Động từ tình thái là một phần quan trọng của cấu trúc ngữ pháp, đóng vai trò quyết định trong việc xác định tình thái, khả năng, ý muốn, hoặc lời hứa hẹn trong một câu. Điều này khiến cho việc nắm vững sử dụng các động từ tình thái trở thành một phần quan trọng của việc học tiếng Anh. Hãy tìm hiểu động từ tình thái (modal verbs) là gì và cách phân biệt giữa các modal verb thông dụng.
Định nghĩa động từ tình thái (modal verbs)
Vậy động từ tình thái là gì? Động từ tình thái (modal verbs) còn gọi là động từ khuyết thiếu, là một loại động từ đặc biệt trong tiếng Anh. Chúng được sử dụng để diễn đạt các tình thái khác nhau như cho phép, bắt buộc, khả năng, đề xuất và nhiều tình thái khác.
Một điểm quan trọng cần nhớ là động từ tình thái luôn xuất hiện trước dạng nguyên thể (dạng không chia) của một động từ khác trong câu. Điều này có nghĩa rằng chúng không bị ảnh hưởng bởi thì hay ngôi của chủ ngữ, luôn giữ nguyên hình dạng ban đầu trong mọi tình huống.
Ví dụ:
• Parents should always support their children’s dreams. (Phụ huynh nên luôn ủng hộ những ước mơ của con cái.)
• A company should prioritize customer satisfaction to succeed. (Một công ty nên ưu tiên sự hài lòng của khách hàng để thành công.)
Trong cả hai ví dụ trên, động từ should vẫn được giữ nguyên dù chủ ngữ có thể là số nhiều (Parents, a company) hoặc số ít (their children’s dreams, customer satisfaction). Điều này thể hiện tính ổn định của động từ tình thái (modal verbs) trong tiếng Anh.
>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp tất cả cách chia động từ trong tiếng Anh
Phân biệt các động từ tình thái (modal verbs) thông dụng
Một điều đáng lưu ý về các động từ tình thái (modal verbs) là sự khác biệt giữa chúng là không nhiều, nhưng vẫn cần được quan tâm. Nếu không cẩn thận, người sử dụng tiếng Anh có thể dùng không đúng ngữ cảnh, dẫn đến việc truyền đạt thông điệp không chính xác.
1. Can và could
Trong tiếng Anh, hai động từ tình thái được sử dụng khá phổ biến là can và could. Tuy chúng có điểm tương đồng trong việc diễn tả khả năng, nhưng cũng có sự khác biệt quan trọng:
• Can thường được sử dụng để diễn tả khả năng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ví dụ: I can speak English. (Tôi có thể nói tiếng Anh.)
• Could thường được sử dụng để diễn tả khả năng trong quá khứ và thường kèm theo tính linh hoạt. Ví dụ: I could swim when I was five. (Tôi có thể bơi khi tôi lên năm tuổi.)
Sử dụng để giảm nhẹ lời phê bình hoặc nhận định quá chắc chắn
• Can: Thường được sử dụng để làm lời nói mềm mỏng hơn. Ví dụ: I can’t say for sure, but it might rain tomorrow. (Tôi không thể nói chắc, nhưng có thể mưa vào ngày mai.)
• Could: Được dùng để góp ý hoặc làm cho lời nói thêm lịch sự. Ví dụ: I could be wrong, but I think the meeting is at 2 p.m. (Tôi có thể sai, nhưng tôi nghĩ cuộc họp là vào lúc 2 giờ chiều.)
Dùng để diễn tả sự không thể hoặc không có khả năng
• Can’t: Thường được sử dụng để diễn tả khả năng không xảy ra hoặc không có khả năng, ví dụ: He can’t be hungry. He just had dinner. (Anh ấy không thể đói. Anh ấy vừa ăn tối.)
Ví dụ: With governmental help, we are able to push back pollution in a few years’ time. (Với sự trợ giúp của chính phủ, chúng ta có thể đẩy lùi vấn đề ô nhiễm trong vài năm tới.)
>>> Tìm hiểu thêm: Sau động từ là gì? Tổng hợp trọn bộ kiến thức cần nắm về động từ
2. Should và ought to
a. Phân biệt
Về mặt ngữ pháp, ought to không thuộc loại động từ tình thái hoàn toàn, bởi vì dù ought không thay đổi theo thì hay số, nhưng nó vẫn kết hợp với to để tạo thành cụm động từ, do đó nó thuộc nhóm động từ bán tình thái (semi-modal verbs).
Tuy nhiên, cả ought to và should đều được sử dụng để diễn đạt một lời khuyên, đề xuất hoặc yêu cầu bắt buộc. Ví dụ: You should/ought to do homework before it’s too late. (Bạn nên làm bài tập về nhà trước khi quá muộn.)
Ngoài ra, cả hai động từ (modal verbs) này dùng để dự đoán một sự kiện có thể xảy ra trong tương lai.
Ví dụ: With such a volatile stock market, investors should/ought to diversify their portfolios, as a crash could happen at any moment. (Với một thị trường chứng khoán đầy biến động như vậy, các nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình vì sự sụp đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.)
b. Chứng năng của should
Ngoài 2 chức năng kể trên, động từ tình thái (modal verbs) should còn có các chức năng khác như:
• Đề xuất lịch sự: Should we invite John to the party? (Chúng ta nên mời John đến buổi tiệc không?)
• Theo sau tính từ để bày tỏ phản ứng cá nhân: It’s surprising she should arrive so early. (Lạ thay là cô ấy đến sớm như vậy.)
• Bộc lộ sự khó chịu: Why should I believe you? (Tại sao tôi phải tin bạn?)
• Dùng trong mệnh đề phụ chứa If (nếu), in case (trong trường hợp), for fear that (vì sợ rằng). Ví dụ: I’ll take an umbrella for fear that it should rain. (Tôi sẽ mang theo ô trong trường hợp trời mưa.)
>>> Tìm hiểu thêm: Cấu trúc should + gì? Bí quyết dùng công thức should đúng ngữ pháp
3. Will và would
Cả hai động từ tình thái (modal verbs) will và would trong tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt thường được hiểu là sẽ, tuy nhiên chúng có sự khác biệt nhất định:
a. Will
• Diễn đạt dự đoán chắc chắn về tương lai, ví dụ: I’m certain he will pass the exam with flying colors. (Tôi chắc chắn rằng anh ấy sẽ đỗ kỳ thi một cách xuất sắc.)
• Đưa ra quyết định ngay lập tức, ví dụ: I hear a noise downstairs. I will go check it out. (Tôi nghe thấy tiếng ồn ở dưới. Tôi sẽ đi kiểm tra.)
• Được sử dụng để đề nghị giúp đỡ, ví dụ: I will hold the door open for you. (Tôi sẽ giữ cửa mở cho bạn.)
b. Would
• Dự đoán trong quá khứ, ví dụ: We thought they would arrive early, but they came late. (Chúng tôi nghĩ rằng họ sẽ đến sớm, nhưng họ đến muộn.)
• Diễn đạt thói quen hoặc sự việc xảy ra thường xuyên trong quá khứ, ví dụ: Back in the day, we would play soccer in the park every evening. (Ngày xưa, chúng tôi thường chơi bóng đá ở công viên mỗi tối.)
• Yêu cầu người khác giúp đỡ, ví dụ: Would you please pass the salt? (Bạn có thể qua muối giúp tôi không?)
Chức năng này của would cũng có thể thấy ở dạng phủ định của will. Ví dụ: Would you mind helping me with this heavy suitcase? (Bạn có phiền giúp tôi với cái vali nặng không?)
>>> Tìm hiểu thêm: Cấu trúc would you like + gì? Công thức và cách trả lời câu hỏi
4. Must và have to
Khi nói đến must và have to, người ta thường nghĩ đến hai động từ tình thái (modal verbs) có cấu trúc như mệnh lệnh hoặc lời nói mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa hai động từ này:
• Với must, mệnh lệnh và bắt buộc này thường được đưa ra bởi người nói, ví dụ: I must get my haircut soon. (Tôi phải cắt tóc sớm.)
• Nhưng nếu mệnh lệnh đến từ người khác hoặc từ môi trường, thì chúng ta phải sử dụng have to, ví dụ: He has to put on his seatbelt. (Anh ấy phải cài dây an toàn vào.)
• Ngoài ra, must còn được sử dụng để diễn đạt sự suy luận chắc chắn, ví dụ: He must be in his early twenties. (Anh ấy chắc chắn đang trong độ tuổi 20.) Điều này không thể thực hiện bằng have to.
5. May và might
Cuối cùng, may và might là hai động từ tình thái (modal verbs) với nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm:
• Cả hai động từ có thể dự đoán về tương lai với độ chắc chắn thấp hơn so với will, như trong câu: The weather forecast predicts rain, so we may need to cancel the picnic. (Dự báo thời tiết cho biết sẽ có mưa, vì vậy chúng ta có thể cần phải hủy chuyến dã ngoại.)
• Might được dùng để đưa ra đề xuất hoặc lời khuyên một cách lịch sự, ví dụ: You might want to consider studying in a quiet environment. (Bạn nên xem xét việc học ở một môi trường yên tĩnh.)
• Ngoài ra, cũng có thể sử dụng may as well hoặc might as well khi muốn nói về một hành động thú vị hoặc hữu ích hơn để thực hiện, ví dụ: There’s nothing else to do here, so we may as well go home. (Không còn gì để làm ở đây, vậy nên chúng ta nên về nhà.)
Bài tập về động từ tình thái (modal verbs) có đáp án
Hãy vận dụng những kiến thức bạn đã đọc qua ở trên để vận dụng vào các bài tập mà ILA cung cấp sau đây nhé!
Bài 1: Viết lại câu với modal verbs should/shouldn’t
1. I wanted to take that course, but I didn’t sign up.
2. I remembered to bring the umbrella, but I left it at home.
3. I saw you at the store yesterday, but I didn’t say hello.
4. If we arrive early, we can get good seats at the meeting.
5. I arrived at the airport too late and missed my flight.
Bài 2: Điền vào chỗ trống với các động từ tình thái (modal verbs)
must, mustn’t, don’t have to, should, shouldn’t, might, can, can’t
1. David ____________ forget to bring his umbrella. The weather forecast said it would rain.
2. You ____________ talk to the manager about your concerns. It’s important to address the issue.
3. They ____________ attend the meeting if they don’t want to. It’s optional.
4. Sarah ____________ be late for her flight. She’s usually very punctual.
5. You ____________ swim in this area, there are strong currents.
6. Mark ____________ call his mother to let her know he arrived safely.
7. You ____________ underestimate the power of a good education. It opens doors to many opportunities.
8. The cat ____________ come inside. It’s raining, and she’s getting wet.
9. I ____________ find my passport. I remember putting it in the drawer.
10. You look exhausted. You ____________ push yourself too hard, take a break.
Đáp án
Bài 1:
1. I should have registered for that course.
2. I should have brought the umbrella with me.
3. I should have said hello when I saw you at the store yesterday.
4. We should arrive early to get good seats at the meeting.
5. I shouldn’t have arrived at the airport so late; I missed my flight.
Bài 2:
1. might
2. should
3. don’t have to
4. can’t
5. can’t
6. must
7. shouldn’t
8. can
9. must
10. shouldn’t
ILA hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về động từ tình thái (modal verbs) cũng như cách phân biệt giữa các modal verbs thông dụng trong tiếng Anh. Chúc bạn thành công trong việc học tập và sử dụng Anh ngữ!
>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp bài tập thì tương lai tiếp diễn mới nhất (có đáp án)