Director là gì? Khám phá những vị trí “xịn sò” trong tiếng Anh

Director là gì? Khám phá những vị trí “xịn sò” trong tiếng Anh

Tác giả: Tran Trinh

Director là gì mà có thể đưa ra những quyết định quan trọng quyết định đến chiến lược phát triển của cả một tổ chức? Có nhiều chức danh Director trong tiếng Anh tương tự nhau nhưng thực chất vai trò và tính chất vẫn rất khác biệt. Hãy cùng ILA tìm hiểu những kiến thức thú vị qua vị trí Director đầy quyền lực này bạn nhé.

Director là gì trong tiếng Anh?

Director trong tiếng Anh là danh từ đếm được (countable noun) chỉ vị trí quản lý của một tổ chức, doanh nghiệp, trường học… hay một bộ phận trong công ty. Director thường được dùng trong kết hợp từ board of directors (BOD) với ý nghĩa “Ban giám đốc” hay “Hội đồng quản trị”.

Ví dụ:

• The theatre director spent weeks perfecting the play’s final performance. (Giám đốc nhà hát đã dành nhiều tuần để hoàn thiện buổi biểu diễn cuối cùng của vở kịch.)

• The financial director presented the annual report to the investors. (Giám đốc tài chính trình bày báo cáo thường niên cho các nhà đầu tư.)

• The board of directors will meet to discuss the company’s future. (Ban giám đốc sẽ họp để thảo luận về tương lai của công ty.) 

Trong một số lĩnh vực cụ thể, director có những chức danh riêng như “đạo diễn” (film/movie director) hay “nhạc trưởng”.

Ví dụ:

• A talented film director can turn a simple script into a masterpiece. (Một đạo diễn phim tài năng có thể biến kịch bản đơn giản thành kiệt tác.)

• The director of the orchestra carefully selected each piece for the upcoming concert. (Nhạc trưởng cẩn thận lựa chọn từng tác phẩm cho chương trình biểu diễn âm nhạc sắp tới.)

Các chức danh Director thông dụng

1. General Director là gì?

Director General, General Director hay Director-General (tổng giám đốc) là vị trí điều hành cấp cao, quản lý các tổ chức lớn, đặc biệt là tổ chức công.

Ví dụ:

• Under the leadership of the Director General of the BBC, the network expanded its global reach. (Dưới sự lãnh đạo của tổng giám đốc BBC, kênh truyền hình này đã mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn cầu.)

• As the general director, he is responsible for overseeing all departments. (Với tư cách là tổng giám đốc, ông ấy chịu trách nhiệm giám sát tất cả các phòng ban.)

2. Executive Director là gì?

Executive Director là gì?

Executive director hay CEO – Chief Executive Director (giám đốc điều hành) là người đứng đầu, chịu trách nhiệm cao nhất, có quyền quyết định các vấn đề quan trọng và chiến lược hoạt động của tổ chức. Trong một số trường hợp, chức danh President (chủ tịch) cũng có thể được dùng thay cho Executive Director hay CEO.

Ví dụ:

• The nonprofit’s executive director worked tirelessly to secure funding for community programmes. (Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận này đã làm việc không biết mệt mỏi để đảm bảo nguồn tài trợ cho các chương trình cộng đồng.)

• The executive director must ensure that all company policies align with legal regulations. (Giám đốc điều hành phải đảm bảo rằng mọi chính sách của công ty đều phù hợp với quy định pháp luật.)

3. Managing Director là gì?

Managing Director (giám đốc điều hành) cũng tương tự như CEO, là người chịu trách nhiệm về hoạt động của tổ chức cũng như các chiến lược tương lai. Việc sử dụng chức danh Managing Director hay CEO không có quá nhiều sự khác biệt mà chỉ đơn giản là sự khác nhau trong cách gọi tùy theo hệ thống quản lý và văn hóa doanh nghiệp.

Ví dụ:

• The Managing Director emphasised the importance of innovation in maintaining a competitive edge. (Giám đốc điều hành nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh.)

• Employees appreciated the open-door policy introduced by the Managing Director to encourage communication. (Nhân viên đánh giá cao chính sách mở nhằm khuyến khích giao tiếp của giám đốc điều hành.)

4. Promoter Director là gì?

Promoter Director (giám đốc xúc tiến) là người có quyền kiểm soát các hoạt động của công ty, trực tiếp hoặc gián tiếp, với tư cách là cổ đông, giám đốc hay bất kỳ vai trò nào khác.

Ví dụ:

Without the Promoter Director’s vision, the startup wouldn’t have succeeded. (Nếu không có tầm nhìn của giám đốc xúc tiến, công ty khởi nghiệp đã không thể thành công.)

• The Promoter Director introduced innovative strategies to expand the market. (Giám đốc xúc tiến đưa ra các chiến lược đổi mới để mở rộng thị trường.)

5. Non-Executive Director là gì?

Non-Executive Director (giám đốc không điều hành) là người có chức vụ giám đốc không thường trực trong hội đồng quản trị của công ty. Vị trí này không tham gia vào hoạt động hằng ngày của công ty.

Ví dụ:

• Unlike an executive director, a non-executive director is not involved in daily operations. (Không giống như giám đốc điều hành, giám đốc không điều hành không tham gia vào các hoạt động vận hành hằng ngày.)

• Many companies appoint a non-executive director to ensure good corporate governance. (Nhiều công ty bổ nhiệm giám đốc không điều hành để đảm bảo quản trị doanh nghiệp tốt.) 

6. Independent Director là gì?

Independent Director (giám đốc độc lập) là giám đốc không điều hành, không có bất kỳ mối quan hệ tài chính/tiền tệ nào với công ty. Vị trí này không liên quan đến người sáng lập hoặc quản lý công ty.

Ví dụ:

• The company appointed an independent director to improve transparency. (Công ty đã bổ nhiệm giám đốc độc lập để nâng cao tính minh bạch.) 

• Investors trust companies that have independent directors on their boards. (Các nhà đầu tư tin tưởng vào những công ty có giám đốc độc lập trong hội đồng quản trị.) 

7. Nominee Director là gì?

Nominee Director là gì?

Nominee Director (giám đốc đại diện/ giám đốc chỉ định) là giám đốc không điều hành, được chỉ định bởi một tổ chức có lợi ích đáng kể trong hoạt động của công ty. Vị trí này thường được tổ chức tài chính, ngân hàng hoặc một nhóm cổ đông cụ thể bổ nhiệm. Giám đốc chỉ định đảm bảo lợi ích của tổ chức chỉ định không bị tổn hại trong quá trình hoạt động của công ty.

Ví dụ:

• A Nominee Director helps maintain the confidentiality of the real business owner. (Giám đốc đại diện giúp duy trì tính bảo mật của chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp.)

• The Nominee Director must sign corporate documents but does not make strategic decisions. (Giám đốc đại diện phải ký các tài liệu của công ty nhưng không đưa ra quyết định chiến lược.)

8. Alternate Director là gì?

Alternate Director (giám đốc tạm quyền) là người giữ chức vụ giám đốc trong thời gian tạm thời. Khi vắng mặt hơn 3 tháng, giám đốc chính thức có thể chỉ định giám đốc tạm quyền để thay thế vị trí của mình để xử lý công việc.

Ví dụ:

• The company appointed an alternate director to step in when the main director is unavailable. (Công ty đã bổ nhiệm giám đốc tạm quyền để quản lý khi giám đốc chính thức vắng mặt.)

• An alternate director must be well-informed about company policies and decisions. (Giám đốc tạm quyền phải nắm rõ các chính sách và quyết định của công ty.)

9. Shadow Director

Shadow Director (giám đốc giấu mặt) thường là người nắm giữ phần lớn cổ phần của công ty nhưng không phải là giám đốc. Các chỉ đạo hoặc hướng dẫn của giám đốc giấu mặt vẫn được các giám đốc của công ty tuân theo.

Ví dụ:

• A Shadow Director influences company decisions without being officially listed as a director. (Giám đốc giấu mặt có thể tác động đến các quyết định của công ty mà không nhất thiết phải chính thức mang danh là giám đốc.)

• Regulators are tightening laws to prevent shadow directors from manipulating businesses. (Các cơ quan quản lý đang siết chặt luật để ngăn chặn giám đốc giấu mặt thao túng doanh nghiệp.)

10. De Facto Director

De Facto Director (giám đốc trên thực tế) là vị trí không được bổ nhiệm chính thức vào hội đồng quản trị nhưng vẫn đảm nhiệm công việc như giám đốc, gồm ký hợp đồng, ra quyết định, đại diện công ty…

Ví dụ:

• The shareholders considered him the De Facto Director due to his influence in the company. (Các cổ đông coi anh ấy là giám đốc trên thực tế do tầm ảnh hưởng của anh ấy trong công ty.)

• The company faced legal issues because its De Facto Director was not properly registered. (Công ty gặp rắc rối pháp lý vì giám đốc trên thực tế không được đăng ký hợp pháp.)

Sự khác biệt giữa Mananging Director và CEO

Sự khác biệt giữa Mananging Director và CEO

Hai vị trí Managing Director và CEO có nhiều điểm tương đồng và đôi khi có thể được dùng thay cho nhau. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa CEO và Managing Director là gì?

√ Thẩm quyền

CEO nắm giữ vị trí quyền lực nhất trong tổ chức và có trách nhiệm báo cáo với hội đồng quản trị hoặc các nhà đầu tư. Managing Director báo cáo với CEO và thực hiện các chỉ thị từ CEO.

√ Công việc hằng ngày

Người giữ chức vụ CEO không chịu trách nhiệm về các hoạt động trong công ty theo từng ngày cụ thể, không trực tiếp tham gia vào quy trình chuyên sâu và hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Trong khi đó, Managing Director tham gia và chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động vận hành hằng ngày của công ty.

√ Hình ảnh

CEO giữ vai trò và chức danh công việc công khai. Do đó, CEO thường phải duy trì hình ảnh nhất định để thu hút khách hàng tiềm năng và nâng cao danh tiếng chung của công ty. Managing Director không nhất thiết phải duy trì hình ảnh công khai và thường chỉ có nhân viên nội bộ trong công ty tương tác trực tiếp với vị trí này.

Như vậy là bạn đã hiểu rõ Director là gì trong tiếng Anh và những chức danh công việc có liên quan đến vị trí quản lý cao cấp này. Director nắm giữ vị thế vô cùng quan trọng trong tổ chức và đòi hỏi người đảm nhiệm phải có bản lĩnh, sự tự tin cùng khả năng lãnh đạo xuất sắc. Hãy nhớ nâng cao khả năng ngoại ngữ cùng các kỹ năng mềm khác nếu bạn muốn thử sức với vị trí này trong tương lai!

>>> Tìm hiểu thêm: Khám phá 100+ từ vựng về nghề nghiệp tiếng Anh

Nguồn tham khảo

location map