Cause and effect essay: Cách viết và ví dụ trong IELTS Writing

Cause and effect essay: Cách viết và ví dụ trong IELTS Writing

Tác giả: Phan Hien

Cause and effect essay chính là dạng bài luận khiến nhiều thí sinh IELTS “toát mồ hôi”, bởi nó cần nhiều chất xám khi phải phân tích được bối cảnh xuất hiện chủ đề, nguyên nhân và hệ quả, tác động do vấn đề gây nên. Vậy làm thế nào để người viết có thể giải quyết hết những phần này chỉ trong 40 phút của IELTS Writing Task 2? Hãy cùng ILA “tháo gỡ” lo lắng về dạng bài cause and effect essay trong bài viết này!

Khái niệm cause and effect essay và những yếu tố có trong dạng bài này

Cause and effect essay là một dạng bài viết phổ biến thường xuất hiện ở trong IELTS Writing Task 2. Đây là dạng bài yêu cầu người viết phải phân tích được mối liên kết giữa nguyên nhân – hệ quả/sự ảnh hưởng, tác động của một vấn đề nào đó trong xã hội.

Nghe qua có thể đơn giản, nhưng kỳ thực để nhận biết được chính xác dạng bài này, người viết cũng cần phải cân nhắc và chú ý một số điểm như sau:

Các từ khóa liên quan đến nguyên nhân vấn đề (cause): Những lý do, yếu tố khiến cho sự việc, vấn đề xảy ra.

Các từ khóa liên quan đến tác động, ảnh hưởng, kết quả của vấn đề (effect): Đây là những hệ quả, hệ lụy, ảnh hưởng xảy ra do vấn đề gây nên.

Mối liên hệ – liên kết giữa nguyên nhân (cause) và hệ quả (effect): Đây chính là phần trọng tâm của dạng bài này khi người viết phải đưa ra được những dẫn chứng, lý lẽ để chứng minh được mối liên kết giữa nguyên nhân và hệ quả trong bài nêu ra.

>>> Tìm hiểu thêm: Bí kíp dùng best regards chuẩn như người bản xứ

Cách lập dàn ý cho bài cause and effect essay

Cách lập dàn ý

Khi làm bài viết cause and effect essay, bạn có thể bám theo bố cục sau để lập dàn ý và triển khai thành bài viết:

1. Introduction (giới thiệu vấn đề)

Ở phần này, bạn có thể viết ngắn gọn trong 1-2 câu để trình bày lại bối cảnh, hoàn cảnh của chủ đề được nêu ra trong đề bài. Bạn cũng có thể tóm tắt, khái quát về những luận điểm mà bạn sẽ viết ở phần nội dung chính.

2. Body paragraph 1 (thân bài nói về Cause)

Đây là phần trọng tâm, bạn có thể triển khai theo cách như sau:

Topic sentence (câu chủ đề): Trình bày câu chủ đề của đoạn đầu tiên bằng việc tóm tắt một số lý do, nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề, sự việc.

Lý do 1: Trình bày cụ thể về lý do đầu tiên, đưa ra dẫn chứng, lập luận cụ thể.

Lý do 2: Trình bày cụ thể về lý do thứ hai, đưa ra dẫn chứng và lập luận để thêm phần thuyết phục.

Bạn có thể trình bày thêm từ 2-4 lý do là vừa đủ với dung lượng của một bài essay trong phần IELTS Writing Task 2.

>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 50+ câu xin lỗi tiếng Anh chân thành nhất

3. Body paragraph 2 (thân bài nói về Effect)

Đây cũng là phần trọng tâm với cách triển khai như sau:

Topic sentence (câu chủ đề): Câu mở đầu đoạn văn tóm gọn các luận điểm được triển khai trong đoạn.

Ảnh hưởng 1: Trình bày ảnh hưởng/hệ quả đầu tiên kèm theo dẫn chứng, ví dụ cụ thể.

Ảnh hưởng 2: Trình bày ảnh hưởng/hệ quả thứ hai và kèm theo dẫn chứng, ví dụ cụ thể.

Tương tự như phần nguyên nhân, bạn có thể trình bày thêm từ 2-4 sự ảnh hưởng, hệ quả là đủ.

4. Body paragraph 3 (thân bài nói về mối liên hệ giữa Cause và Effect)

Đây là phần sẽ đi sâu vào phân tích mối liên quan giữa nguyên nhân – kết quả trong bài cause and effect essay. Ở đây, bạn cần giải thích được vì sao có nguyên nhân này thì sẽ dẫn đến hệ quả này. Đây là phần cần được suy nghĩ, tư duy để đưa ra được phân tích hợp lý kèm theo ví dụ xác thực.

>>> Tìm hiểu thêm: Chứng chỉ Aptis là gì? Bằng Aptis có giá trị bao lâu?

5. Conclusion (kết bài)

Đây là lúc bạn sẽ tóm gọn ý tưởng của toàn bộ bài viết trong một đoạn ngắn gọn để kết thúc vấn đề của dạng bài cause and effect essay. Ở đây, bạn cần nhấn mạnh lại vấn đề cũng như tầm quan trọng của việc hiểu rõ tường tận nguyên nhân, hệ quả của vấn đề trong đời sống xã hội hiện nay để có thể đưa ra được một hướng xử lý, giải quyết tốt vấn đề trên.

>>> Tìm hiểu thêm: Luyện thi IELTS

Một số lưu ý khi triển khai dạng bài cause and effect essay trong IELTS Writing Task 2

Một số lưu ý khi triển khai

Khi lập dàn ý và viết bài cause and effect essay, bạn cần lưu ý một số điều sau:

• Đối với phần thân bài, bạn nên triển khai ít nhất là 3 đoạn văn trong bài luận để đảm bảo kết cấu chặt chẽ, đủ luận điểm cho bài viết thêm sắc bén.

• Với mỗi luận điểm, bạn cần có lập luận vững chắc và thêm dẫn chứng vào trong bài viết để tăng sức nặng cho bài viết.

• Đặc biệt, bạn cần phân biệt dạng bài cause and effect essay với dạng bài cause and solution essay để tránh sa đà vào việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề. Trong dạng bài này, bạn chỉ cần tập trung vào hai điều: Nguyên nhân và hệ quả. Nếu có viết thêm về giải pháp, hãy viết ngắn gọn, không đi vào phân tích dài dòng.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách tự xây dựng lộ trình học IELTS từ 0 đến 6.5 cho người mới bắt đầu

Ví dụ bài mẫu cause and effect essay trong IELTS Writing Task 2

Ví dụ bài mẫu cause and effect essay trong IELTS Writing Task 2

Sau khi tìm hiểu xong khái niệm, cấu trúc và cách lập dàn ý cho dạng bài cause and effect essay, bạn có thể đọc thêm ví dụ về bài mẫu được lấy đề từ các bài thi IELTS Writing đã từng diễn ra:

1. Cause and effect essay #1

Đề thi IELTS Writing task 2, kỳ thi diễn ra vào ngày 18-2-2023

People in many countries spend more and more time far away from their families. Why does this happen and what effects will it have on them and their families?

Bài làm mẫu của Cause and effect essay #1:

Nowadays, it is a social fact that people are having longer-distance relationships with their families. This problem may be blamed on some factors related to their career path, social status, and economic growth. As a result, there would be some negative mental effects for them and their families.

There would be three main reasons to explain this issue. First of all, urbanization and the development of the worldwide economy make life more hustle and bustle, leading to the fact that people now lack time to spend with family. Instead, they are trying to invest their 24 hours per day and resources into outside social relationships that are believed to benefit their career path in the future. Secondly, a lot of current social media platforms like YouTube, TikTok, or Facebook, despite their initial purpose of connecting human beings, have been great barriers to family communication. For example, even though mealtime is the best time for family gatherings, people now tend to utilize that time checking notifications and messages, watching short videos, and surfing news feeds rather than sharing their daily stories with the other members. Thirdly, the generation gap between gen Z and the previous generation creates a significant distance between their relationships. They could not understand and empathize with the other’s thoughts and feelings, resulting in many unexpected quarrels that made the situation worse day by day.

The effects of this trend on individuals and families are multifaceted. The first one that must be considered is mental health. Family connection plays an important role in shaping a person’s personal identity and emotional well-being. Those who frequently feel the strong connection, encouragement, and love from their parents or siblings often give a better performance in both their work and their social relationships. In contrast, extended separation can lead to feelings of loneliness, isolation, and stress. Moreover, individuals may miss out on crucial family milestones and events, potentially affecting their sense of belonging and connection to their roots. In terms of families, the absence of a loved one can create a sense of emptiness and disruption. Children may experience emotional difficulties due to the lack of parental education, while elderly parents might face challenges in daily life without the appearance of their children.

In conclusion, the growing trend of individuals living apart from their families is driven by economic and social factors. It has negative consequences for both individuals and families. Building strong communication and prioritizing family time is recommended to overcome these challenges and maintain healthy relationships.

>>> Tìm hiểu thêm: 7 bộ từ vựng IELTS theo chủ đề phù hợp cho người mới bắt đầu

Bài dịch của Cause and effect essay #1:

Ngày nay, một thực tế trong xã hội là mọi người đang có mối quan hệ dần xa cách hơn với gia đình của họ. Vấn đề này có thể xảy ra cho một số yếu tố liên quan đến mục tiêu sự nghiệp, địa vị xã hội và sự tăng trưởng kinh tế của những người trong gia đình. Điều này dẫn đến một số ảnh hưởng tiêu cực về mặt tinh thần đối với họ và gia đình.

Sẽ có ba lý do chính để giải thích vấn đề này. Trước hết, quá trình đô thị hóa và sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu khiến cuộc sống ngày càng hối hả và nhộn nhịp, dẫn đến hiện tượng con người ngày càng thiếu thời gian dành cho gia đình. Thay vào đó, họ đang cố gắng đầu tư 24 giờ mỗi ngày và nguồn lực của mình vào các mối quan hệ xã hội bên ngoài được cho là có lợi cho con đường sự nghiệp của họ trong tương lai. Thứ hai, rất nhiều nền tảng mạng xã hội hiện nay như YouTube, TikTok hay Facebook dù mục đích ban đầu là kết nối con người nhưng lại là rào cản lớn trong giao tiếp gia đình. Ví dụ, mặc dù giờ ăn là thời gian tốt nhất để họp mặt gia đình, nhưng giờ đây mọi người có xu hướng tận dụng thời gian đó để kiểm tra thông báo và tin nhắn, xem video ngắn và lướt tin tức hơn là chia sẻ câu chuyện hàng ngày của họ với các thành viên khác. Thứ ba, thế hệ giữa gen Z và thế hệ trước tạo ra khoảng cách đáng kể trong mối quan hệ của họ. Họ không thể hiểu và đồng cảm với suy nghĩ, cảm xúc của người khác, dẫn đến nhiều cuộc cãi vã bất ngờ khiến tình hình ngày càng trở nên tồi tệ.

Những ảnh hưởng của xu hướng này tác động khá nhiều mặt đối với cá nhân và gia đình. Vấn đề đầu tiên phải được xem xét là sức khỏe tâm thần. Sự kết nối gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc cá nhân và hạnh phúc tình cảm của một người. Những người thường xuyên cảm nhận được sự kết nối, khuyến khích và yêu thương mạnh mẽ từ cha mẹ hoặc anh chị em thường có hiệu suất tốt hơn trong cả công việc và các mối quan hệ xã hội. Ngược lại, sự xa cách kéo dài có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, biệt lập và căng thẳng. Hơn nữa, các cá nhân có thể bỏ lỡ các sự kiện và cột mốc quan trọng của gia đình, có khả năng ảnh hưởng đến cảm giác thân thuộc và sự kết nối với cội nguồn của họ. Về mặt gia đình, sự vắng mặt của người thân có thể tạo ra cảm giác trống trải, tan vỡ. Trẻ em có thể gặp khó khăn về mặt cảm xúc do thiếu đi sự giáo dục của cha mẹ, trong khi cha mẹ già có thể gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày khi không có sự xuất hiện của con cái.

Tóm lại, xu hướng ngày càng tăng của các cá nhân sống xa gia đình là do các yếu tố kinh tế và xã hội thúc đẩy. Nó gây ra những hậu quả tiêu cực cho cá nhân và gia đình. Chính vì vậy, cần xây dựng sự giao tiếp chặt chẽ và ưu tiên thời gian dành cho gia đình để vượt qua những thách thức này và duy trì các mối quan hệ lành mạnh cho xã hội.

>>> Tìm hiểu thêm: Các app học ngữ pháp tiếng Anh cho mọi trình độ

Lập dàn ý

2. Cause and effect essay #2

Đề thi IELTS Writing task 2

In many countries, sports and exercise classes are replaced with academic subjects. What do you think are the possible reasons? What are the effects on children in their lives?

Bài làm mẫu của Cause and effect essay #2

The decision by several nations to exclude sports and physical classes from the curriculum and leave space for academic subjects has generated debate in today’s society. A lot of financial burdens and social prejudices may be the underlying causes. Regardless of the causes, the potential consequences for children must be taken into serious consideration.

The substitution of sports and exercise classes with academic subjects is primarily driven by societal and economic factors. Up until now, many people still hold the mindset of prioritizing intellectual development over physical fitness, leading to a devaluation of physical education. Consequently, educational institutions allocate less resources to physical subjects than other academic subjects, such as science, mathematics, and languages. Furthermore, financial issues faced by many schools limit their capacity to provide adequate facilities and qualified personnel for physical education programs. Finally, in regions with limited budgets, especially rural areas, the allure of academic achievements can overshadow the long-term benefits of physical activity. Hence, sports and exercises are eliminated by numerous standard institute programs.

The elimination of physical education has far-reaching impacts on children’s well-being. An unhealthy and imbalanced lifestyle without physical activity can lead to a surge in childhood obesity, diabetes, and other health issues. Moreover, sports and exercise play a pivotal role in developing essential life skills, including teamwork, discipline, and resilience. Reducing opportunities for physical activity could result in a generation of individuals who are poorly prepared to address the challenges of modern life. Furthermore, a lack of physical education might impede the discovery and growth of young, talented athletes, thereby setting constraints for the next generation of athletes.

In conclusion, the replacement of sports and exercise classes with academic subjects is a concerning trend with detrimental effects on children’s health, development, and potential. Governments, schools, and parents must recognize the equal importance of physical and intellectual education. By investing in physical education infrastructure, training qualified teachers, and promoting the value of physical activity, it is possible to create a more balanced and holistic educational experience for young people.

>>> Tìm hiểu thêm: Học IELTS ở đâu tốt TPHCM? Top 5 trung tâm luyện thi hàng đầu

Bài dịch của Cause and effect essay #2

Quyết định của một số quốc gia trong việc loại trừ các môn thể thao và thể chất khỏi chương trình giảng dạy và dành không gian cho các môn học thuật đã gây ra tranh luận trong xã hội ngày nay. Rất nhiều gánh nặng tài chính và định kiến ​​xã hội có thể là nguyên nhân cơ bản. Bất kể nguyên nhân là gì, những hậu quả tiềm ẩn đối với trẻ em đều phải được xem xét nghiêm túc.

Việc thay thế các lớp thể thao và tập thể dục bằng các môn học thuật chủ yếu được thúc đẩy bởi các yếu tố kinh tế và xã hội. Cho đến nay, nhiều người vẫn giữ quan điểm ưu tiên phát triển trí tuệ hơn thể lực, dẫn đến việc coi trọng giáo dục thể chất. Do đó, các cơ sở giáo dục phân bổ ít nguồn lực hơn cho các môn thể chất so với các môn học thuật khác như khoa học, toán học và ngôn ngữ. Hơn nữa, các vấn đề tài chính mà nhiều trường gặp phải đã hạn chế khả năng cung cấp cơ sở vật chất đầy đủ và nhân sự có trình độ cho các chương trình giáo dục thể chất. Cuối cùng, ở những vùng có ngân sách hạn chế, đặc biệt là khu vực nông thôn, sức hấp dẫn của thành tích học tập có thể làm lu mờ lợi ích lâu dài của hoạt động thể chất. Do đó, nhiều chương trình tiêu chuẩn của viện loại bỏ các môn thể thao và tập thể dục.

Việc loại bỏ giáo dục thể chất có tác động sâu rộng đến sức khỏe của trẻ em. Lối sống không lành mạnh và mất cân bằng nếu không hoạt động thể chất có thể dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ em, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác. Hơn nữa, thể thao và tập thể dục đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các kỹ năng sống thiết yếu, bao gồm tinh thần đồng đội, kỷ luật và khả năng thích nghi trong mọi tình huống. Việc giảm cơ hội hoạt động thể chất có thể dẫn đến một thế hệ không được chuẩn bị tốt để giải quyết những thách thức của cuộc sống hiện đại. Hơn nữa, việc thiếu giáo dục thể chất có thể cản trở sự phát hiện và phát triển của các vận động viên trẻ, tài năng, từ đó đặt ra những hạn chế cho thế hệ vận động viên tiếp theo.

Tóm lại, việc thay thế các lớp thể dục thể thao bằng các môn học thuật là một xu hướng đáng lo ngại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự phát triển và tiềm năng của trẻ em. Chính phủ, trường học và phụ huynh phải thừa nhận tầm quan trọng ngang nhau của giáo dục thể chất và trí tuệ. Bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng giáo dục thể chất, đào tạo giáo viên có trình độ và phát huy giá trị của hoạt động thể chất, có thể tạo ra trải nghiệm giáo dục cân bằng và toàn diện hơn cho giới trẻ.

>>> Tìm hiểu thêm: Bằng B1 tiếng Anh là gì? Cùng bạn tiếp bước trên bậc thang CEFR

Trên đây là toàn bộ nội dung, kiến thức và ví dụ liên quan đến cause and effect essay trong phần IELTS Writing Task 2 mà bạn cần nắm. Đừng quên trau dồi từ vựng chuyên sâu để có thể nâng band điểm cho phần Writing và khiến ban giám khảo đánh giá bạn cao hơn. Chúc bạn sẽ có được hành trình ôn tập, nâng band điểm hiệu quả với những topic thú vị từ ILA!

Nguồn tham khảo

1. 6 Cause-Effect essays – Cập nhật ngày: 25-7-2024

2. A guide to Writing a Cause and Effect Essay – Cập nhật ngày: 25-7-2024

location map