhận diện những dấu hiệu để dạy trẻ cách để tích cực dưới đây.

1. Trẻ biết cách bộc lộ cảm xúc

Thể hiện tình cảm với bạn bè, anh chị em và cha mẹ là điều mà hầu hết trẻ từ 3-5 tuổi có thể thực hiện. Tuy không phải trẻ nào cũng bộc lộ cảm xúc theo cách mà cha mẹ mong đợi, việc trẻ thể hiện tình yêu thương với mọi người xung quanh là điều rất đáng khích lệ.

>>> Tìm hiểu thêm: Tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Anh và ví dụ cụ thể  

2. Trẻ không nản chí trước khó khăn

Trẻ có vấn đề về cảm xúc và hành vi sẽ khó giữ được bình tĩnh khi gặp phải những bất trắc. Trẻ dễ có xu hướng giận dữ, la khóc hoặc mất kiểm soát trong tình huống bất lợi. Ngược lại, cha mẹ không cần phải lo lắng làm gì để trẻ tích cực nếu trẻ thể hiện được sự điềm tĩnh và tự tin đối diện với thử thách.

3. Trẻ có khả năng tự điều chỉnh

Khi trẻ đã biết cách quản lý hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của mình, cha mẹ chẳng cần quá bận tâm suy nghĩ làm gì để trẻ tích cực nữa. Nguyên nhân là bởi đây là biểu hiện đáng ghi nhận của hành vi tích cực ở trẻ. Khả năng tự điều chỉnh cũng là kỹ năng sống cần thiết mà cha mẹ nên dạy con từ sớm để trẻ biết cách cân bằng cuộc sống của mình.

4. Trẻ tò mò về thế giới xung quanh

Sự quan tâm và tò mò là cách để trẻ khám phá và học hỏi. Điều này thúc đẩy trẻ hướng tới những trải nghiệm phát triển cảm xúc và tư duy tích cực dễ dàng hơn, đồng thời năng cao hiểu biết về con người và thế giới xung quanh.

>>> Tìm hiểu thêm: 10 cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân hiệu quả

Gợi ý cha mẹ cần làm gì để trẻ tích cực

con tích cực

Khi nhận điểm thấp trong bài kiểm tra hay thất bại trong trò chơi với bạn, bé dễ có tâm lý thất vọng về bản thân. Đây không phải là điều quá bất thường nhưng nếu trẻ thường xuyên có tâm lý tiêu cực thì có thể dẫn đến tình trạng lo âu và thậm chí là trầm cảm. Vậy cha mẹ cần làm gì để trẻ tích cực? Dưới đây là những gợi ý cho cha mẹ giúp trẻ tìm cách làm sao để tích cực hơn.

1. Làm gì để trẻ tích cực? Làm gương cho trẻ

Con trẻ quan sát và học hỏi qua cách phản ứng của người lớn nên cha mẹ cần trở thành tấm gương tốt để con noi theo. Khi cha mẹ đối diện với căng thẳng và những tình huống gây ức chế một cách bình tĩnh, trẻ sẽ học được cách kiểm soát thái độ và hành vi của mình theo hướng tích cực nhất.

>>> Tìm hiểu thêm: 8 cách giúp trẻ bạo dạn hơn để thành công 

2. Khuyến khích, động viên trẻ

Để con xây dựng sự tự tin về bản thân và suy nghĩ tích cực về thế giới xung quanh, cha mẹ cần ghi nhận những nỗ lực của con, dù đó có thể chỉ là những cố gắng bé nhỏ. Những lời khích lệ của cha mẹ sẽ cho con cảm thấy vui vẻ và lạc quan.

Cha mẹ hãy thử áp dụng những câu nói đơn giản nhưng có sức ảnh hưởng tích cực đến trẻ như:

• “Cha mẹ thấy con đã rất nỗ lực. Con làm tốt lắm!”

• “Con đã dành nhiều tâm huyết cho dự án. Điều này rất đáng ghi nhận.”

• “Cảm ơn con vì đã không bỏ cuộc khi gặp thử thách.”

3. Làm gì để trẻ tích cực? Biến tiêu cực thành tích cực

Ai cũng đều mắc lỗi và ai cũng gặp bối rối khi làm những điều mới mẻ nhưng khi nhìn về mặt tích cực của tình huống thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vậy làm gì để trẻ tích cực hơn? Khi con cảm thấy chán nản vì điều mà con làm không tốt, cha mẹ hãy đảo ngược tình huống và hướng trọng tâm nhắc về những điều tốt mà con đã làm.

• “Con chưa thuộc bảng chữ cái tiếng Anh nhưng con đang học rất tốt. Rồi con sẽ nhanh thuộc hết thôi.”

• “Mẹ thấy hơi buồn về cách hành xử của con nhưng mẹ vẫn rất yêu con.”

>>> Tìm hiểu thêm: Dạy con không đòn roi thế nào mới hiệu quả?

bé chơi vui vẻ

4. Tạo không khí gia đình vui vẻ

Hãy biến ngôi nhà thành nơi ôm ấp con trẻ và là chỗ an toàn để con cảm thấy luôn được yêu thương. Cha mẹ cần lấp đầy không gian sống bằng tiếng cười vì tiếng cười có tác động rất tích cực đến tâm trạng của mỗi người. Những điệu nhảy vui nhộn, những câu chuyện cười hay câu đố vui sẽ phá vỡ bầu không khí căng thẳng và cho bé nhiều khoảnh khắc thú vị.

5. Làm gì để trẻ tích cực? Đưa ra lời giải thích

Trong những tình huống trẻ phải nhận lời từ chối, tâm lý thất vọng và bi quan là điều khó tránh khỏi. Vậy trong những tình huống như thế này làm sao để tích cực hơn? Những từ phủ định như “Không” sẽ không dạy cho con cách cư xử tích cực vì chưa chỉ ra được con đã làm gì sai. Mặt khác, con cần biết rõ nguyên nhân tại sao ý kiến của mình bị từ chối hay mình đã làm không tốt ở chỗ nào.

• “Mẹ biết con thích bánh quy nhưng ăn quá nhiều sẽ khiến con bị đầy bụng đó.”

• “Đừng chạm vào cái bình đó, chẳng may con làm vỡ bình thì có thể sẽ bị thương đấy.”

>>> Tìm hiểu thêm: Mách mẹ 12 cách dạy trẻ bướng bỉnh nhàn tênh

6. Dạy con viết ra suy nghĩ tiêu cực

Hãy khuyến khích con viết ra những suy nghĩ tiêu cực vào một tờ giấy và bỏ vào một chiếc hộp. Ba mẹ hãy nói rằng chiếc hộp này sẽ là nơi cất giữ những phiền muộn của con và khi đó, chúng sẽ không còn ám ảnh trong tâm trí của con nữa. Hoạt động này vừa sáng tạo, vừa hữu ích trong việc giúp con loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.

7. Làm gì để trẻ tích cực? Thường xuyên nói lời tích cực

Làm gì để trẻ tích cực? Thường xuyên nói lời tích cực

Đôi khi cha mẹ quá bận rộn với công việc mà quên đi mất lần cuối cùng mình nói những điều tích cực, động viên là khi nào. Cha mẹ cần thường xuyên nói lời tích cực với con và chỉ dạy con cách tự khích lệ bản thân mình và những người xung quanh. Những câu nói đơn giản như: “Tôi làm được mà”, “Hôm nay là một ngày tuyệt vời”, “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”… sẽ xây dựng cho con tâm lý vững vàng trong mọi tình huống.

8. Tổng kết thành tựu trong ngày

Một hoạt động đơn giản nhưng thú vị là gợi ý cho con tổng kết lại những gì mình đã làm được trong ngày. Đó có thể là bất cứ điều gì dù lớn hay nhỏ mà con làm được trong ngày đó. Bạn hãy nói cho con biết những điều con làm được có ý nghĩa như thế nào và hy vọng con có thể tiếp tục nỗ lực hơn trong tương lai. Những buổi trò chuyện, khen ngợi như thế này sẽ tạo động lực để con tiếp tục phát huy khả năng của mình.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Làm gì để trẻ tích cực?” chính là sự ghi nhận những nỗ lực dù là rất bé nhỏ của con đồng thời dạy cho con tiếp nhận thất bại như một món quà đặc biệt. Quá trình nuôi dưỡng tư duy và cảm xúc tích cực của con cần cha mẹ đồng hành như một người bạn, người dẫn đường để giúp con hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.

>>> Tìm hiểu thêm: Mách mẹ 15 cách dạy con nghe lời siêu hiệu quả

Nguồn tham khảo

location map