Tất tần tật kiến thức về câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh

câu bị động đặc biệt (special passive voice)

Tác giả: Phan Hien

Câu bị động (passive voice) trong tiếng Anh có lẽ không xa lạ đối với các bạn học ngoại ngữ ở mức độ nâng cao. Bên cạnh cấu trúc bị động thông thường, tiếng Anh còn có 8 dạng câu bị động đặc biệt (special passive voice) mà bạn cần nắm vững để nâng trình độ ngoại ngữ của mình. Hãy cùng ILA tìm hiểu các cấu trúc bị động đặc biệt trong bài viết dưới đây. 

Câu bị động đặc biệt 2 tân ngữ trong câu 

Câu bị động đặc biệt có 2 tân ngữ trong câu là một trường hợp rất thường gặp trong giao tiếp tiếng Anh và các bài tập thường ngày. Thông thường, trong câu xuất hiện 2 tân ngữ sẽ bao gồm tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp.

Tân ngữ trực tiếp sẽ là các sự vật, sự việc, hiện tượng bị tác động một cách trực tiếp hoặc là có mối liên quan chặt chẽ với động từ chính. Còn tân ngữ gián tiếp thì chỉ có mối quan hệ tương đối với động từ chính và cũng không phải chịu tác động trực tiếp bởi động từ chính. 

Cấu trúc dạng câu chủ động: 

S + V + O1 (gián tiếp) + O2 (trực tiếp)

Hãy cùng phân tích ví dụ: My sister gave me a gift on my birthday. (Chị gái tôi đã tặng tôi một món quà vào ngày sinh nhật)

Trong câu trên, tân ngữ trực tiếp là “a gift”, còn tân ngữ gián tiếp là “me”. 

Bạn có thể chuyển câu chủ động trên thành 1 trong 2 câu bị động với 2 trường hợp dưới đây: 

Trường hợp 1: Khi tân ngữ trực tiếp làm chủ ngữ trong câu bị động: 

S + be + V3/ed + O1 + (by) + (…)

Đối chiếu công thức câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh này, bạn có thể chuyển đổi ví dụ trên thành câu như sau: A gift was given to me by my sister on my birthday. (Một món quà đã được gửi đến tôi bởi chị gái nhân ngày sinh nhật)

Trường hợp 2: Khi tân ngữ gián tiếp làm chủ ngữ trong câu bị động:

S + be + V3/ed + O2 + (by) + (…)

Đối chiếu công thức câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh này, bạn có thể chuyển đổi ví dụ trên thành câu như sau: I was given a gift by my sister on my birthday. (Tôi được nhận một món quà bởi chị gái trong ngày sinh nhật)

>>> Tìm hiểu thêm: Câu bị động (Passive voice): Công thức, cách dùng và bài tập

Công thức câu bị động trong tiếng Anh với V_ing 

passive voice

Tiếng Anh tồn tại một số động từ đi kèm với V_ing như love, like, enjoy, dislike, hate, fancy, admin, regret, avoid, deny… Với các động từ này, công thức để chuyển đổi thành câu bị động đặc biệt sẽ như sau: 

Dạng chủ động: 

V + Sth/Sb + V_ing

Ví dụ: Selena hates eating onions. (Selena ghét ăn hành)

Với trường hợp này, động từ “hate” sẽ có một động từ đi sau thêm đuôi “ing”. Để chuyển đổi câu này thành câu bị động đặc biệt, cấu trúc như sau: 

V + Sth/Sb + being + V3/ed

Đối chiếu công thức bị động này, bạn có thể chuyển đổi ví dụ trên thành câu như sau: Selena hates onions being eaten. (Selena ghét việc ăn hành). 

Một số ví dụ khác cho cấu trúc bị động đặc biệt này: 

• Tony and his wife love reading books in their free time. (Tony và vợ thích đọc sách khi rảnh rỗi). → Tony and his wife love books being read in their free time. (Tony và vợ thích việc đọc sách khi rảnh rỗi)

• Lisa enjoys studying math because she is very smart. (Lisa thích học toán vì cô ấy rất thông minh). → Lisa enjoys math being studied because she is very smart.

>>> Tìm hiểu thêm: Bảng động từ bất quy tắc chính xác và đầy đủ nhất 

Câu bị động đặc biệt khi trong câu có các động từ tri giác (verb of perception) 

Câu bị động (Passive voice)

Trong giao tiếp tiếng Anh, đôi khi bạn sẽ gặp một số câu có động từ tri giác bên trong như watch, look, see, feel, hear… Với các câu có động từ này, cấu trúc sẽ như sau:

Dạng chủ động: 

S + V + Sth/Sb + V_ing/to V (inf)

Dạng bị động: 

S + to be + V3/ed + V_ing/to V (inf)

Ví dụ: 

• My mother saw him doing his homework last night. (Mẹ tôi thấy anh ấy làm bài tập về nhà vào tối qua). → He was seen doing his homework last night by my mother.

• I heard Kate’s voice calling everyone to wake up. (Tôi đã nghe thấy giọng của Kate gọi mọi người thức dậy). → Kate’s voice was heard calling everyone to wake up by me. 

>>> Tìm hiểu thêm: Ngoại động từ là gì? Cách phân biệt ngoại động từ và nội động từ

Câu bị động kép – Công thức câu bị động trong tiếng Anh

Câu bị động đặc biệt

Dạng câu bị động đặc biệt “kép” được nhận biết khi trong câu có một trong các động từ như think, know, except, believe… Ở dạng chủ động, câu này sẽ có cấu trúc: 

S1 + V1 + that + S2 + V2

Với cấu trúc này, ta sẽ chia thành 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Là khi V1 được chia ở thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn hoặc hiện tại hoàn thành. Khi đó, công thức như sau: 

It is + V1_pII + that + S2 + V2

Ví dụ: We believe that Sabrina will pass the interview round next week. (Chúng tôi tin rằng Sabrina sẽ vượt qua vòng phỏng vấn vào tuần tới)

Trong ví dụ này, S1 chính là “we”, S2 là Sabrina. V1 là “believe” và V2 chính là “will pass”. Vậy nên, bạn có thể chuyển thành dạng bị động như sau: It is believed that Sabrina will pass the interview round next week. (Người ta tin rằng Sabrina sẽ đậu vòng phỏng vấn tuần sau). 

Ta cũng sẽ có công thức chuyển thành bị động khi V2 ở câu chủ động được chia ở thì hiện tại hoàn thành hoặc quá khứ đơn như sau:

S2 + be + V1_pII + to + V2 (bare infinitive)

Ví dụ: My mother thinks that I stole money from her wallet. (Mẹ tôi nghĩ rằng tôi đã lấy trộm tiền từ ví của bà ấy)

→ I am thought to steal money from my mother’s wallet. (Tôi bị nghĩ rằng đã lấy trộm tiền từ ví của mẹ tôi)

Trường hợp 2: Khi V1 trong câu được chia ở thì quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn hoặc quá khứ hoàn thành, ta sẽ có công thức như sau: 

It was + V1_pII + that + S2 + V2

Ví dụ: Kelly said her husband was having an affair. (Kelly đã nói chồng cô ấy ngoại tình)

→ It was said that Kelly’s husband was having an affair. (Nghe nói rằng chồng của Kelly đã ngoại tình)

Khi V2 trong câu chủ động được chia ở thì quá khứ đơn, bạn sẽ sử dụng công thức câu bị động như sau: 

S2 + was/were + V1_pII + to + V2 (bare infinitive)

Ví dụ: People said that Adam was very sad after the breakup. (Người ta nói rằng Adam rất buồn sau khi chia tay)

→ Adam was said to be very sad after the breakup. (Adam được đồn rằng anh ấy đã rất buồn sau khi chia tay)

>>> Tìm hiểu thêm: Câu bị động thì hiện tại đơn: Công thức, ví dụ và bài tập chi tiết

Câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh với “make”

Quá khứ của make

Trong tiếng Anh, các công thức đi sau động từ “make” luôn được giữ ở dạng nguyên thể. Vì vậy, câu trong tiếng Anh có từ “make” sẽ có cấu trúc như sau: 

Câu chủ động: 

S + make + sb/sth + V (bare infinitive)

Câu bị động: 

S + be + made + to + (bare infinitive)

Ví dụ: Donald makes me laugh a lot with his funny stories. (Donald làm tôi cười rất nhiều với những câu chuyện hài hước của anh ấy)

→ I am made to laugh a lot with Donald’s funny stories. (Tôi đã được cười rất nhiều bởi những câu chuyện hài hước của Donald)

Câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh – cấu trúc nhờ ai đó làm việc gì

have

Các câu bị động với nghĩa nhờ ai làm việc gì thường có 2 động từ “get” hoặc “have” xuất hiện trong câu. Cấu trúc câu chủ động của câu có “have” như sau: 

S + have + sb/sth + V

Với cấu trúc này, công thức chuyển thành câu bị động như sau: 

S + have + sb/sth + V2/ed

Ví dụ: I have Jenny buy some cake for camping. (Tôi nhờ Jenny mua một ít bánh để đi cắm trại)

→ I have some cake bought for camping by Jenny. (Tôi có một ít bánh được Jenny mua để đi cắm trại). 

Còn đây là cấu trúc câu chủ động của câu có “get”: 

S + get + sb/sth + to + V

Với cấu trúc này, công thức chuyển thành câu bị động như sau: 

S + get + sb/sth + V_pII

Ví dụ: Lisa got her younger brother to draw a picture for her birthday. (Lisa nhờ em trai vẽ một bức tranh nhân ngày sinh nhật của cô ấy)

→ Lisa got a picture drawn for her birthday by her younger brother. (Lisa được một bức tranh do em trai vẽ tặng vào ngày sinh nhật của cô ấy)

>>> Tìm hiểu thêm: Các thì trong tiếng Anh: Dấu hiệu nhận biết và công thức

Cấu trúc câu bị động có chứa 7 động từ đặc biệt

Cấu trúc câu bị động có chứa 7 động từ đặc biệt

Trong tiếng Anh, bạn sẽ được làm quen với 7 động từ đặc biệt bao gồm: suggest (đề xuất, đề nghị), request (yêu cầu), require (yêu cầu, cần đến), order (chỉ thị, ra lệnh), recommend (giới thiệu, khuyên), insist (yêu cầu), demand (yêu cầu). Với những câu có chứa các động từ này, các cấu trúc sẽ như sau: 

Dạng chủ động: 

S + suggest/demand/request… + that + S + (should) + V (bare infinitive) + O

Dạng bị động: 

It + be + V_pII (suggest/demand/request…) + that + sth + be + V_pII

Ví dụ: People suggested that students should have realistic images for the presentation. (Nhiều người đề xuất rằng sinh viên nên có hình ảnh thực tế cho bài thuyết trình)

→ It is suggested that the presentation should be had realistic images by students. (Có ý kiến đề xuất những bài thuyết trình của sinh viên nên có hình ảnh thực tế)

Câu bị động đặc biệt có chứa chủ ngữ giả “It” 

Câu bị động đặc biệt

Các câu có chứa chủ ngữ giả “It” thường có cấu trúc như sau: 

Dạng chủ động: 

It + be + adj + for sb/sth + to V + to do sth

Dạng bị động: 

It + be + adj + for sth + to be done

Ví dụ: It is hard for Phoebe to finish her essay this week. (Thật khó để Phoebe hoàn thành bài luận của mình trong tuần này)

→ It is hard for Phoebe’s essay to be finished this week by her. (Thật khó để bài luận của Phoebe có thể được hoàn thành trong tuần này)

Phần nội dung trên là tổng hợp kiến thức của 8 cấu trúc câu bị động đặc biệt thường được sử dụng trong giao tiếp và các bài tập tiếng Anh. Bạn có thể đọc kỹ và thực hành thường xuyên để sử dụng thành thạo những cấu trúc này trên hành trình cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình nhé. 

>>> Tìm hiểu thêm: Bảng động từ bất quy tắc chính xác và đầy đủ nhất

Nguồn tham khảo

1. Passive voice – Ngày cập nhât: 7-3-2024

2. Passives – Ngày cập nhật: 7-3-2024

location map