Khi “nhập môn” tìm hiểu về xuất nhập khẩu, nhiều người có thể khá hoang mang với bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu, bởi lĩnh vực này có rất nhiều từ, thuật ngữ đa dạng với độ khó cao.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì ILA đã tổng hợp đầy đủ 100+ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu phổ biến nhất trong bài viết dưới đây.
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu theo chủ đề
Để học tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, bạn có thể chia các từ vựng thành nhiều nhóm chủ đề để các từ có tính hệ thống, từ đó bạn có thể ghi nhớ nhanh hơn cũng như nhớ được cách dùng của mỗi từ.
1. Từ vựng chuyên ngành xuất nhập khẩu – lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng
Cùng tìm hiểu các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu ở ngách logistics và chuỗi cung ứng dưới đây:
• Air freight: hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không
• Cargo: hàng hóa (được vận chuyển bằng đường hàng hải hoặc hàng không)
• Cross-dock: bốc dỡ hàng trực tiếp
• Delivery/shipping: giao hàng
• Distribution: sự phân phối
• Freight: giá cước vận tải
• Inbound: nhập kho
• Outbound: xuất kho
• Inventory: hàng tồn
• Inland waterway: vận chuyển bằng đường thủy nội địa
• Logistics: lĩnh vực thiên về hoạt động vận chuyển, lưu giữ, cung cấp hàng hóa
• Logistics coordinator: điều phối viên cho các hoạt động logistics
• Multimodal transportation: vận tải đa phương thức
• Ocean freight: hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng hải
• On-spot export/on-spot import: xuất/nhập khẩu tại chỗ
• Order: đặt hàng
• Packing: quá trình đóng gói hàng
• Partial shipment: giao hàng từng phần
• Port of discharge: cảng để tháo dỡ hàng
• Port of loading: Cảng nhận hàng để xuất đi
• Shipment: hàng gửi đi
• Supply chain: chuỗi cung ứng
• Train freight: hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt
• Warehouse: kho hàng hóa
Ví dụ:
• This order needs to be delivered urgently, Johnny recommends delivery by air. (Đơn hàng này cần được giao gấp, Johnny đề xuất nên giao hàng bằng đường hàng không).
• Anthony’s food company will open 2 more warehouses to expand its supply chain in Vietnam. (Công ty thực phẩm của Anthony sẽ mở thêm 2 kho hàng để mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam).
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành Logistics ứng dụng trong công việc
2. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu – lĩnh vực hải quan
Khám phá ngay bộ từ vựng liên quan đến lĩnh vực hải quan ở nội dung sau đây:
• Bill of lading: vận đơn hàng hải
• Bonded warehouse: kho ngoại quan
• Certificate of origin: chứng nhận xuất xứ của hàng hóa
• Container port: cảng container
• Cost & freight – C.&F.: giá cả hàng hóa và cước phí (không gồm bảo hiểm)
• Cost, insurance & freight – C.I.F.: bao gồm giá cả, bảo hiểm và cước phí
• Customs: hải quan, thuế nhập khẩu
• Customs declaration: tờ khai hải quan (để đóng thuế)
• Export: xuất khẩu
• Import: nhập khẩu
• Invoice: hóa đơn
• Irrevocable: không thể hủy đột ngột, không thể hủy ngang
• Merchandise: hàng hóa bán lẻ
• Packing list/packing slip: phiếu đóng gói hàng hóa
• Quay: bến tàu, cảng
• Ship: vận chuyển bằng tàu thủy
• Shipping agent: đại lý tàu
• Tonnage: khả năng chuyên chở của tàu, thuyền
Ví dụ:
• Elizabeth needs to send the packing slip to the port today. (Elizabeth cần gửi phiếu đóng gói tới cảng ngay hôm nay).
• Every year there are more than 1,000 candidates who want to apply to work at customs. (Hàng năm có hơn 1.000 ứng viên muốn xin vào làm việc tại hải quan).
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh: Từ vựng cơ bản cần biết
3. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu – lĩnh vực thanh toán quốc tế
Bạn có thể học ngay list từ vựng liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế cùng ILA ngay tại đây:
• Advance/ deposit/ down payment: tiền/ phí đặt cọc
• Bank slip/ bank receipt: biên lai chuyển tiền từ ngân hàng
• Beneficiary: người thụ hưởng
• Bill of exchange/ drafts: hối phiếu
• Cash: thanh toán bằng tiền mặt
• Cheque: tấm séc
• Collect: thu hộ
• Collecting bank: ngân hàng thu hộ
• Commercial documents: chứng từ liên quan đến thương mại
• Currency code: mã của đồng tiền
• Credit: tín dụng
• Debit advice: giấy báo nợ
• Declare: giấy khai báo hàng hóa (mục đích đóng thuế)
• Disclaimer: miễn trừ trách nhiệm
• Documentary credit: chứng từ về tín dụng
• Documentary collection: thu hộ đi kèm với chứng từ
• Endorsement: ký hậu
• Exchange rate: tỷ giá hối đoái
• Financial documents: chứng từ liên quan đến tài chính
• Intermediary bank: ngân hàng trung gian
• Interest rate: lãi suất
• Issuer: người phát hành
• Loan on a mortgage: khoản vay thế chấp
• Letter of credit: thư tín dụng
• Long loan: khoản vay dài hạn
• Nominated bank: ngân hàng được chỉ định
• Mixed payment: thanh toán hỗn hợp
• Payment: thanh toán
• Promissory note: giấy hẹn trả tiền, kỳ phiếu
• Remittance: chuyển tiền
• Swift code: mã định dạng ngân hàng
• Tax: thuế
• Transfer: chuyển tiền
Ví dụ:
• Anna has a loan on a mortgage used to buy a house. (Anna có một khoản vay thế chấp để mua nhà).
• At this resort, we only accept cash payments. (Tại khu nghỉ dưỡng này, chúng tôi chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt).
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin: Chìa khoá thành công trong kỷ nguyên số
4. Các thuật ngữ liên quan đến chuyên ngành xuất nhập khẩu
Cùng tìm hiểu một số thuật ngữ chuyên môn cũng như các từ viết tắt tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu thường xuyên được sử dụng để hiểu rõ hơn về ngành nghề này:
• BIC (Bank identifier code): mã định dạng tại ngân hàng
• DES (Delivered Ex-ship): giao hàng ngay trên tàu
• F.A.S (free alongside ship): tính gộp chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng nhưng không bao gồm chi phí chất hàng hóa lên tàu
• F.O.B (free on board): người bán hàng phải chịu trách nhiệm cho đến lúc hàng được chất lên trên tàu
• IBAN (International Bank Account Number): số tài khoản quốc tế
• ICD (Inland clearance depot): cảng thông quan nội địa
• IHC (Inland haulage charge): phương thức vận tải đường bộ
• IMO (International Maritime Organization): Tổ chức hàng hải quốc tế
• ISPB (International Standard banking practice for the examination of documents under documentary credits): bộ tiêu chuẩn thực hành ngân hàng quốc tế về kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ
• LCL (less than container load): khoản vay không kỳ hạn
• LC (Letter of credit): tín dụng thư, một hình thức ngân hàng sẽ đại diện người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu/người cung cấp hàng hóa
• NVOCC (Non vessel operating common carrier): đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải không tàu
• THC (Terminal handling charge): chi phí làm hàng tại cảng
• OBN (On board notations): ghi chú trên tàu
• SOLAS (Safety of Life at sea): Công ước về An toàn sinh mạng con người trên biển
• SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication): Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng & các tổ chức tài chính quốc tế
• TTR (Telegraphic transfer reimbursement): hoàn trả chuyển khoản bằng điện báo
• UCP (the uniform Customs and Practice for Documentary credit): bộ quy tắc thực hành về tín dụng chứng từ
• URC (Uniform Rules for Collection): Bộ quy tắc thống nhất về vấn đề thu hộ
• URR (Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements Under Documentary Credits ICC publication No. 725): Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ, ấn phẩm số 725 của ICC
• VGM (Verified Gross Mass weight): Tờ khai tổng trọng lượng hàng hóa
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành may, nền tảng giao tiếp tự tin
Tìm hiểu 2 cuốn sách tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu bổ ích
Nếu bạn muốn mở rộng thêm kiến thức cũng như vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu, hãy tham khảo ngay 2 đầu sách tiếng Anh sau đây để bổ sung tri thức và góp nhặt cho mình những bài học hữu ích về chuyên ngành này.
1. Export/Import Procedures and Documentation (Thủ tục và chứng từ xuất/nhập khẩu) – Tác giả Donna L.Bade
Đây là cuốn sách tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu rất phổ biến dành cho các bạn “nhập môn” vào lĩnh vực này. Nội dung sách cung cấp cho độc giả tất tần tật thông tin hữu ích về quy trình xuất/ nhập khẩu tại các quốc gia. Bên cạnh đó, sách cũng khái quát rõ một số vấn đề như quy trình vào/ ra của việc vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức, khái quát về bảo hiểm hàng hóa, các thủ tục làm việc liên quan đến hải quan, hợp đồng, ngân hàng.
Một trong số những điều khiến cuốn sách này trở thành cuốn sách “gối đầu giường” của dân xuất nhập khẩu là bởi bên trong nó bao gồm 140 mẫu hợp đồng, chứng từ phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là các mẫu hợp đồng, chứng từ chuẩn được nhiều bên sử dụng nên nó được coi là “bảo bối” cho những người chịu trách nhiệm soạn thảo nội dung chứng từ, hợp đồng.
2. Export-Import Theory Practices and Procedures (Lý thuyết thực hành và quy trình xuất nhập khẩu) – Tác giả Belay Seyoum
Cuốn sách tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu này gần như trở thành “giáo trình” cho tất cả sinh viên kinh tế bởi nó tóm gọn và khái quát gần như đầy đủ những kiến thức liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng và các lĩnh vực như thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế… nói chung.
Thông qua 20 chương có trong cuốn sách, người đọc có được hệ thống tri thức quan trọng liên quan đến bức tranh chung về thương mại quốc tế, kế hoạch xuất nhập khẩu và hiểu rõ các kênh phân phối cho quy trình xuất nhập khẩu. Độc giả cũng sẽ hiểu hơn về những rủi ro trong quá trình giao thương và tìm hiểu kỹ về các phương thức thanh toán quốc tế để theo đuổi lĩnh vực này.
Nội dung trên đây là tất tần tật những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu cũng như một số thuật ngữ, đầu sách mà bạn cần nắm nếu muốn theo đuổi lĩnh vực này. Đây không phải là một lĩnh vực dễ nên đòi hỏi bạn cần đầu tư nhiều thời gian để học tập, nghiên cứu mới có thể “làm chủ” kiến thức cũng như vốn từ vựng để sử dụng cho sự nghiệp tương lai. ILA chúc bạn học tốt và sẽ có nhiều thành tựu tuyệt vời tại chuyên ngành thú vị này!
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành ô tô: các thuật ngữ chính và cách học hiệu quả