Cấu trúc why don’t we sẽ giúp bạn đặt được những mẫu câu đề nghị thật hay trong tiếng Anh. Thế nhưng, sau why don’t we + gì? Hãy tìm hiểu cấu trúc câu này thật kỹ để đặt câu đúng ngữ pháp và nói tiếng Anh trôi chảy hơn nào.
Cấu trúc why don’t we là gì?
Cấu trúc why don’t we (dịch nghĩa: tại sao chúng ta không…) có hình thức giống một câu hỏi có từ để hỏi (câu hỏi Wh) nhưng thực chất, mẫu câu này không có chức năng để hỏi. Trong tiếng Anh, cấu trúc why don’t we được dùng để đưa ra lời gợi ý. Bạn có thể dùng cấu trúc why don’t we để thể hiện quan điểm của cá nhân.
Ví dụ:
• Why don’t we order something out? (Tại sao chúng ta không gọi món ở ngoài nhỉ?)
• Why don’t we invite your grandparents here, Olivia? (Sao không mời ông bà của bạn đến đây nhỉ, Olivia?)
• If you’re free tomorrow, why don’t we go snorkeling? (Nếu ngày mai bạn rảnh, sao chúng ta không đi lặn nhỉ?)
• Listen, why don’t we just stop arguing and divide the money? (Nghe này, sao chúng ta không thôi cãi nhau và chia tiền đi nhỉ?)
• Instead of waiting here, why don’t we take a walk for a while? (Thay vì chờ ở đây, sao chúng ta không đi bộ một lát nhỉ?)
>>> Tìm hiểu thêm: Các cách đặt câu hỏi với Why, trả lời câu hỏi Why với Because
Cách sử dụng cấu trúc why don’t we
Why don’t we + verb 1 (bare infinitive)? |
Nếu bạn thắc mắc why don’t we + gì thì hãy nhớ, sau why don’t we, chúng ta sẽ dùng động từ nguyên mẫu không to. Đây là động từ ở cột 1 trong bảng động từ bất quy tắc tiếng Anh. Bạn cần nắm vững các cách chia động từ để sử dụng dạng đúng của động từ trong cấu trúc why don’t we.
Don’t là viết tắt của do not, tương ứng với sự biểu thị cho thì hiện tại đơn (simple present). Trong công thức why don’t we, bạn phải luôn đặt don’t trước chủ ngữ (subject) we. Ngoài ra, hãy lưu ý cấu trúc why don’t we có thể đứng ở đầu câu hoặc đầu mệnh đề.
Ví dụ:
• Why don’t we try and do it again? (Sao chúng ta không thử và làm lại lần nữa nhỉ?)
• Why don’t we pick some fresh flowers in the garden? (Sao chúng ta không hái một vài bông hoa tươi trong vườn nhỉ?)
• They said, “Why don’t we get there before noon?” (Họ bảo: “Sao chúng ta không đến trước giờ trưa nhỉ?”)
• Alicia gave us a lot of kitchen appliances, why don’t we use them? (Alicia cho chúng ta rất nhiều đồ dùng nhà bếp, sao chúng ta không sử dụng chúng nhỉ?)
>>> Tìm hiểu thêm: 200+ tên nhân vật game tiếng Anh hay cho nam và nữ
Cách trả lời cho cấu trúc why don’t we
Như đã đề cập ở trên, cấu trúc why don’t we không đóng vai trò là câu hỏi nên câu trả lời sẽ không dùng cấu trúc because. Thay vào đó, bạn sẽ chọn cách trả lời đồng ý hoặc không đồng ý với lời đề nghị.
1. Đồng ý với lời đề nghị
Nếu bạn cảm thấy hài lòng và chấp nhận lời đề nghị được đưa ra trong cấu trúc why don’t we, hãy sử dụng một số mẫu câu bên dưới để đáp lại.
• That’s a good/ great idea! (Ý hay đó!)
• That sounds good/ great! (Nghe hay đó!)
• Perfect! (Tuyệt vời!)
• It’s not a bad idea. (Đó cũng không phải ý tồi đâu.)
• I’d love to. (Rất sẵn lòng.)
Ví dụ:
• A: It’s sunny today. Why don’t we go for a picnic? (Hôm nay trời nắng này. Sao chúng ta không đi dã ngoại nhỉ?)
B: I’d love to. (Mình sẵn lòng.)
• A: Why don’t we take time off work and go to the seaside? I need a change of scene. (Sao chúng ta không nghỉ làm và đi ra biển chơi nhỉ? Tôi cần thay đổi không khí.)
B: That’s a good idea. (Ý hay đó!)
>>> Tìm hiểu thêm: Tất tần tật tất cả các giới từ trong tiếng Anh bạn cần nắm vững
2. Từ chối lời đề nghị
Khi bạn thấy lời đề nghị trong cấu trúc why don’t we không phù hợp với mình, hãy sử dụng mẫu câu từ chối để thể hiện sự không đồng thuận một cách khéo léo và lịch sự.
• Sorry, I can’t. (Xin lỗi, tôi thấy không tiện.)
• I’d prefer/ rather… (Tôi thích… hơn.)
• It’s a good idea, but… (Đó là ý hay nhưng…)
• I’m not sure about that. (Tôi không chắc.)
Ví dụ:
• A: There is a great film at the Horizon. Why don’t we go and see it? (Rạp Horizon có ra phim mới đấy. Sao chúng ta không ra rạp xem nhỉ?)
B: It’s a good idea but I have to finish my science project. (Ý hay đó nhưng mà mình còn phải làm cho xong dự án khoa học.)
• A: Why don’t we go shopping tomorrow? (Sao chúng ta không đi mua sắm vào ngày mai nhỉ?)
B: Sorry, I can’t. I promised my parents to stay at home for their anniversary. (Xin lỗi nhưng mình không đi được. Mình đã hứa với bố mẹ là sẽ ở nhà để mừng tiệc kỷ niệm cùng họ.)
>>> Tìm hiểu thêm: Bài tập thì hiện tại đơn đầy đủ và mới nhất (có đáp án)
Mẫu câu tương tự cấu trúc why don’t we
Trong tiếng Anh có rất nhiều mẫu câu mà bạn có thể dùng để thay cho cách nói why don’t we. Chỉ cần biến đổi đôi chút trong cấu trúc câu là bạn sẽ có được nhiều cách diễn đạt khác nhau để thể hiện ý tưởng của mình.
1. Cấu trúc how about/ what about…?
Nếu không muốn dùng cấu trúc why don’t we nhàm chán, bạn có thể thay bằng how about/ what about. Đây cũng là một cách để đưa ra lời đề nghị thông dụng trong tiếng Anh. Có nhiều mẫu câu khác nhau với how about/ what about và cấu trúc câu cũng có sự thay đổi.
How about/ what about + Verb-ing |
Ví dụ:
• How about waiting until the shoes are on sale? (Bạn có thể chờ tới lúc giày giảm giá không?)
• We haven’t heard from them in two days. What about sending them another email? (Chúng ta không nhận được phản hồi gì từ họ hai ngày rồi. Có nên gửi họ một email khác không nhỉ?)
How about/ what about + noun/ pronoun/ noun phrase |
Ví dụ:
• How about the one on the right? (Bạn thấy cái bên phải được không?)
• What about your mom? Won’t she be upset? (Còn mẹ bạn thì sao? Bà sẽ không buồn đấy chứ?)
How about + subject + present simple verb |
Ví dụ:
• How about you send me a text when you’re ready to go? (Bạn nhắn cho tôi biết khi nào bạn chuẩn bị đi được không?)
Cấu trúc how about và what about được dùng thay cho nhau khi đưa ra lời đề nghị trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, khi dùng how about, người nói thường cảm thấy tích cực và tự tin với lời đề nghị của mình. Trong khi đó, người dùng cấu trúc what about thường mang hàm ý ít chắc chắn và muốn nghe thêm những lời gợi ý khác.
2. Shall we…?
Cấu trúc shall we được dùng để đưa ra lời đề nghị một cách trang trọng. Shall là một động từ khiếm khuyết (modal verb), chỉ kết hợp với chủ ngữ I hoặc we và mang ý nghĩa trang trọng hơn will.
Ví dụ:
• It’s really hot and stuffy in here. Shall we go out for a walk? (Ở đây nóng nực và ngột ngạt quá. Chúng ta ra ngoài đi bộ nhé?)
• Shall we help her to carry those bags? They look heavy. (Chúng ta giúp bà ấy mang những cái túi kia chứ? Trông chúng có vẻ nặng đấy.)
>>> Tìm hiểu thêm: Tiết lộ 200+ tên tiếng Anh hay cho nam
3. Cấu trúc could
Nếu bạn muốn đưa ra lời đề nghị mà không dùng cấu trúc why don’t we, có một phương án khác là dùng cấu trúc could. Người ta dùng could để đề cập đến giải pháp cho một vấn đề nào đó.
Ví dụ:
• If you’re tired, you could take a break. (Nếu bạn thấy mệt, bạn có thể nghỉ ngơi.)
• We could change the colour of the poster, what do you think? (Chúng ta có thể thay đổi màu sắc của tấm áp phích, bạn thấy sao?)
4. Cấu trúc would you (like)…?
Khi dùng cấu trúc why don’t we đã quen, bạn hãy thử đổi sang cấu trúc would you like. Các mẫu câu để ngỏ lời mời hay đưa ra lời gợi ý sẽ dễ dàng hơn khi bạn biết cách biến hóa nhiều cách nói khác nhau.
Ví dụ:
• Would you pick me up on your way to the supermarket? (Bạn đón tôi trên đường bạn đi siêu thị được không?)
• Would you like to come to the party with us? (Bạn có muốn đến bữa tiệc cùng chúng tôi không?)
>>> Tìm hiểu thêm: 100 động từ bất quy tắc thường gặp & 30 danh từ bất quy tắc phổ biến
5. Cấu trúc do you want…?
Ngoài cách dùng would you like, nhiều người cũng áp dụng mẫu câu do you want khi muốn hỏi ý kiến của ai đó. Tuy nhiên, so với cấu trúc would you mind mang ý nghĩa trang trọng thì do you want thường dùng trong văn phong thân mật hơn.
Ví dụ:
• Do you want to help me with the decoration? (Bạn giúp mình trang trí được không?)
• Do you want me to book the concert tickets for us? (Bạn có muốn mình đặt vé xem ca nhạc cho chúng mình không?)
>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các dạng câu hỏi trong tiếng Anh: Hướng dẫn cụ thể từ A-Z
6. Cấu trúc let’s
Let’s chính là dạng viết tắt của Let us. Cấu trúc let’s + verb (bare infinitive) thể hiện ý nghĩa của câu mệnh lệnh (imperative) nhưng thường được dùng để đưa ra lời đề nghị.
Ví dụ:
• Let’s all go outside and get ourselves a snack. (Hãy cùng đi ra ngoài và kiếm đồ ăn nhẹ nào.)
• Let’s find a good place for dinner tonight with a patio. (Hãy tìm một chỗ lý tưởng có sân hiên để dùng bữa tối nào.)
>>> Tìm hiểu thêm: Cấu trúc let + gì mà dễ nhầm lẫn với lets, let’s và spend?
Sử dụng những cấu trúc câu khác nhau để đưa ra lời đề nghị sẽ giúp bạn trò chuyện bằng tiếng Anh tự nhiên hơn. Cấu trúc why don’t we không hề khó áp dụng và khi đã biết cách đặt câu và trả lời, bạn sẽ thấy tự tin hơn nhiều khi nói tiếng Anh.