Trong quá trình xin học bổng hay ứng tuyển vào các trường đại học, bài luận (personal statement) luôn là thứ khiến nhiều bạn “đau đầu”. Vậy làm thế nào để viết bài luận xin học bổng chinh phục được trường đại học bạn mong muốn? ILA sẽ hướng dẫn bạn những điều cần chú ý để viết bài luận xin học bổng một cách dễ dàng hơn.
Bài luận xin học bổng là gì?
Bài luận xin học bổng (personal statement) là một bài viết có thể ở dạng một bài luận dài hoặc chỉ là một tiểu luận 300-400 từ, yêu cầu bạn viết về một nội dung bất kỳ. Ở đó, bạn bộc lộ được những phẩm chất, cá tính, kinh nghiệm, thành tích và mục tiêu của mình.
Qua bài luận này, các giám khảo, giáo sư của trường đại học sẽ thấy được cái nhìn sâu sắc nhất và hiểu rõ hơn về bạn. Vì vậy bài luận (personal statement) thường có tính chất quyết định bạn có được nhận vào trường đại học hoặc nhận được mức học bổng cao hay thấp.
Cách viết bài luận xin học bổng
Một bài luận xin học bổng hay cần đáp ứng đủ những yêu cầu về hình thức, nội dung và sáng tạo của học sinh; đáp ứng những yêu cầu cùng mục tiêu đào tạo của trường đại học. Một bài luận xin học bổng thành công sẽ làm giám khảo bị thuyết phục, ngưỡng mộ và muốn bạn theo học tại trường đại học của họ. Vì vậy cần những chiến lược tiếp cận và một số cách viết bài đáp ứng được các yêu cầu đó.
1. Xác định yêu cầu bài luận của trường đại học mà bạn ứng tuyển
Mỗi trường đại học bạn ứng tuyển sẽ có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Việc xác định đúng yêu cầu và tiếp cận đúng sẽ giúp bài luận của bạn được đánh giá cao hơn và tăng khả năng nhận học bổng.
Để xác định những yêu cầu này, bạn cần dựa trên chuyên ngành mà bạn ứng tuyển và những phẩm chất, định hướng của ngành cũng như những định hướng sinh viên tương lai của trường qua các video, trang web giới thiệu về trường, về chuyên ngành.
Ngoài ra, bạn cần để ý đến những yêu cầu về mặt hình thức bài luận cũng như đề bài luận, vì mỗi trường đại học sẽ có những yêu cầu riêng biệt về số lượng từ, cách thức trình bày, cũng như câu hỏi đặt ra cho thí sinh là khác nhau. Việc bám sát vào những tiêu chí và yêu cầu trên sẽ giúp bài luận xin học bổng của bạn tiếp cận tốt hơn đến giám khảo.
2. Lên ý tưởng và lập dàn ý cho bài luận
Để viết một bài luận xin học bổng ấn tượng, bước lên ý tưởng và lập dàn ý đóng vai trò quan trọng nhất. Đây là giai đoạn giúp bạn xác định nội dung cốt lõi, làm nổi bật cá tính, khả năng và những trải nghiệm đặc biệt của bản thân.
Trước hết, hãy chọn lọc những câu chuyện hoặc phẩm chất cá nhân phù hợp nhất với yêu cầu của đề bài.
Một bài luận thành công không chỉ cần thể hiện sự sáng tạo mà còn phải mang tính truyền cảm hứng, giúp bạn nổi bật so với các ứng viên khác. Thay vì liệt kê đơn thuần các thành tích hay đức tính tốt, hãy truyền tải chúng một cách tinh tế qua những câu chuyện thực tế.
Một cách hiệu quả để thể hiện bản thân là kể về một trải nghiệm đáng nhớ, trong đó bạn là nhân vật chính, trực tiếp đối mặt và giải quyết vấn đề. Qua đó, cách bạn hành động, suy nghĩ, rút ra bài học sẽ phản ánh chân thực nhất tính cách và khả năng của bạn. Đây cũng là cách viết được nhiều sinh viên xuất sắc tại các trường đại học hàng đầu thế giới áp dụng thành công.
Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng câu chuyện bạn lựa chọn có ý nghĩa tích cực, phản ánh sự trưởng thành và phù hợp với con người bạn ở hiện tại. Trải nghiệm càng chân thực, gần gũi với bạn bao nhiêu thì bài luận càng có sức thuyết phục bấy nhiêu.
3. Viết bài luận xin học bổng đúng hình thức, trình bày rõ ràng nội dung
Sau khi lên ý tưởng, bạn có thể bắt đầu khâu viết bài luận. Khi bắt đầu viết, bạn cần xác định rõ yêu cầu bài viết là tiểu luận hay bài luận. Từ đó bạn bắt đầu xác định cấu trúc của bài viết.
Nếu là một bài tiểu luận xin học bổng thì số lượng chữ cũng ít hơn. Lúc này cấu trúc bài viết có thể chia thành 1-2 đoạn văn nhỏ, trong đó nội dung cần được tóm tắt, chắt lọc nhất và vẫn trả lời đủ câu hỏi của đề bài.
Trong khi đó, bài luận xin học bổng sẽ dài hơn. Bạn chia cấu trúc bài thành ba phần mở – thân – kết bài.
Trong phần mở bài, bạn viết ngắn gọn về câu dẫn, hoặc một câu nói tạo ấn tượng dẫn dắt giám khảo.
Trong phần thân bài, bạn trình bày một cách chi tiết câu chuyện của mình. Nội dung cần nhấn mạnh là những cảm nhận, suy nghĩ, nhận định của bạn trong câu chuyện; những tình tiết, diễn biến giúp bộc lộ tính cách, cách giải quyết vấn đề, vượt qua nghịch cảnh của bạn. Tránh viết lan man, kể chuyện.
Ở phần kết bài, bạn tóm gọn lại vấn đề, bài học rút ra từ câu chuyện. Từ đó bạn nêu những nguyện vọng, định hướng tương lai, hay nói một cách khác là một tuyên ngôn nhấn mạnh được cá tính riêng mà đúng với định hướng của trường đại học, thuyết phục được giám khảo rằng bạn xứng đáng được nhận học bổng từ họ.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách viết bài luận tiếng Anh giúp bạn đạt điểm cao
4. Chỉnh sửa và hoàn thiện bài luận xin học bổng
Sau khi viết xong bài luận, việc chỉnh sửa, đọc lại nhiều lần là một bước cực kỳ quan trọng để có thể có được một bài luận xin học bổng thành công.
Trong quá trình chỉnh sửa bài viết, bạn cần kiểm tra xem bài luận xin học bổng của mình có đúng chủ đề, có logic, rõ ràng hay không; bài luận có tập trung nội dung, đúng cấu trúc và đúng với phong cách trang trọng hay không.
Bài luận xin học bổng cần được viết một cách dễ đọc, không nên có những từ quá phức tạp, dùng từ đúng với nét nghĩa, cấu trúc câu cần gãy gọn, không sai các lỗi cơ bản về ngữ pháp, chính tả.
>>> Tìm hiểu thêm: Cấu trúc câu trong tiếng Anh thông dụng và đầy đủ nhất
Những bài luận xin học bổng mẫu hay
Để có góc nhìn cụ thể hơn về một bài luận xin học bổng thành công, bạn có thể đọc tham khảo những bài xin học bổng mẫu để hiểu rõ hơn cách viết, cách trình bày câu chuyện, vấn đề.
1. Bài luận mẫu kể một câu chuyện trải nghiệm bản thân
People say that inner beauty matters more than outer beauty. But when I looked into the mirror and saw my face covered with unsightly blemishes, it was hard to tell myself that and believe it. By the time I entered high school, my acne had gotten worse, and my self-esteem was at an all-time low. So, in the summer of ninth grade, I embarked on an unexpectedly difficult and emotionally trying quest for clear skin, an experience that culminated in one of my proudest achievements.
My typical daily diet consisted of sugary cereal for breakfast; salty turkey sandwiches, soda, and chips for lunch; a candy bar for snack; and rice and fried noodles for dinner. I never thought that my diet would be a cause of my acne, but the possibility first came to me when I was reading a skincare article. Desperate for a cure, I searched “clear skin diet” on the Internet. The websites that turned up all echoed the same message: a balanced and healthy diet is crucial for beautiful skin. The recommended foods listed included large portions of fruits, vegetables, grains, nuts, and fish; 8 glasses of water daily; and only small amounts of high-sodium, high-fat, and high-sugar foods.
I researched further and found out that the expensive chemical cleansers that I had been using were not the answer-gentle face washes and a coat of sunblock were inexpensive products that could reduce breakouts. I knew that changing my entire diet and skincare routine would require a tremendous amount of commitment and willpower. But, determined to improve my skin and my self-confidence, I began to transform my lifestyle.
I started by incorporating fruits and vegetables into my meals and replacing sugary cereal with whole grains, chips with carrots, and fried noodles with salmon. For a long, painful week, I stuck to this diet and restrained myself from any junk food. My skin condition changed gradually but substantially. By the end of the week, my skin was noticeably smoother, clearer, and brighter. Yet I found myself relapsing, unable to continue for long without indulging myself, unable to swallow the horribly plain salads and chewy carrots. Every time I stopped, the acne came back. It came to the point where I despised the acne and coveted the clear skin enough to force myself back on track. It became an excruciating pattern of cravings and self-restraint. I struggled with these two impulses until I became used to healthy eating, even enjoying it. Now, two years later, my skin is better than ever, and I have never gone back to eating the way I had before.
I have no awards or medals to show for my particular achievement. But no academic distinction in the world can match what I gained from my experience with changing my diet: healthier skin, self-confidence, and newfound mental strength. Above all, I realized that by improving my outer appearance, I had enriched my inner appearance.
(Trích từ 50 Successful IVY LEAGUE Application Essays)
2. Bài luận xin học bổng mẫu (personal statement)
Throughout my time in high school, I was involved in a lot of extracurricular activities. When I graduated, I earned the Gold Medal for the graduate who best combines academic achievement with overall contribution to school life. I twice represented my class on the student council, co-edited my high school newspaper, peer-tutored, and played on numerous sports teams. I continue many of these activities today. However, my favorite extracurricular activity was always debating.
My school was lucky enough to have a teacher who cared deeply about debating. Her name was Linda Martin, and she had a profound impact on my life. I still remember the first time I debated in front of her. It was in the 5th grade, and she had come to our classroom to introduce us to debating. She asked for eight volunteers to take part in a debate. The topic: This House Prefers Baths to Showers. I was on team bath, and, as a shy student, I remember being incredibly nervous as we huddled in the hallway and brainstormed reasons why baths are better than showers. The actual speaking part is a bit of a blur in my memory. I was probably in front of the class for less than 30 seconds, but in my mind, it was much longer and quite painful.
I didn’t debate again until I was in high school, when I was reunited with Mrs. Martin in an elective debating class. The topic was about funding our local zoo, and this time, I was given several weeks to prepare my arguments, something I much preferred. Instead of being nervous, I was excited to show off my skills in front of my classmates. As my high school years went on, I continued to debate. I went from being shy and nervous in front of an audience to confidently delivering arguments on a wide variety of topics. In addition to learning how to talk, I learned how to listen. I keenly followed the arguments of my opponents, searching for flawed logic or questionable assumptions.
And these skills paid off. In the ninth grade, I started winning various Manitoba debating tournaments at the Junior level. I went to Toronto twice, placing third in the Hart House North American Debating Championships and first in the Canadian Junior National Debate Championships. Through grades 10, 11, and 12, I continued to improve and gain confidence. All three years, I qualified for and ranked highly in the Canwest National Speaking Tournament. In 11th grade, I represented Canada at the World Individual Public Speaking Championship in Backnang and Winnenden, Germany. There I made the finals in three out of the four events and placed thirteenth overall. In 12th grade, I placed 10th overall at the International Independent Schools Public Speaking competition and again represented Canada at the World Individuals, this time in Reading, England.
On a personal level, these competitions helped me make friends all over the world, improved my confidence, and instilled in me a love of international travel. On an intellectual level, they exposed me to a wide variety of topics I would otherwise have never considered. I learned to think critically and examine an issue from multiple perspectives. I loved working past the rhetoric in my opponent’s speeches and pointing out flaws in their arguments. Sometimes, I was given many months to prepare a topic, and sometimes, I was only given two minutes. Whichever the case, I always had to be creative in developing and articulating my arguments.
Since high school, I have focused on other pursuits. However, I still volunteer regularly as a debate coach or judge. This year, I am assisting several first-year university students in reviving my university’s competitive debating society. I owe a tremendous amount to Linda Martin for making my debating experiences possible. The lessons I learned from her will stay with me forever. When I reflect on myself as a nervous and confused fifth-grader, I am amazed at how much debating has changed me. I know that there is much more to being a lawyer than just arguing, but I believe that many of the skills I attained through debating will contribute to my success in law school and a legal career.
(Trích Examples of Personal Statements prepared by the Admissions Office University of Toronto Faculty of Law)
Lời kết
Ở trên là cách viết bài luận xin học bổng giúp bạn chinh phục trường đại học bạn mong muốn. Hy vọng bạn sẽ có cho mình một bài luận xin học bổng (personal statement) thật tuyệt vời và mang đậm dấu ấn cá nhân. Chúc bạn đạt được học bổng của mình.