Tiếng Anh chuyên ngành y khoa: Thông thạo 100+ từ vựng siêu tốc

Tiếng Anh chuyên ngành y khoa: Thông thạo 100+ từ vựng siêu tốc

Tác giả: Nguyen Hong

Dù bạn là sinh viên hay người làm việc trong lĩnh vực y tế thì việc dùng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành y khoa vô cùng quan trọng. ILA chia sẻ danh sách từ vựng tiếng Anh chuyên ngành y khoa thông dụng cùng hướng dẫn cách học hiệu quả nhé!

Vì sao nên học tiếng Anh chuyên ngành y khoa?

Ngành y khoa tiếng Anh thường được gọi là Health (Health Sciences). Ngành này chuyên về lĩnh vực phòng – chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho con người và động vật.

Ngoài ra, tiếng Anh chuyên ngành y khoa cũng có từ Medicine chuyên về chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Học tiếng Anh chuyên về ngành này sẽ mang đến những lợi ích sau:

Với người đi nước ngoài du lịch, sinh sống, học tập: Học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành y khoa sẽ giúp bạn tìm kiếm được sự trợ giúp y tế dễ dàng hơn. Bạn có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mô tả chính xác triệu chứng bệnh để bác sĩ điều trị hoặc mua đúng loại thuốc bạn cần. Nếu bạn giao tiếp không chính xác và đưa ra thông tin sai lệch thì có nguy cơ gây hiểu lầm trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Với sinh viên chuyên ngành: Mở rộng vốn từ tiếng Anh chuyên ngành y khoa giúp bạn dễ dàng đọc hiểu, tham khảo các tài liệu khác nhau phục vụ cho việc học.

Với người làm việc chuyên ngành: Danh sách từ vựng tiếng Anh chuyên ngành y khoa rất hữu ích cho sự nghiệp của bạn. Có nhiều công việc khác nhau yêu cầu trình độ tiếng Anh và kiến ​​thức về một số từ vựng nhất định. Bạn có thể viết về y khoa, trở thành kỹ thuật viên y tế, phiên dịch viên y tế…

>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành điều dưỡng: Cơ hội mở ra cho bạn tương lai tươi sáng

Tổng hợp từ vựng tiếng Anh chuyên ngành y khoa theo chủ đề

1. Từ vựng tiếng Anh về bộ phận của cơ thể

• Skeleton /ˈskel.ə.tən/: Bộ xương

• Brain /breɪn/: Não

• Heart /hɑːt/: Trái tim

• Lungs /lʌŋ/: Phổi

• Liver /ˈlɪv.ər/: Gan

• Stomach /ˈstʌm.ək/: Dạ dày

• Small intestine /ˌsmɔːl ɪnˈtes.tɪn/: Ruột non

• Large intestine /ˌlɑːdʒ ɪnˈtes.tɪn/: Ruột già

>>> Tìm hiểu thêm: Khám phá trọn bộ từ vựng bộ phận cơ thể tiếng Anh

2. Từ vựng tiếng Anh về hệ thống trong cơ thể

hệ thống trong cơ thể

• Cardiovascular /ˌkɑː.di.əʊˈvæs.kjə.lər/: (Thuộc) tim mạch

• Coronary /ˈkɒr.ən.ər.i/: (Giải phẫu) hình vành

• Gastrointestinal /ˌɡæs.trəʊˌɪn.tesˈtaɪ.nəl/: (Thuộc) dạ dày – ruột

• Muscular /ˈmʌs.kjə.lər/: (Thuộc) cơ bắp

• Nervous system /ˈnɜː.vəs ˌsɪs.təm/: Hệ thần kinh

• Respiratory /rɪˈspɪr.ə.tər.i/: (Thuộc) hô hấp

• Sensory /ˈsen.sər.i/: (Thuộc) giác quan

• Urinary /ˈjʊə.rɪ.nər.i/: (Thuộc) tiết niệu

• Vascular /ˈvæs.kjə.lər/: (Thuộc) mạch máu

3. Các vấn đề sức khỏe thường gặp

• Abnormal /æbˈnɔː.məl/: Bất thường

• Fever /ˈfiː.vər/: Sốt

• Cough /kɒf/: Ho

• Allergy /ˈæl.ə.dʒi/: Dị ứng

• Infection /ɪnˈfekt/: Nhiễm trùng

• Asthma /ˈæs.mə/: Hen suyễn

• Migraine /ˈmiː.ɡreɪn/: Chứng đau nửa đầu

• Anxiety /æŋˈzaɪ.ə.ti/: Sự lo lắng

• Depression /dɪˈpreʃ.ən/: Trầm cảm

• Arthritis /ɑːˈθraɪ.tɪs/: Viêm khớp

• Fracture /ˈfræk.tʃər/: Gãy xương

• Flu /fluː/: Cúm

• Indigestion /ˌɪn.dɪˈdʒes.tʃən/: Khó tiêu

• Hypertension /ˌhaɪ.pəˈten.ʃən/: Tăng huyết áp

• Amnesia /æmˈniː.zi.ə/: Chứng mất trí nhớ

• Anemic /əˈniː.mɪk/: Thiếu máu

• Bruise /bruːz/: Vết bầm tím

• Dehydrated /ˌdiːhʌɪˈdreɪtɪd/: Mất nước

>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin: Chìa khóa thành công trong kỷ nguyên số

4. Thủ tục khám bệnh y tế – Tiếng Anh chuyên ngành y khoa

• Check-up /ˈtʃek.ʌp/: Kiểm tra

• X-ray /ˈeks.reɪ/: Chụp X quang

• Blood test /ˈblʌd ˌtest/: Xét nghiệm máu

• Biopsy /ˈbaɪ.ɒp.si/: Sinh thiết

• MRI scan: Quét MRI

• Ultrasound /ˈʌl.trə.saʊnd/: Siêu âm

• CT scan: Chụp CT

• Eye exam: Khám mắt

• Physical therapy /ˌfɪz.ɪ.kəl ˈθer.ə.pi/: Vật lý trị liệu

• Dental exam: Khám răng

• ECG: Điện tâm đồ

• Urine test: Xét nghiệm nước tiểu

5. Phương pháp điều trị – Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành y khoa

Phương pháp điều trị - Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành y khoa

• Surgery /ˈsɜː.dʒər.i/: Ca phẫu thuật

• Therapy /ˈθer.ə.pi/: Trị liệu

• Medication /ˌmed.ɪˈkeɪ.ʃən/: Thuốc

• Vaccination /ˌvæk.sɪˈneɪ.ʃən/: Tiêm chủng

• Chemotherapy /ˌkiː.məʊˈθer.ə.pi/: Hóa trị

• Radiation therapy /reɪ.diˈeɪ.ʃən ˌθer.ə.pi/: Xạ trị

• Dialysis /daɪˈæl.ə.sɪs/: Chạy thận

• Insulin therapy /ˈɪn.sjə.lɪn ˈθer.ə.pi/: Liệu pháp insulin

• Antibiotic /ˌæn.ti.baɪˈɒt.ɪk/: Thuốc kháng sinh

• Immunotherapy /ˌɪm.jə.nəʊˈθe.rə.pi/: Liệu pháp miễn dịch

• Transplant /trænˈsplɑːnt/: Cấy ghép

• Physical rehabilitation /ˈfɪz.ɪ.kəl ˌriː.həˌbɪl.ɪˈteɪ.ʃən/: Phục hồi chức năng

• Inhaler /ɪnˈheɪ.lər/: Bình xịt định liều

• Acupuncture /ˈæk.jə.pʌŋk.tʃər/: Châm cứu

6. Từ vựng chỉ bác sĩ và các nhân viên trong bệnh viện

• Doctor /ˈdɒk.tər/: Bác sĩ

• Nurse /nɜːs/: Y tá

• Surgeon /ˈsɜː.dʒən/: Bác sĩ phẫu thuật

• Pharmacist /ˈfɑː.mə.sɪst/: Dược sĩ

• Therapist /ˈθer.ə.pɪst/: Nhà trị liệu

• Radiologist /ˌreɪ.diˈɒl.ə.dʒɪst/: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (X quang)

• Anesthesiologist /ˌæn.əsˌθiː.ziˈɒl.ə.dʒɪst/: Bác sĩ gây mê

• Pathologist /pəˈθɒl.ə.dʒɪst/: Nhà nghiên cứu bệnh lý học

• Psychologist /saɪˈkɒl.ə.dʒɪst/: Nhà tâm lý học

• Dietitian /ˌdaɪ.əˈtɪʃ.ən/: Chuyên gia dinh dưỡng

7. Các phòng ban và chuyên khoa – Danh sách tiếng Anh chuyên ngành y khoa

• Emergency Room (ER) /ɪˈməːdʒ(ə)nsɪ ruːm/: Phòng cấp cứu

• Operating Room (OR) /ˈɒp.ər.eɪ.tɪŋ ˌruːm/: Phòng mổ

• Pharmacy /ˈfɑː.mə.si/: Hiệu thuốc

• Clinic /ˈklɪn.ɪk/: Phòng khám

• Intensive Care Unit (ICU) /ɪnˌten.sɪv ˈkeə ˌjuː.nɪt/: Đơn vị chăm sóc đặc biệt (dành cho bệnh nặng)

• Laboratory /ləˈbɒr.ə.tər.i/: Phòng thí nghiệm

• Labour ward: Khoa phụ sản

• Pediatric ward: Khoa nhi

• Rehabilitation center: Trung tâm phục hồi chức năng

• Waiting room: Phòng chờ (khám bệnh)

• Radiology department /ˌreɪ.diˈɑː.lə.dʒi dɪˈpɑːrt. mənt/: Khoa chẩn đoán hình ảnh (X quang)

• Outpatient department (OPD) /ˈaʊtˌpeɪʃənt dɪˈpɑːtmənt/: Khoa bệnh nhân ngoại trú

>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành may, nền tảng giao tiếp tự tin

Danh sách tiếng Anh chuyên ngành y khoa: Từ viết tắt 

• ALS: Hội chứng ALS, bệnh xơ cứng teo cơ 1 bên

• BMI: Chỉ số khối cơ thể, thước đo lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng

• BP: Huyết áp

• CPR: Hồi sức tim phổi. Một quy trình cấp cứu kết hợp giữa thông khí nhân tạo (thổi ngạt) và ép tim trong lồng ngực.

• DNR: Lệnh không hồi sức, được bác sĩ lâm sàng ghi vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân để thông báo cho nhân viên y tế rằng không thực hiện hồi sức tim phổi trong trường hợp ngừng tim

• ED/ER: Khoa cấp cứu hoặc phòng cấp cứu

• EKG: Điện tâm đồ hay còn gọi là đo điện tim

• HDL-C: Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (cholesterol “tốt”)

• LDL-C: Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (cholesterol “xấu”)

• HR: Nhịp tim, được biểu thị bằng số nhịp mỗi phút

• NICU: Đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh, trẻ sinh non

• OR: Phòng mổ, nơi thực hiện mọi ca phẫu thuật

• Pre-op: Tiền phẫu

• PT: Vật lý trị liệu

• Rx: Ký hiệu viết tắt của tiếng Latinh “recipe” chỉ những thuốc kê đơn

>>> Tìm hiểu thêm: Các từ viết tắt trong tiếng Anh và quy tắc viết đúng

Thuật ngữ y khoa tạo thành từ tiền tố, hậu tố

Thuật ngữ y khoa

Một số thuật ngữ y khoa có cấu trúc tuân theo quy tắc tiền tố – hậu tố. Bạn có thể làm quen với những từ sau.

Tiền tố/ hậu tố Dịch nghĩa Ví dụ
A-, an- Thiếu hoặc không có Apathy: Thờ ơ; Analgia: Không đau đớn
Dys- Bất thường, khó khăn, đau đớn Dysphagia: Chứng khó nuốt
-ismus Co thắt Hemiballismus: Co thắt cơ
-itis Tình trạng viêm Tonsillitis: Viêm amidan
-lysis Sự phân hủy, tách Paralysis: Tê liệt
-osis Tình trạng bệnh tật bất thường Psychosis: Tâm thần
-pathy Bệnh, rối loạn Sociopathy: Rối loạn giao tiếp; Neuropathy: Rối loạn thần kinh
-plasty Phẫu thuật chỉnh sửa Rhinoplasty: Định dạng lại mũi
Poly- Chỉ số nhiều của một vật Polymyositis: Viêm cơ, thường đi kèm với viêm da
Retro- Thoái, sau Retroversion: Sự đảo ngược
Cardi(o)- Liên quan tới tim Cardiology: Tim học
Dermat(o)-, Derm(o)- Liên quan tới da Dermatology: Da liễu
Encephal(o)- Liên quan tới não Encephalogram: Não đồ
Gastr(o)- Liên quan tới dạ dày Gastric bypass: Phẫu thuật cắt bỏ 1 phần dạ dày
Myc(o)- Nấm Onychomycosis: Nấm móng tay, chân
Ost(e)-, Oste(o)- Liên quan tới xương Osteoporosis: Loãng xương
Rhin(o)- Liên quan tới mũi Rhinoceros: tê giác 1 sừng
-sclerosis Xơ cứng lại Multiple sclerosis: 1 loại viêm xơ cứng phổ biến
Thromb(o)- Liên quan tới máu đông Thrombus: Huyết khối; Thrombocytopenia: Giảm huyết cầu
Spondyl(o)- Liên quan tới tủy sống, đốt sống Spondylitis: Viêm cột sống

Một số mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành y khoa

1. “I need an ambulance” hoặc “Call emergency services!”: “Tôi cần gọi cấp cứu khẩn cấp”

• Ở Việt Nam: Gọi 115

• Ở Mỹ và Canada: Gọi 911

• Ở Anh: Gọi 999 hoặc 112

• Ở Úc: Gọi 000

2. “I’ve been experiencing pain/discomfort in my…”: “Tôi đang cảm thấy đau/khó chịu ở vùng… của mình”

Ví dụ:

• I’ve been experiencing pain in my knee. (Tôi bị đau ở đầu gối.)

• I’ve been experiencing discomfort in my right ear. (Tôi cảm thấy khó chịu ở tai phải.)

3. “I have a … allergy”: Tôi bị dị ứng…

4. “I need medicine for a …”: “Tôi cần thuốc điều trị…”

Ví dụ:

• I need medication for a headache. (Tôi cần thuốc trị đau đầu.)

• I need medicine for a cough. (Tôi cần thuốc trị ho.)

5. “I have a family history of…”: Tôi có tiền sử gia đình…

Ví dụ:

• The women in my family have a history of breast cancer. (Những người phụ nữ trong gia đình tôi đều có tiền sử mắc bệnh ung thư vú.)

• I have a family history of high blood pressure. (Gia đình tôi có tiền sử bị cao huyết áp.)

6. “I got a …-ache”: “Tôi bị đau ở…”

Ví dụ:

• Headache: Đau đầu

• Toothache: Đau răng

• Stomachache: Đau dạ dày

7. “Can I feel your…?”: “Tôi có thể khám… của bạn không?”

Trong trường hợp bác sĩ muốn kiểm tra thực tế một bộ phận trên cơ thể bạn.

Ví dụ:

• Can I feel your stomach? (Tôi có thể khám dạ dày của bạn không?)

8. “Does it hurt if…?”: Có đau không nếu…?

Ví dụ:

• Does it hurt if I push there? (Có đau không nếu tôi ấn vào đó?)

9. “What symptoms do you have?”: Bạn có những triệu chứng gì?

10. “Can I make an appointment to see (a doctor/nurse)?”: “Tôi có thể đặt lịch hẹn gặp (bác sĩ/y tá) được không?”

11. “Does this medicine cause any side effects?”: “Thuốc này có gây ra tác dụng phụ gì không?”

12. “What dosage do I take?”: Tôi dùng với liều lượng nào?”

>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những câu hỏi tiếng Anh thông dụng trong giao tiếp

Hướng dẫn cách học tiếng Anh chuyên ngành y khoa hiệu quả

Hướng dẫn cách học tiếng Anh chuyên ngành y khoa hiệu quả

Thế giới từ vựng tiếng Anh chuyên ngành y khoa với vô số vốn từ cần ghi nhớ có thể khiến bạn căng thẳng. Một số cách học tiếng Anh chuyên ngành y khoa hiệu quả dưới đây sẽ là gợi ý thú vị cho bạn:

1. Ghi nhớ các tiền tố, hậu tố

Hầu hết các thuật ngữ y khoa thường là sự kết hợp của một từ gốc với một tiền tố (một vài chữ cái đầu tiên của một từ) và một hậu tố (phần cuối của một từ). Các từ gốc giống nhau thường có nghĩa liên quan. Ví dụ: từ “pathology” có nghĩa là “nghiên cứu về bệnh tật”. Trong đó, từ gốc “patho” nghĩa là “liên quan đến một căn bệnh” và hậu tố “logy” nghĩa là “nghiên cứu về một chủ đề nào đó”. Tương tự, với những từ khác như “cardiology” nghĩa là “nghiên cứu về tim”, “dermatology” là “nghiên cứu về da”…

2. Sử dụng trí nhớ trực quan, cách học tiếng Anh chuyên ngành y khoa hiệu quả

Khi bạn ghép một từ với một hình ảnh, bạn sẽ ghi nhớ từ đó nhanh hơn. Hình ảnh càng cụ thể và chi tiết thì từ ngữ đó càng in sâu vào tâm trí bạn.

3. Thực hành hội thoại

Luyện tập hội thoại bằng việc tạo ra các tình huống nhập vai giữa bác sĩ và bệnh nhân.

4. Nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu

Xem phim truyền hình và phim tài liệu, dùng ứng dụng, đọc website, đọc sách tiếng Anh chuyên ngành y khoa để mở rộng vốn từ vựng, nâng cao kỹ năng nghe và làm quen với môi trường y tế.

a. Gợi ý đầu sách học tiếng Anh chuyên ngành y khoa

• English in Medicine (Cambridge)

• Medical English

• Professional English in Use Medicine (Cambridge)

• Surgical English

• Sprachkurs Medical English

b. Gợi ý ứng dụng học tiếng Anh chuyên ngành y khoa

• Oxford Medical Dictionary

• Diseases Dictionary Medical

• Medical Terminology Dictionary

• Drugs Dictionary Offline

c. Gợi ý website học tiếng Anh chuyên ngành y khoa

Medical News Today

Health & Medicine News – ScienceDaily

Medscape

Healthline

>>> Tìm hiểu thêm: Cách học thuộc từ vựng tiếng Anh: 12 mẹo học nhớ lâu hiệu quả

Bài viết trên đã chia sẻ với bạn về kiến thức tiếng Anh chuyên ngành y khoa phổ biến nhất. Với danh sách từ vựng, thuật ngữ, từ viết tắt và các mẫu câu giao tiếp thường gặp, bạn có thể nắm chắc kiến thức và áp dụng hiệu quả trong lĩnh vực này.

Nguồn tham khảo

  1. Hospital and Medical Vocabulary – Ngày truy cập 24-6-2024
  2. 101 English Medical Words You Should Know – Ngày truy cập 24-6-2024

 

location map