Cấu trúc Help: A-Z cách sử dụng và bài tập có đáp án

Cấu trúc Help: A-Z cách sử dụng và bài tập có đáp án

Tác giả: Nguyen An

Cấu trúc Help là một dạng ngữ pháp vô cùng phổ biến trong giao tiếp tiếng Anh vì tính đơn giản của nó. Tuy đơn giản, nhưng vẫn có không ít bạn chưa thành thạo cấu trúc Help. Cùng đi sâu hơn vào những kiến thức cơ bản như cách dùng Help, Help đi với giới từ gì bài tập cấu trúc Help sb + gì có đáp án nhé!

Tổng hợp cách dùng cấu trúc help + gì thường gặp

1. Help sb + gì?

S + help + sb + V/to V – infinitive

Khi ở sau help là một người nào đó khác với chủ ngữ (subject), thì bạn có thể chọn giữa V và to V mà không lo nghĩa gốc của câu bị thay đổi. Help sb do sth trong trường hợp này cũng có nghĩa là giúp ai đó làm việc gì đó.

Ví dụ:

• Can you help me find my keys? (Bạn có thể giúp tôi tìm chìa khóa của tôi được không?)

• The app helps you organize your schedule. (Ứng dụng giúp bạn sắp xếp lịch trình của mình.)

Nhiều người thắc mắc sau help là to V hay Ving? Help + to or ing? Với cấu trúc help sb + gì thì chỉ có thể là to V hoặc V chứ không bao giờ là Ving.

2. Help someone + gì?

S + help + someone

Bạn dùng cấu trúc này khi muốn diễn tả rằng ai đó hoặc việc gì đó giúp đỡ cho ai đó khác.

Ví dụ:

• He is trying his best to do a good job so he can help others. (Anh ấy đang cố gắng hết sức để làm một công việc tốt và anh ấy có thể giúp đỡ người khác.)

• You can help her by finding her a job. (Bạn có thể giúp đỡ cô ấy bằng cách tìm cho cô ấy một công việc.)

3. Cấu trúc can’t help (but)

S + can’t/couldn’t + help + V – ing hoặc S + can’t/couldn’t + help + but + V

Với cấu trúc help + gì này, nếu bạn thắc mắc sau help là to V hay Ving thì cấu trúc can’t/couldn’t + help dạng không có but sẽ là help + Ving.

Ví dụ:

• I couldn’t help feeling sorry for her. (Tôi không thể không cảm thấy thương hại cô ấy.)

• I can’t help but think. (Tôi không thể không nghĩ.)

>>> Tìm hiểu thêm: Cấu trúc I think để bày tỏ suy nghĩ cá nhân cực chuẩn

Ý nghĩa của cấu trúc Help

Help là một động từ (verb) phổ biến trong tiếng Anh, thường mang nghĩa “giúp đỡ” hay “hỗ trợ”; tức là giảm bớt độ khó khăn cho việc làm của ai đó bằng cách tham gia thực hiện việc đó cùng họ.

Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ nhất trong câu cũng có thể khiến cấu trúc Help mang nghĩa khác biệt. Cùng xem qua một số ví dụ đơn giản về cấu trúc Help bạn nhé.

Ví dụ:

• Layla helped me do my homework.
(Layla đã giúp tôi làm bài tập về nhà.)

• Leslie helps John clean the house every day.
(Leslie giúp John dọn nhà mỗi ngày.)

>>> Tìm hiểu thêm: 100 động từ bất quy tắc thường gặp và 30 danh từ bất quy tắc thông dụng nhất

Cách dùng Help và công thức Help

Cách dùng cấu trúc Help và công thức Help

Như đã nói ở trên, những thay đổi nhỏ nhất trong câu đôi khi cũng có thể thay đổi ý nghĩa của cấu trúc Help. Cùng điểm qua từng cấu trúc Help, từ dễ đến khó bạn nhé!

1. Cấu trúc Help sb (somebody)

Help + gì? Khi ở sau Help là một người nào đó khác với chủ ngữ (subject), thì sau đó thường là verb (động từ) hoặc to V – infinitive. Trong trường hợp này, Help đơn giản mang nghĩa là giúp đỡ ai đó làm một việc gì đó. Cấu trúc Help somebody có công thức cụ thể như sau:

S + help + sb + V/to V – infinitive

Ví dụ:

• Lana helped John to clean the garage.
(Lana đã giúp John lau dọn ga-ra.)

• Makoto helps her little brother do his homework every day.
(Makoto giúp em trai cô ấy làm bài tập về nhà mỗi ngày.)

Lưu ý:

Trên thực tế, sau sb (somebody) là V hay to V đều không quan trọng. Bạn có thể thoải mái chọn giữa V và to V mà không lo nghĩa gốc của câu bị thay đổi. Hãy ghi nhớ điều này nếu muốn đạt điểm cao trong những dạng bài tập viết lại câu bạn nhé!

Help sb (somebody) to V/V hay V-ing? Ở hầu hết các trường hợp, sau sb (somebody) chỉ có thể là to – V hoặc verb, chứ không phải là V – ing.

Ví dụ:

• I helped him look for his dog yesterday.
(Hôm qua tôi đã giúp anh ta tìm chó của mình.)

Chứ không phải:

• I helped him looking for his dog yesterday.
*phải thay looking thành look hoặc to look

>>> Tìm hiểu thêm: Cách viết số thứ tự trong tiếng Anh và phân biệt với số đếm

2. Cấu trúc Help oneself

Bạn sử dụng công thức này khi muốn nói rằng ai đó tự làm một việc gì đó một mình. Đặc biệt, sau oneself thường sẽ là to + something chứ không phải verb (động từ) hay to – V. Công thức Help oneself có dạng như sau:

S + help + oneself + to + something

Ví dụ:

• I help myself to a cup of coffee every morning.
(Tôi tự pha cho mình một tách cà phê mỗi sáng.)

• Lana helps herself to her breakfast.
(Lana tự làm bữa sáng cho mình.)

3. Cấu trúc Can’t help (but)

Cấu trúc Can't help (but)

Ngược lại với các cấu trúc Help trên, nếu ở trước Help là can’t hay couldn’t thì Help trong trường hợp này thường sẽ mang nghĩa là không thể ngưng làm gì đó, hoặc không thể không làm việc gì đó. Công thức như sau:

S + can’t/couldn’t + help + V – ing

hoặc:

S + can’t/couldn’t + help + but + V

Ví dụ:

Cấu trúc Can’t help không có but

• I can’t help laughing because he looks too silly.
(Tôi không thể ngừng cười vì trông anh ta quá ngớ ngẩn.)

• Layla couldn’t help crying since Lou was her favorite pet.
(Layla không thể ngưng khóc vì Lou đã luôn là thú cưng yêu thích của cô ấy.)

Cấu trúc Can’t help có but

• I can’t help but laugh because he looks too silly.
(Tôi không thể ngừng cười vì trông anh ta quá ngớ ngẩn.)

• Layla couldn’t help but cry since Lou was her favorite pet.
(Layla không thể ngưng khóc vì Lou đã luôn là thú cưng yêu thích của cô ấy.)

Bạn có thể thấy nghĩa của câu Can’t help có but và không có but là hầu như không khác nhau. Nếu muốn đạt điểm tuyệt đối trong các bài kiểm tra tiếng Anh, hãy nhớ điều này bạn nhé!

>>> Tìm hiểu thêm: Cách đặt câu hỏi Wh trong tiếng Anh và mẫu câu thông dụng

4. Help trong câu bị động

Help trong câu bị động

Cách chuyển một câu Help chủ động (active) thành một câu bị động (passive) khá đơn giản. Công thức của câu Help bị động có dạng như sau:

Dạng chủ động:

S + help + sb + to V – infinitive/V

Dạng bị động:

S + to be + helped + to + V… (+ by sb)

hoặc:

S + to be + helped + with + V – ing… (+ by sb)

Ví dụ:

• Morgana helped us clean our room.
(Morgana đã giúp chúng tôi dọn phòng của mình.)

Chuyển thành dạng bị động như sau:

• We were helped to clean our room by Morgana.
(Chúng tôi đã được Morgana giúp dọn phòng.)

hoặc:

• We were helped with cleaning our room by Morgana.
(Chúng tôi đã được Morgana giúp dọn phòng.)

Như vậy, có thể thấy rằng sử dụng to + V hay with + V – ing trong câu Help bị động đều không thay đổi nghĩa gốc của câu. Do đó, bạn có thể linh hoạt giữa việc sử dụng to + V hay V – ing để tránh bị lặp lại cấu trúc câu quá nhiều khi giao tiếp.

Những lưu ý đặc biệt với cấu trúc Help

Những lưu ý đặc biệt với cấu trúc Help

Nếu đến đây bạn vẫn chưa tự tin rằng bản thân đã nắm vững các cấu trúc Help, thì cùng ILA đi qua phần lưu ý sau đây nhé.

• Sau Help là gì?

Sau Help có thể là somebody hoặc oneself. Trong trường hợp sau Help là somebody, thì một người nào đó khác đang nhận được sự giúp đỡ của chủ thể. Ngược lại, nếu sau Help là oneself, thì chủ thể đang tự phục vụ chính mình.

• Help sb (somebody) + gì?

Rất nhiều bạn mới tiếp xúc với cấu trúc Help bị nhầm rằng sau Help sb (somebody) là doing sth (something). Trên thực tế, không có cấu trúc Help nào có dạng Help doing sth cả. Thay vào đó, sau Help sb chỉ có thể là to – V hoặc V.

Trường hợp duy nhất mà sau Help là V – ing đó là trong cấu trúc Can’t help dạng không có but, với công thức là: S + can’t/couldn’t + help + V – ing…

>>> Tìm hiểu thêm: 12 cách học thuộc từ vựng tiếng Anh nhanh và ghi nhớ lâu

Help đi với giới từ gì?

Help có thể đi với rất nhiều giới từ, đó có thể là: as, at, beyond, during… Tuy nhiên, ngoài “to” là giới từ phổ biến thường có mặt trong các cấu trúc Help, “on” và “with” là hai giới từ khác cũng không kém phổ biến vì tính đơn giản và sự rõ nghĩa.

Về cơ bản, Help on và Help with không khác nhau nhiều về cách sử dụng, đều mang nghĩa là giúp ai đó với việc gì đó. Tuy nhiên, khác với cấu trúc Help somebody to V/V, sau on và with thường là N/Noun phrase.

Ví dụ:

• Makoto helps her little brother do his homework every day.
(Makoto giúp em trai mình làm bài tập về nhà mỗi ngày.)

Có thể được viết lại như sau:

• Makoto helps her little brother on his homework every day.
(Makoto giúp em trai mình làm bài tập về nhà mỗi ngày.)

• Makoto helps her little brother with his homework every day.
(Makoto giúp em trai mình làm bài tập về nhà mỗi ngày.)

Như vậy, điểm khác biệt duy nhất của Help on/with và cấu trúc Help somebody thông thường là: Sau Help on/with là Noun/Noun phrase, và sau Help somebody là verb/to – V. Về nghĩa, Help on/with và Help somebody không khác nhau nhiều, đều mang nghĩa là giúp ai đó làm điều gì đó, giúp ai đó với điều gì đó.

>>> Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc trước giới từ là gì để sử dụng cho đúng

Bài tập cấu trúc Help có đáp án

Bài tập cấu trúc Help có đáp án

Kiểm tra kiến thức của mình với phần bài tập cấu trúc Help từ dễ đến khó sau đây bạn nhé!

Bài 1: Chia dạng động từ đúng

1. I can’t help but … (laughing) at his stupid face!

2. We … (be) helped with cleaning the table by Lucy.

3. She couldn’t help … (feel) nervous, it’s her final exam.

4. Laura helps his brother to … (doing) the laundry every day.

5. He … (help) himself to a cup of tea every evening.

Bài 2: Khoanh đáp án đúng

1. Lisa helped her little sister … her homework. (with/doing)

2. Hiiro couldn’t help but … at his sister. (laugh/laughing)

3. Jay! Can you help Daddy … his car? (park/with)

4. I help … to some spaghetti every morning. (myself/themselves)

5. Please help me … my car, it’s not working! (with/repairing)

Đáp án

Bài 1:

1. laugh

2. were

3. feeling

4. do

5. helps

Bài 2:

1. with

2. laugh

3. park

4. myself

5. with

Trên đây là A – Z về cấu trúc Help, từ cách dùng, đến các công thức, những trường hợp đặc biệt cùng với bài tập tham khảo. ILA mong bạn sẽ có thể luyện tập thật tốt và sớm đạt được mục tiêu của mình trong tiếng Anh.

>>> Tìm hiểu thêm: Cung hoàng đạo nào học giỏi tiếng Anh nhất?

Nguồn tham khảo

  1. Help – Ngày truy cập: 25-7-2023
  2. Help – Ngày truy cập: 25-7-2023
location map