Chương trình giáo dục mầm non mới nhất giúp bé phát triển toàn diện

Có nên cho con học trường quốc tế không?

Tác giả: Nguyen Hong

Chương trình giáo dục mầm non mới nhất có những thay đổi gì là điều ba mẹ vô cùng quan tâm. Bài viết sau sẽ giúp ba mẹ cập nhật, nắm bắt những xu hướng giáo dục mới nhất. Qua đó tự tin vững bước đồng hành cùng con trong hành trình nuôi dưỡng và lớn lên cùng con.

Chương trình giáo dục mầm non mới nhất gồm những gì?

Rất nhiều ba mẹ khi tìm hiểu về chương trình giáo dục mầm non luôn chất chứa nhiều băn khoăn và lo lắng. Liệu rằng con có được rèn luyện kỹ năng, vui chơi khám phá? Con có được phát triển thuận tự nhiên, viết nên tuổi thơ hạnh phúc?

Với mong muốn đưa đến cho trẻ chương trình học một cách hoàn hảo và tiên tiến, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đề xuất quan điểm xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới nhất. Chương trình phải vừa tiếp cận được với xu thế chung của thế giới, vừa phù hợp với thực tiễn ở nước ta. Theo đó, các chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non đều tập trung để giúp trẻ phát triển toàn diện về tri thức, thể chất, tình cảm xã hội và nền tảng đạo đức.

>>> Tìm hiểu thêm: 5+ cách giúp trẻ tăng chiều cao vượt trội ba mẹ cần biết

Các chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non mới nhất

Các chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục mầm non mới nhất sẽ tổ chức theo các chủ đề trong năm học. Những chủ đề này đặt mục tiêu thúc đẩy và phát huy năng lực tư duy cũng như cảm xúc của mỗi con trẻ.

1. Chủ đề trường mầm non

Bé sẽ được học về trường lớp của mình, các công việc của cô giáo… Qua đó, con biết yêu quý trường lớp và cô giáo, yêu thích đến lớp mỗi ngày.

2. Chủ đề bản thân

Con học về tên, sở thích, giới tính, đặc điểm cơ thể, rèn luyện những thói quen tốt. Bé sẽ nhận thức tốt về bản thân, biết cách tự chăm sóc và bảo vệ mình.

3. Chủ đề gia đình

Trẻ được học về tên, nghề nghiệp, sở thích của các thành viên trong gia đình. Con còn học về ngôi nhà của mình, các đồ dùng trong nhà, cách giữ gìn đồ đạc. Từ đó, bé biết yêu thương gia đình, vâng lời người lớn tuổi.

4. Chủ đề nghề nghiệp trong chương trình giáo dục mầm non mới nhất

Bé được học về đặc điểm, lợi ích, trang phục và dụng cụ của một số nghề nghiệp. Ví dụ như nghề bác sĩ, bộ đội, nông dân, giáo viên, công nhân… Con sẽ biết khi trưởng thành, con cần làm việc để nuôi sống bản thân. Con biết yêu quý sức lao động. Con trân trọng các nghề và sản phẩm lao động tạo ra.

5. Chủ đề giao thông

Con sẽ học về tên gọi, đặc điểm của các phương tiện giao thông ở các tuyến đường. Ví dụ, phương tiện giao thông đường bộ có xe máy, xe đạp… Phương tiện đường thủy có tàu, thuyền… Con biết được một số kiến thức về luật an toàn giao thông đơn giản để tăng cường thêm sự hiểu biết về xã hội xung quanh.

6. Thế giới thực vật, các chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non mới nhất

Trẻ tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng, màu sắc, mùi hương, lợi ích của các loại rau củ quả quen thuộc.

7. Chủ đề thế giới động vật

Chủ đề thế giới động vật

nhận biết các con vật qua đặc điểm cấu tạo, tiếng kêu… Qua đó, con biết yêu thương và chăm sóc các con vật có ích.

8. Chủ đề hiện tượng tự nhiên

Trẻ học về các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống. Qua đó, con tích lũy thêm kiến thức khoa học hữu ích. Đồng thời, con biết cách ăn mặc và chăm sóc bản thân theo các mùa.

9. Chủ đề quê hương

Chủ đề quê hương trong chương trình giáo dục mầm non mới nhất đề cập đến việc tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng, học về bác Hồ… Con sẽ biết yêu quê hương đất nước, kính trọng, yêu quý và nhớ ơn bác Hồ.

10. Chủ đề trường tiểu học (dành cho lớp Lá)

Con làm quen với các đồ dùng và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục chặng đường vào lớp 1 đầy tự tin.

>>> Tìm hiểu thêm: 11 cách dạy trẻ chậm nói, mẹ nhàn tênh con líu lo

Chương trình giáo dục mầm non mới nhất phát triển kỹ năng gì cho trẻ?

phát triển kỹ năng gì cho trẻ

Xu thế chung của thế giới hiện nay là trẻ nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo cần có những kỹ năng sống thiết yếu để trở nên tự tin, độc lập và phát triển toàn diện. Chương trình giáo dục mầm non mới nhất cũng đặt mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm trong mỗi giờ học tập và vui chơi để phát triển các kỹ năng:

1. Kỹ năng phát triển nhận thức

Trẻ mẫu giáo có rất nhiều câu hỏi. Con thích sưu tầm đồ vật. Con thích thực hành cùng một việc nhiều lần và thích nghe cùng một câu chuyện được kể nhiều lần. Con cũng thích mạo hiểm và thử những điều mới. Tùy theo đặc điểm tính cách của bé để phát triển kỹ năng nhận thức bao gồm:

• Đặt câu hỏi.

• Phát triển khả năng tập trung chú ý tăng lên.

• Giải quyết vấn đề.

• Phân biệt thị giác, so sánh, phân loại và tổ chức.

• Hiểu được sự khác biệt giữa sự thật và lời nói dối.

• Hiểu nguyên nhân và kết quả.

• Lý luận đơn giản và tư duy phản biện.

2. Kỹ năng phát triển thể chất theo chương trình giáo dục mầm non mới nhất

Kỹ năng phát triển thể chất

Kỹ năng phát triển thể chất luôn là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non mới nhất. Chúng bao gồm:

Vận động kiểm soát cơ, giữ thăng bằng và phối hợp (leo cầu thang, mở cửa và mặc áo khoác).

• Nhận thức về cơ thể (ngồi cạnh bạn bè thay vì ngồi trên đùi bạn ấy).

• Sức khỏe, nghỉ ngơi, tập thể dục, dinh dưỡng.

• Kỹ năng tự phục vụ (ví dụ như ăn uống, đánh răng, mặc quần áo và rửa tay).

3. Kỹ năng phát triển xã hội, cảm xúc

Những kỹ năng xã hội và cảm xúc trẻ cần được dạy gồm có:

• Điều chỉnh hành vi và cảm xúc của bản thân.

• Phát triển tình bạn với những đứa trẻ khác và mối quan hệ lành mạnh với người lớn.

• Tạo ra bản sắc cá nhân tích cực (ví dụ như thích bản thân và xây dựng sự tự tin).

• Phát triển trí nhớ học tập, sự tò mò về thế giới và tính kiên trì.

• Tham gia vào việc học tập.

4. Kỹ năng phát triển ngôn ngữ theo chương trình giáo dục mầm non mới nhất

Kỹ năng phát triển ngôn ngữ

Trẻ em cần có kỹ năng để có thể truyền đạt ý tưởng và cảm xúc của mình. Các kỹ năng ngôn ngữ dành cho trẻ mẫu giáo bao gồm:

• Khả năng đọc viết sớm (học viết tên của mình và đọc những từ đơn giản).

• Giao tiếp và lắng nghe: tham gia vào các cuộc trò chuyện, đặt và trả lời câu hỏi, mô tả sự vật, thêm chi tiết, nói to, rõ ràng và nói thành câu hoàn chỉnh.

• Chương trình làm quen với tiếng Anh: Tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở giáo dục mầm non và sự tự nguyện của gia đình.

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Việc dạy và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ em có thể diễn ra thông qua các tương tác cá nhân, trò chơi và bài tập.

6. Kỹ năng sáng tạo

Trong rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự sáng tạo ở trẻ em thường có xu hướng giảm dần khi lớn lên. Thời điểm vàng và dễ nhận thấy nhất là từ độ tuổi mẫu giáo cho đến khi trẻ học lớp 3.

Khi trẻ được phép thể hiện bản thân một cách sáng tạo, trẻ sẽ trở nên tự tin hơn và có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ. Tạo điều kiện để trẻ tham gia vào các hoạt động nghệ thuật sẽ giúp trẻ hình thành “bản sắc” riêng biệt. Các giờ học kỹ năng, năng khiếu với không gian mở cũng giúp các con rèn luyện tư duy sáng tạo.

>>> Tìm hiểu thêm: 11 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý cha mẹ nên biết

Tiêu chí và ví dụ về đánh giá trong giáo dục mầm non

Đánh giá sự phát triển của trẻ trong chương trình giáo dục mầm non mới nhất sẽ giúp giáo viên hiểu trẻ hơn, đồng thời biết được điểm mạnh và yếu trong quá trình dạy học và chăm sóc bé. Từ đó, giáo viên sẽ điều chỉnh phương pháp và tổ chức hoạt động hấp dẫn, thu hút trẻ.

Tiêu chí đánh giá trẻ mầm non là đánh giá đúng khả năng của trẻ. Không kỳ vọng sự giống nhau giữa các con. Đánh giá sự tiến bộ của bé cũng phải phù hợp với nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của con. Đặc biệt, giáo viên phải tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về cách thức, tốc độ phát triển riêng. Luôn chú trọng và thúc đẩy tiềm năng ở mỗi bé.

Ví dụ về đánh giá trong giáo dục mầm non là giáo viên sẽ quan sát và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý. Những thay đổi có thể là tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc và kỹ năng của bé. Giáo viên sử dụng một hoặc nhiều phương pháp để đánh giá. Ví dụ như quan sát, trò chuyện cùng trẻ, phân tích hoạt động của bé, trao đổi với ba mẹ hoặc người chăm sóc bé.

>>> Tìm hiểu thêm: 8 cách giúp trẻ bạo dạn hơn để thành công

Trích dẫn những bài viết hay về giáo dục mầm non

Trích dẫn những bài viết hay về giáo dục mầm non

Trẻ mầm non luôn là lứa tuổi hồn nhiên, tinh nghịch và đáng yêu. Hãy cùng khám phá những câu nói, những bài viết hay về giáo dục mầm non sau đây:

1. The goal of early childhood education should be to activate the child’s own natural desire to learn. – Maria Montessori. (Mục tiêu của giáo dục mầm non là khơi dậy mong muốn học hỏi tự nhiên của trẻ.)

2. If we could all see the world through the eyes of a child, we would see the magic in everything. – Akiane Kramarik (Nếu tất cả chúng ta có thể nhìn thế giới qua con mắt của trẻ em, chúng ta sẽ thấy được điều kỳ diệu trong mọi thứ.)

3. Nature is a tool for children to experience not just the wide world, but themselves. – Stephen Moss (Thiên nhiên là công cụ để trẻ em không chỉ trải nghiệm thế giới rộng lớn mà còn trải nghiệm chính bản thân chúng.)

4. The art of teaching is the art of assisting discovery. – Mark Van Doren (Nghệ thuật giảng dạy là nghệ thuật hỗ trợ khám phá.)

5. It is a happy talent to know how to play. – Ralph Waldo Emerson (Biết chơi là một tài năng tuyệt vời.)

6. Children learn what they live. – Dorothy Law Nolte (Trẻ em học những gì chúng sống.)

7. Play is our brain’s favourite way of learning. – Diane Ackerman (Chơi là cách học yêu thích của bộ não chúng ta.)

8. Do not confine your children to your own learning, for they were born in another time. – Khuyết danh. (Đừng giới hạn con bạn trong phạm vi học tập của riêng bạn, vì chúng được sinh ra ở một thời đại khác.)

9. Education is the most powerful weapon which you can use to change the world. – Nelson Mandela (Giáo dục là vũ khí mạnh mẽ nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.)

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp ba mẹ giải đáp thắc mắc về chương trình giáo dục mầm non mới nhất. Sự kết nối giữa nhà trường cùng ba mẹ trong hành trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ rất quan trọng. Đó là cầu nối để xây nên nền móng vững chắc và mang đến những giá trị tốt đẹp dành cho tuổi thơ của các con.

>>> Tìm hiểu thêm: Thí nghiệm mầm non giúp trẻ sáng tạo và học tập năng suất

Nguồn tham khảo

1. Chương trình giáo dục mầm non mới nhất 2024 – Ngày truy cập 19-11-2024

2. The 100 Greatest Education Quotes – Ngày truy cập 19-11-2024

location map