Động từ (verb) trong tiếng Anh là một trong những thành phần chủ yếu cấu thành nên câu. Rất nhiều bạn khi mới học tiếng Anh vẫn thắc mắc sau động từ là gì, các loại từ được dùng kèm theo động từ… ILA sẽ “bật mí” cho bạn tất tần tật những kiến thức về động từ, sau động từ là từ loại gì… mà bạn cần nắm để có thể nâng trình tiếng Anh!
Động từ là gì?
Trước khi tìm hiểu các vấn đề như sau động từ thường là gì, cách dùng động từ trong câu như thế nào…, bạn cần hiểu động từ trong tiếng Anh là gì. Động từ (verb) là những từ vựng dùng để miêu tả hành động/trạng thái của một hay nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng, con người. Chính vì thế, động từ (verb) chính là một trong những thành phần chủ yếu để tạo nên một câu hoàn chỉnh trong tiếng Anh với đầy đủ ý nghĩa, thông tin.
Ví dụ:
• He reads books every weekend. (Anh ấy đọc sách vào mỗi cuối tuần).
• Jackie loves animals very much. (Jackie rất yêu thích động vật).
• She refused all requests from Henry. (Cô ấy từ chối mọi yêu cầu từ Henry).
• I want to go to the zoo with my parents. (Tôi muốn đi sở thú cùng với bố mẹ).
Phân loại động từ trong tiếng Anh
Ngoài ra, trước khám phá kiến thức sau động từ là gì, bạn cũng cần tìm hiểu rõ các loại động từ trong tiếng Anh. Có rất nhiều cách phân loại động từ dựa theo mục đích sử dụng của chúng. Có thể chia ra thành các nhóm như sau:
1. Động từ thể chất (physical verbs)
Đây là các động từ miêu tả một hành động là những chuyển động cụ thể, chi tiết, rõ ràng của người, vật, sự kiện…
Ví dụ:
• Nolan jogs every morning. (Nolan chạy bộ vào mỗi buổi sáng).
• The kids are climbing the tree in my yard. (Lũ trẻ đang trèo cây ở vườn của tôi).
2. Động từ trạng thái (stative verbs)
Là các động từ miêu tả các giác quan của con người, về suy nghĩ, cảm xúc, sự tồn tại, các trạng thái, sở hữu hay quan điểm…
Ví dụ:
• I like ice cream. (Tôi thích ăn kem)
• The shirt belongs to me. (Chiếc áo này thuộc về tôi).
3. Động từ nhận thức (mental verbs)
Là các động từ chỉ trạng thái nhận thức, liên quan đến việc giải quyết các vấn đề bằng logic hay lý tính và là các hành động trừu tượng, không hữu hình. Điển hình là các hoạt động liên quan đến suy nghĩ, lên kế hoạch, khám phá và hiểu biết…
Ví dụ:
• I understand what he said. (Tôi hiểu những gì anh ấy nói).
• She noticed a job posting on Facebook. (Cô ấy đã để ý đến một thông báo tuyển dụng việc làm trên Facebook).
4. Động từ hành động (action verbs)
Trước khi tìm hiểu sau động từ là gì, hãy xem qua động từ chỉ hành động. Đây là những từ chiếm đa số nhất trong tiếng Anh, dùng để miêu tả một hành động nào đó về thể chất hoặc tinh thần, thường được sử dụng để giải thích về một sự việc đã, đang hoặc sẽ xảy ra.
Ví dụ:
• He left the office after finishing work. (Anh ấy rời đi khỏi văn phòng sau khi làm việc xong).
• She will celebrate her 10th wedding anniversary in October. (Cô ấy sẽ kỷ niệm 10 năm ngày cưới vào tháng Mười).
5. Ngoại động từ (transitive verbs)
Là những động từ chỉ một hành động tác động đến một người, sự vật, hiện tượng nào đó. Người/vật chịu tác động từ hành động này được gọi là tân ngữ. Vì thế, một ngoại động từ luôn có tân ngữ đi sau. Ngoại động từ cũng được chia thành 2 nhóm như sau:
5.1. Ngoại động từ đơn: là động từ chỉ có một tân ngữ đứng sau.
Ví dụ:
• I always listen to music in my free time. (Tôi luôn nghe nhạc vào thời gian rảnh).
• Tony is going to buy a new car next week. (Tony sẽ mua một chiếc xe mới vào tuần sau).
5.2. Ngoại động từ kép: là động từ có 2 tân ngữ đi kèm.
Ví dụ:
• She has lent me some money to pay the rent. (Cô ấy đã mượn tôi một ít tiền để trả tiền nhà).
• The shipper just gave me the free order. (Người giao hàng vừa giao cho tôi một đơn hàng miễn phí).
6. Nội động từ (intransitive verbs)
Nội động từ là từ mà bản thân nó đã có thể nói rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa của câu mà không cần phải tác động lên một vật nào, tức là nội động từ không cần tân ngữ đi sau. chính vì thế, nội động từ cùng không thể chuyển về dạng câu bị động (passive voice).
Ví dụ:
• Martha laughed while watching a stand-up comedy show. (Martha đã cười vui vẻ khi xem chương trình hài độc thoại).
• Odile is sleeping in the bedroom. (Odile đang ngủ trong phòng).
>>> Xem thêm: 100 động từ bất quy tắc thường gặp và 30 danh từ bất quy tắc thông dụng nhất
7. Trợ động từ (auxiliary verbs)
Đây là các động từ dùng để bổ sung ý nghĩa đầy đủ hơn cho động từ chính trong câu. Các ý nghĩa được trợ động từ bổ sung thường về hình thái, tính chất, khả năng, mức độ… của hành động, trạng thái.
Có 12 trợ động từ trong tiếng Anh bao gồm: be, have, do, can, shall, will, may, must, need, ought, dare, used. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý 9 trợ động từ được xếp vào động từ khuyết thiếu (modal verbs) là can, may, must, shall, will, need, ought, dare, used.
Ví dụ:
• You can complete your homework before 5 p.m. (Bạn có thể hoàn thành bài tập trước 5 giờ chiều).
• Phoebe needs to change her hairstyle for the interview. (Phoebe cần thay đổi kiểu tóc cho buổi phỏng vấn).
8. Động từ liên kết (linking verbs)
Đây là các động từ dùng để liên kết và tạo ra mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Từ này không mang ý nghĩa mô tả, thể hiện một hành động cụ thể.
Ví dụ:
• I feel tired after working hard. (Tôi cảm thấy mệt sau khi làm việc vất vả).
• Albert has become a mature man. (Albert đã trở thành một người đàn ông trưởng thành).
Sau động từ là gì?
1. Sau động từ là tính từ (adjective)
Trong tiếng Anh, các tính từ thường sẽ đi sau động từ to be hoặc các động từ liên kết (linking verbs) để miêu tả tính chất của con người, sự vật, sự việc, hiện tượng…
Cấu trúc:
Verb + Adjective |
Ví dụ:
• She is taller than his sister. (Cô ấy cao hơn chị của mình).
• Robert looks handsome wearing this jacket. (Robert trông đẹp trai khi mặc chiếc áo khoác này).
2. Sau động từ là gì? Là tân ngữ (Object)
Không phải động từ nào cũng cần có tân ngữ (object) đi sau, điển hình là các nội động từ. Đôi khi, có những ngoại động từ kép đi sau có đến 2 tân ngữ.
Cấu trúc:
Verb + Object |
Ví dụ:
• She sells souvenirs at the store. (Cô ấy bán đồ lưu niệm ở cửa hàng).
• Mike is finding his key. (Mike đang tìm chìa khóa của anh ấy).
• He paid me the deposit for the new computer yesterday. (Anh ấy đã thanh toán cho tôi số tiền đặt cọc cho chiếc máy tính mới ngày hôm qua).
3. Sau động từ là trạng từ (adverb)
Trạng từ (adverb) thường sẽ đứng sau các động từ, nếu động từ có kèm theo tân ngữ (Objective) thì sẽ trạng từ đó sẽ đứng đằng sau tân ngữ.
Cấu trúc:
Verb + Adverb |
Ví dụ:
• She is dancing professionally. (Cô ấy đang nhảy múa một cách chuyên nghiệp).
• The kids played happily. (Lũ trẻ đã chơi đùa một cách vui vẻ).
• The tutor teaches students enthusiastically. (Gia sư dạy cho học sinh một cách tận tình).
4. Sau động từ là gì? Là tân ngữ và động từ
Cấu trúc 1:
Verb + Object + to infinitive |
Ví dụ:
• Fidelia allows him to pursue her. (Fidelia cho phép anh ấy theo đuổi cô ấy).
• I invite you to go to my birthday party on Sunday. (Thân mời bạn đến với buổi tiệc sinh nhật của tôi vào Chủ nhật).
Cấu trúc 2:
Verb + Object + bare infinitive |
Ví dụ:
• I saw the robber exiting the bank. (Tôi đã thấy tên cướp chạy ra khỏi ngân hàng).
• Timothy helps us paint pictures on the wall every Saturday. (Timothy giúp chúng tôi vẽ các bức tranh trên tường vào mỗi thứ Bảy).
Cấu trúc 3:
Verb + Object + V_ing |
Ví dụ:
• She has observed us decorating the room. (Cô ấy đã quan sát chúng tôi trang trí căn phòng).
5. Sau động từ là tân ngữ và mệnh đề (clause)
Cấu trúc 1:
Verb + Object + Clause with “that” |
Ví dụ:
• Elena confirmed to me that she rented the apartment. (Elena đã xác nhận với tôi rằng chính cô đã thuê căn hộ này).
• Sabrina told her friend that she was in love with Henry. (Sabrina nói với bạn bè rằng cô ấy đang yêu Henry).
Cấu trúc 2:
Verb + Object + Clause with “wh-” |
Ví dụ:
• I will ask her why she skipped Wednesday’s test. (Tôi sẽ hỏi cô ấy vì sao lại bỏ qua bài kiểm tra vào thứ Tư).
• He took care of the children when they were sick. (Anh ấy đã chăm sóc cho lũ trẻ khi chúng ốm).
>>> Xem thêm: Lý thuyết mệnh đề quan hệ giúp bạn ghi điểm cao ở kỹ năng viết
Cấu trúc 3:
Verb + Object + Past Participle |
Ví dụ:
• I don’t want the trip ended early. (Tôi không hề muốn chuyến đi đó kết thúc sớm).
>>> Xem thêm: Quá khứ phân từ là gì? Cách dùng và bài tập thực hành
6. Sau động từ là gì? Là tân ngữ và tính từ/cụm tính từ
Cấu trúc:
Verb + Object + Adjective/Adjective Phrase |
Ví dụ:
• Clara always makes me surprised. (Clara luôn làm tôi bất ngờ).
• He decorated the room much more splendid. (Anh ấy đã trang trí căn phòng lộng lẫy hơn rất nhiều).
7. Sau động từ là giới từ
Cấu trúc 1:
Verb + Preposition + Object |
Ví dụ:
• Kenta comes from Tokyo. (Kenta đến từ Tokyo).
• She works at this company. (Cô ấy làm việc ở văn phòng này).
Cấu trúc 2:
Verb + (Object) + Preposition + V_ing |
Ví dụ:
• We apologize to you for being late for this class. (Chúng tôi xin lỗi bạn vì đã đến trễ buổi học này).
>>> Xem thêm: Tất tần tật tất cả các giới từ trong tiếng Anh bạn cần nắm vững
8. Sau động từ là gì? Là danh động từ (gerund)
Cấu trúc:
V + Gerund (V_ing) |
Ví dụ:
• For Julie, a vacation means not doing her homework. (Đối với Julie, một kỳ nghỉ có nghĩa là cô ấy không phải làm bài tập về nhà).
9. Sau động từ là chủ ngữ (Subject)
Trong giao tiếp tiếng Anh, chủ ngữ thường sẽ đứng trước động từ trong đại đa số tình huống. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đảo thành phần để động từ đứng trước chủ ngữ như trong câu hỏi, câu đảo ngữ…
>>> Xem thêm: Tổng hợp, hướng dẫn cụ thể các dạng câu hỏi trong tiếng Anh
Cấu trúc:
Verb + Subject |
Ví dụ:
• Where is my smartphone? (Chiếc điện thoại của tôi đâu rồi?).
• Growing up in the desert are cactuses. (Mọc lên giữa sa mạc chính là những cây xương rồng).
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã nắm được trọn bộ kiến thức về động từ cũng như sau động từ là gì, sau động từ là từ loại gì. Chắc chắn bạn sẽ tiếp thu được với nhiều thông tin thú vị nữa về tiếng Anh với các nội dung hấp dẫn từ các bài viết tiếp theo của ILA!