Workshop là gì và có gì khác biệt so với những hội thảo hay cuộc họp truyền thống? Hãy cùng ILA tìm hiểu cách thức chương trình workshop hoạt động như thế nào và những ý tưởng tổ chức workshop tiếng Anh hữu ích qua bài viết này.
Tìm hiểu workshop là gì?
Workshop /ˈwɜːk.ʃɒp/ là thuật ngữ quen thuộc được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy workshop là gì? Mục tiêu khi tổ chức workshop là gì?
1. Khái niệm workshop
Workshop là mô hình được tổ chức như buổi họp tương tác, trong đó những người trong nhóm sẽ trải qua các hoạt động để giải quyết vấn đề hay thực hiện một dự án cụ thể. Vậy workshop tiếng Việt là gì? Workshop trong tiếng Việt có thể được xem là buổi hội thảo hay chương trình trao đổi thông tin, kinh nghiệm. Các chủ đề của chương trình workshop rất đa dạng, từ thời trang, y tế, ẩm thực, giáo dục đến bán hàng, marketing…
Ví dụ:
• The university hosted a study abroad workshop to help students explore international education opportunities. (Trường đại học đã tổ chức workshop du học để giúp sinh viên khám phá các cơ hội giáo dục quốc tế.)
• The marketing workshop focused on teaching small business owners how to build effective social media campaigns. (Chương trình workshop marketing tập trung vào việc hướng dẫn các chủ doanh nghiệp nhỏ cách xây dựng các chiến dịch truyền thông mạng xã hội hiệu quả.)
2. Phân loại workshop
Có rất nhiều hình thức làm workshop khác nhau, tùy thuộc vào mục đích mà chương trình workshop đó hướng tới. Vậy một số dạng thường gặp của workshop là gì? Hãy thử tìm hiểu ngay dưới đây.
• Training workshop (workshop đào tạo): Được thiết kế để dạy cho người tham gia những kỹ năng hoặc kiến thức mới về chủ đề cụ thể.
• Brainstorming workshop (workshop động não): Tập trung vào việc tạo ra các ý tưởng sáng tạo và giải quyết vấn đề.
• Team-building workshop (workshop xây dựng đội nhóm): Các hoạt động được thiết kế để cải thiện khả năng giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề trong nhóm.
• Strategic planning workshop (workshop lập kế hoạch chiến lược): Được áp dụng để phát triển chiến lược phục vụ cho các mục tiêu dài hạn.
• Problem-solving workshop (workshop giải quyết vấn đề): Chú trọng việc xác định và giải quyết những thách thức hay trở ngại nào đó.
>>> Tìm hiểu thêm: Trật tự từ trong câu tiếng Anh: Hướng dẫn sắp xếp dễ hiểu nhất
3. Mục tiêu của chương trình workshop
Khác với những cuộc họp truyền thống, workshop thường mang tính tương tác và tham gia cao hơn. Vậy mục tiêu của workshop là gì? Khi tổ chức workshop thành công, bạn sẽ thu hút được nhiều người tham gia và truyền đạt kiến thức hiệu quả, tạo cơ hội để mở rộng mạng lưới kết nối và nâng cao uy tín cá nhân trong lĩnh vực.
• Learning and development (Học tập và phát triển): Cung cấp cho người tham gia kiến thức, kỹ năng hoặc góc nhìn mới về một chủ đề nhất định thông qua thảo luận và hoạt động thực tế.
• Collaboration and team building (Hợp tác và xây dựng đội nhóm): Khuyến khích hợp tác và tăng cường liên kết giữa các thành viên trong nhóm, tạo môi trường tiến bộ để giải quyết vấn đề và chia sẻ ý tưởng.
• Creativity and innovation (Sáng tạo và đổi mới): Workshop tạo ra những ý tưởng mới, mở rộng tư duy đổi mới và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
• Decision-making and problem-solving (Đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề): Workshop giúp người tham gia xác định và đề ra giải pháp cho những vấn đề trong công việc hoặc cuộc sống.
• Building skills (Xây dựng kỹ năng): Workshop mang lại các cơ hội thực hành để người tham gia học kỹ năng mới và áp dụng vào thực tế, như kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian hoặc giải quyết xung đột…
>>> Tìm hiểu thêm: 100 động từ bất quy tắc thường gặp, 30 danh từ bất quy tắc
Tổ chức workshop tiếng Anh
Việc tổ chức workshop tiếng Anh góp phần nâng cao các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh bằng cách phát triển cả 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết. Các chương trình workshop tạo môi trường năng động và hào hứng, giúp mở rộng vốn tiếng Anh và nhiều kỹ năng cuộc sống khác cần thiết cho người học. Dưới đây là gợi ý những cách tổ chức workshop theo chủ đề “English Language Skills” cho các nhóm học tiếng Anh.
1. Impromptu Speaking Workshop là gì?
Impromptu Speaking (ứng khẩu) là cơ hội để người học thực hành kỹ năng nói tiếng Anh và trả lời câu hỏi tiếng Anh mà mình không được biết trước. Cách thức tương tác tức thời này thúc đẩy độ trôi chảy khi nói tiếng Anh và sự thoải mái khi sử dụng ngôn ngữ.
>>> Tìm hiểu thêm: TOEIC speaking: cách ôn luyện kỹ năng nói trong bài thi TOEIC
2. Listening Strategies Workshop là gì?
Listening Strategies (chiến lược nghe) là dạng workshop để thực hành kỹ năng nghe và ghi chú trong lúc nghe. Workshop kiểu này có lợi ích là giúp người học nhận biết các từ chuyển tiếp (transition word) và từ vựng chính để nắm được thông tin cần thiết.
3. Participating in and Leading Classroom Discussions Workshop là gì?
Participating in and Leading Classroom Discussions (tham gia và dẫn dắt các cuộc thảo luận trong lớp học) cho phép người học tham gia vào những cuộc thảo luận trên lớp về những bài đọc và chủ đề từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Workshop này là cơ hội để thực hành vốn từ vựng học thuật hoặc từ vựng tổng quát.
4. Reading Strategies Workshop là gì?
Reading Strategies (chiến lược đọc) là workshop tập trung vào các chiến lược đọc hiệu quả và các kỹ thuật chú thích khi đọc. Workshop còn cung cấp các dấu hiệu nhận biết ý quan trọng trong ngữ cảnh để hiểu ý nghĩa và tăng cường khả năng đọc trôi chảy.
>>> Tìm hiểu thêm: Top 3 bài đọc tiếng Anh giúp bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ
5. Spoken English Fluency Workshop là gì?
Mô hình workshop Spoken English Fluency (nói tiếng Anh trôi chảy) giúp người học nắm bắt các yếu tố cần thiết khi nói tiếng Anh. Bài tập thực hành trong workshop sẽ xoay quanh cách phát âm (pronunciation), ngữ điệu (intonation), ngắt, nghỉ (pause) và trọng âm (stress).
6. Writing Workshop là gì?
Writing Workshop (workshop chuyên về kỹ năng viết) phát triển văn phong riêng cho từng người học và giúp làm quen với những phong cách viết khác nhau. Các bài viết thực hành có thể xoay quanh: viết thư, email, báo cáo…
>>> Tìm hiểu thêm: Chuyển từ quá khứ đơn sang hiện tại hoàn thành dễ hiểu nhất
Sự khác biệt giữa conference, seminar và workshop là gì?
Conference, seminar và workshop là những khái niệm có nhiều nét tương đồng nhưng thực chất, chúng lại có những ý nghĩa khác biệt.
1. Conference
Conference /ˈkɒn.fər.əns/: hội nghị là cuộc gặp mặt để thảo luận về một đề tài cụ thể. Các hội nghị thường có một số diễn giả chính là chuyên gia trong lĩnh vực và người này sẽ phát biểu trước những người tham dự. Ngoài ra, ở hội nghị còn có các phiên thảo luận nhóm (breakout session) để người tham dự lựa chọn tham gia vào những cuộc thảo luận cụ thể hơn.
Ví dụ:
• The annual tech conference attracted industry leaders from all over the world to discuss the latest innovations. (Hội nghị công nghệ thường niên thu hút các nhà lãnh đạo trong ngành từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về những đổi mới mới nhất.)
• The keynote speaker at the conference gave an inspiring talk about the future of artificial intelligence. (Diễn giả chính tại hội nghị đã có bài phát biểu truyền cảm hứng về tương lai của trí tuệ nhân tạo.)
2. Seminar
Seminar /ˈsem.ɪ.nɑːr/: hội thảo là sự kiện nhỏ hơn hội nghị và thường tập trung vào một chủ đề duy nhất. Hội thảo thường có sự tham gia của một nhóm chuyên gia dẫn dắt chủ đề và người tham dự có thể đặt câu hỏi và tham gia thảo luận.
Ví dụ:
• Their biology seminar focused on the latest discoveries in genetic research. (Hội thảo sinh học của họ tập trung vào những khám phá mới nhất trong nghiên cứu di truyền.)
• We are required to attend at least one academic seminar per month as part of our curriculum. (Chúng tôi được yêu cầu tham dự ít nhất một hội thảo học thuật mỗi tháng như một phần trong chương trình học.)
3. Workshop
Workshop là gì? Workshop /ˈwɜːk.ʃɒp/: hội thảo ứng dụng là trải nghiệm tương tác, người tham gia có thể học và thực hành các kỹ năng mới. Workshop thường do một chuyên gia hướng dẫn, người này sẽ trình bày cách thực hiện và sau đó người tham dự sẽ được tự thực hành các kỹ năng mới.
Ví dụ:
• The writing workshop helped me refine my storytelling techniques and develop new ideas. (Buổi workshop về kỹ năng viết đã giúp tôi cải thiện nghệ thuật kể chuyện và phát triển những ý tưởng mới.)
• A digital marketing workshop was held to teach business owners about online advertising strategies. (Workshop về tiếp thị kỹ thuật số đã được tổ chức để hướng dẫn chủ doanh nghiệp các chiến lược quảng cáo trực tuyến.)
Như vậy là bạn đã hiểu rõ workshop là gì và những ý tưởng thiết kế chương trình workshop tiếng Anh hiệu quả. Với những phương pháp sáng tạo, workshop sẽ là môi trường lý tưởng để phát triển kỹ năng ngôn ngữ và thúc đẩy tương tác giữa mọi người.
>>> Tìm hiểu thêm: Tất tần tật các giới từ trong tiếng Anh cần nắm vững