Câu điều kiện loại 1 là gì? Khi nào dùng câu điều kiện loại 1?

câu điều kiện loại 1

Tác giả: Tran Quyen

Câu điều kiện loại 1 là cấu trúc ngữ pháp đơn giản và thường được dùng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết khi nào nên dùng câu điều kiện loại 1 chưa? Đừng lo lắng, hãy để ILA giải đáp cho bạn qua bài viết sau.

Câu điều kiện loại 1 là gì?

Câu điều kiện loại 1 thường được dùng để mô tả một sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc trong tương lai. Câu điều kiện loại này thường được sử dụng trong hội thoại hàng ngày để lập kế hoạch, đưa ra cảnh báo hoặc dự đoán về tương lai.

Trong câu điều kiện gồm hai mệnh đề:

• Mệnh đề chính chỉ kết quả

• Mệnh đề phụ hay còn gọi là mệnh đề if cung cấp thông tin hoặc điều kiện để dẫn đến kết quả.

mệnh đề if

Ví dụ:

• If I miss the train, I’ll take the next one. (Nếu tôi lỡ chuyến tàu, tôi sẽ bắt chuyến tiếp theo)

→ “If I miss the train” là mệnh đề điều kiện với động từ chia ở thì hiện tại và “I’ll take the next one” là mệnh đề kết quả với động từ chia ở thì tương lai.

Ngoài ra, bạn có thể dùng “when”, “unless”, “as long as” hoặc “in case” để thay thế if, chẳng hạn như:

• As long as she tries her best at work, she will keep her job. (Chỉ cần cô ấy cố gắng hết sức trong công việc thì cô ấy sẽ giữ được công việc của mình)

• I’ll give you a call in case I’m late. (Tôi sẽ gọi cho bạn trong trường hợp tôi đến muộn)

>>> Xem thêm: Thông tin A-Z cách phân biệt câu điều kiện loại 1 và 2

Công thức câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện

Mệnh đề if Mệnh đề chính
If + S + V(s, es)…

If + S + is/am/are…

S + will/ can/ may (not) + V(infinitive)…

Dấu hiệu nhận biết câu điều kiện loại 1 là động từ ở mệnh đề if được chia ở thì hiện tại đơn và động từ ở mệnh đề chính được chia ở tương lai đơn (will +V) hoặc động từ khiếm khuyết theo sau bởi động từ nguyên mẫu. Chủ ngữ của hai mệnh đề có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Ví dụ:

• If I pass this exam, I’ll celebrate. (Nếu tôi vượt qua kỳ thi, tôi sẽ ăn mừng)

• If I pass this exam, I won’t have to do it again. (Nếu tôi vượt qua kỳ thi này, tôi sẽ không phải thi lại nữa)

• If it rains, we can’t play tennis. (Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ không thể chơi quần vợt)

• If it rains, we must postpone our game. (Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ phải hoãn trận đấu)

• If it rains, wear your waterproof clothing. (Nếu trời mưa, hãy mặc quần áo không thấm nước)

Ngoài ra, mệnh đề if cũng có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính. Nếu mệnh đề if đứng sau thì bạn không cần dùng dấu phẩy để ngăn cách hai mệnh đề.

Ví dụ: 

• I’ll celebrate if I pass this exam. (Nếu tôi vượt qua kỳ thi, tôi sẽ ăn mừng)

• I won’t have to do this exam again if I pass it. (Nếu tôi vượt qua kỳ thi này, tôi sẽ không phải thi lại nữa)

>>> Xem thêm: Trợ động từ là gì? Cách sử dụng trợ động từ

Cách dùng câu điều kiện loại 1

Cách dùng câu điều kiện loại 1

Khi nào thì bạn nên dùng câu điều kiện loại 1? Câu điều kiện loại 1 dùng để làm gì? Đây là những thắc mắc của nhiều người khi bắt đầu học cấu trúc ngữ pháp này. Bạn có thể sử dụng câu điều kiện loại 1 cho những trường hợp sau đây:

1. Dùng để chỉ những sự việc có thể xảy ra trong tương lai hoặc hiện tại

Ví dụ:

• If it doesn’t rain, we’ll go to the park (Nếu trời không mưa thì chúng ta sẽ đi công viên)

• If I have time, I’ll finish that test. (Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ hoàn thành bài kiểm tra đó)

2. Dùng để đưa ra một lời đề nghị hoặc gợi ý

Ví dụ:

• If Kelly buys me candies, I’ll take her to school. (Nếu Kelly mua kẹo cho tôi, tôi sẽ đưa cô ấy đến trường)

• If you need a ticket, I can get you one. (Nếu bạn cần một vé, tôi có thể lấy cho bạn một vé)

3. Cách dùng câu điều kiện loại 1 để đưa ra lời cảnh báo hoặc đe dọa

Ví dụ:

• If you don’t do his homework, you will be penalized by the teacher. (Nếu bạn không làm bài tập về nhà, bạn sẽ bị giáo viên phạt)

• If you touch that wire, you may get an electric shock. (Nếu bạn chạm vào sợi dây đó, bạn có thể bị điện giật)

>>> Xem thêm: Cấu trúc wish: Cấu trúc câu ước, cách dùng và bài tập

Một số lưu ý khi dùng câu điều kiện loại 1

Một số lưu ý khi dùng câu điều kiện loại 1

1. Dùng will trong mệnh đề if khi đưa ra yêu cầu

Khi bạn muốn đưa ra yêu cầu cho người khác, có thể dùng will trong mệnh đề if để nhấn mạnh.

Ví dụ:

• If Ann will just wait a moment, John’ll find someone to help her. (Ann chỉ cần đợi một chút nữa thôi, John sẽ tìm ai đó tới giúp đỡ cô ấy)

2. Dùng thì hiện tại đơn ở hai mệnh đề

Bạn có thể dùng thì hiện tại đơn ở cả hai mệnh đề trong câu điều kiện loại 1 để nhấn mạnh một sự việc/hành động đó luôn tự động xảy ra theo sau sự việc/hành động khác.

Ví dụ:

• If Jenny has any money, she spends it. (Nếu Jenny có đồng nào, cô ấy sẽ tiêu đồng ấy)

• Give this document to Jim if you meet him. (Đưa tài liệu này cho Jim nếu bạn gặp anh ấy)

3. Dùng động từ khiếm khuyết nếu muốn nhấn mạnh hành động đề nghị, khuyên răn

Với các câu mang tính đề nghị, gợi ý mà bạn muốn nhấn mạnh về hành động thì có thể sử dụng công thức sau:

If + S + V(s,es), S + would like to/ must/ have to/ should … + V-inf

Ví dụ:

• If he calls you, you should go. (Nếu anh ấy gọi cho bạn, bạn nên đi)

• If you drop that glass, it might break. (Nếu bạn làm rơi chiếc ly đó, nó có thể vỡ)

Các biến thể của câu điều kiện loại 1

Các biến thể

1. Biến thể mệnh đề if

Cấu trúc biến thể mệnh đề if Cách dùng Ví dụ
If + S + am/is/are + V-ing, S + will + V(infinitive) Nhấn mạnh tính tiếp diễn của sự việc đang diễn ra If Jenny is meeting, she will lock the door. 

(Nếu Jenny đang họp, cô ấy sẽ đóng cửa)

If + S + have/has + V3, S + will + V(infinitive) Nhấn mạnh hành động ở mệnh đề if khi không chắc chắn thời gian xảy ra If Jone has come, my mother will cook something for him. 

(Nếu Jone đến, mẹ của tôi sẽ nấu gì đó cho anh ấy ăn)

2. Biến thể mệnh đề chính

Cấu trúc biến thể mệnh đề chính Cách dùng Ví dụ
If + S + V(s,es), S + will be V-ing / will have V3 Dùng để nhấn mạnh kết quả đang diễn ra/ đang trên đà hoàn thành hoặc tính liên tục của kết quả If you accept this term, we will be having to sign this contract agreement.

(Nếu bạn chấp nhận điều khoản này, chúng ta sẽ phải ký thỏa thuận hợp đồng này)

If + S +V(s,es), (do not) + V (infinitive) Dùng trong câu mệnh lệnh If you are tired, go to bed early.

(Nếu bạn mệt, hãy đi ngủ sớm đi)

If + S + V(s,es), S + may/can + V (infinitive) Thể hiện sự cho phép, đồng ý, gợi ý If it’s a nice day this weekend, I may go to the beach.

(Nếu thời tiết cuối tuần này ổn, tôi sẽ đi biển)

>>> Xem thêm: A-Z về cấu trúc If only, cách sử dụng và bài tập có đáp án

Viết lại câu điều kiện loại 1 bằng cách đảo ngữ

Viết lại câu điều kiện loại 1 bằng cách đảo ngữ

Việc đảo ngữ ở câu điều kiện chỉ thực hiện được ở mệnh đề if và giữ nguyên cấu trúc ở mệnh đề chính.

1. Viết lại câu điều kiện loại 1 với động từ to be

If + S + am/ is/ are (not) + adjective/ noun…. ⇒ Should + S + (not) + be + adjective/ noun…

Ví dụ:

• If you are late again today, our boss will be pissed => Should you be late again today, our boss will be pissed. (Nếu bạn đến trễ một lần nữa vào hôm nay, sếp chúng ta sẽ rất bực)

2. Viết lại câu điều kiện loại 1 với động từ thường

If + S + (don’t/ doesn’t) + V(s/es) + O ⇒ Should + S + (not) + V(bare) + O

Ví dụ:

• If she doesn’t like that restaurant, we can choose another one. => Should she not like that restaurant, we can choose another one. (Nếu cô ấy không thích nhà hàng đó, chúng ta có thể chọn nhà hàng khác)

Sự khác biệt giữa câu điều kiện loại 0 và câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 đề cập đến những tình huống có thể xảy ra trong tương lai, với một điều kiện nhất định. Mặt khác, câu điều kiện loại 0 được dùng để diễn đạt một sự thật chung, một thông tin khoa học hoặc điều gì đó luôn đúng khi đáp ứng một điều kiện nhất định.

Về cấu trúc, trong câu điều kiện loại 1, mệnh đề if thường được thành lập với thì hiện tại đơn và mệnh đề chính được thành lập bằng một động từ khiếm khuyết (như will, can…) cộng với dạng cơ bản của động từ. Tuy nhiên, trong câu điều kiện loại 0, cả hai mệnh đề đều có động từ được chia ở thì hiện tại đơn. 

Ví dụ:

• If you don’t water your plants, they die. (Nếu bạn không tưới cây, chúng sẽ chết)

• If you promise to be careful, you can drive my car. (Nếu bạn hứa sẽ cẩn thận, bạn có thể lái xe của tôi)

Bài tập câu điều kiện loại 1

bài tập

Bài tập 1

1. John will leave for Rent tomorrow if the weather _____ (be) fine.

2. What will you do if you _____ (not / go) away for the weekend?

3. The game _____ (start) if you put a coin in the slot.

4. If she _____ (be) scared of spiders, don’t go into the garden.

5. We’ll have to go without James if he (not arrive) _____ soon.

6. Please don’t disturb her if she_____ (be) busy.

7. If he _____ (accept) your card and roses, things will be very much hopeful.

8. If a holiday_____ (fall) on a weekend, go to the beach.

9. If he (come) _____ late again, he’ll lose her job.

10. If she (wash) _____ my car, I’ll give her $20.

Bài tập 2

Viết lại các câu điều kiện loại 1 sử dụng đảo ngữ:

1. If she plants seeds on the ground, she will have a beautiful garden of flowers

2. If he treats people around him well, he will feel happy in your heart.

3. If it rains, they will have to cancel the concert today.

4. If he has a headache, he will see a doctor for treatment.

5. If she agree to join my birthday party, I will feel very happy.

6. If she refused the confession, he would feel very sad.

7. If she successfully completes the project, she will receive a great bonus from the company.

Đáp án

Bài tập 1

1. is

2. don’t go

3. will start

4. is

5. doesn’t arrive

6. is

7. accepts

8. falls

9. comes

10. washes

Bài tập 2

1. Should she plant seeds on the ground, she will have a beautiful garden of flowers.

2. Should he treat people around him well, he will feel happy in your heart.

3. Should it rain, they will have to cancel the concert today.

4. Should he have a headache, he will see a doctor for treatment.

5. Should she agree to join my birthday party, I will feel very happy.

6. Were she to refuse the confession, he would feel very sad.

7. Should she successfully complete the project, she will receive a great bonus from the company.

Hy vọng thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn khi nào nên dùng câu điều kiện loại 1 để không bị nhầm lẫn với các câu điều kiện loại khác và dùng chính xác để thể hiện mục đích nói của mình nhé.

>>> Tìm hiểu thêm: Bài tập câu điều kiện có đáp án (mới nhất)

Nguồn tham khảo

  1. Conditional sentences. Ngày truy cập 18/10/2023
  2. Conditional sentences. Ngày truy cập 18/10/2023
  3. Conditional sentences. Ngày truy cập 18/10/2023
location map